Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 85)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

3.2. Đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc

3.2.3. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư

Để giúp cho ngành du lịch của huyện Phú Lộc phát triển một cách mãnh mẽ và toàn diện, thì một yếu tố đóng góp quyết định là các nguồn vốn đầu tƣ. Chính vì vậy, Phú Lộc cần biết sử dụng và huy động các nguồn vốn từ bên trong cũng nhƣ bên ngoài.

Vốn từ ngân sách Nhà Nƣớc: Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc để huy động và sử dụng các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc. Để xây dựng bộ máy quản lý, kết cấu hạ tầng thiết yếu nhƣ: hệ thống giao thông, bến cảng, cung cấp điện, cấp thoát nƣớc, phát thanh truyền hình. Bên cạnh đó, cần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn điều tiết của Chính phủ trong công tác quản lý thu thuế, phí và các nguồn thu khác. Đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng phải gắn liền với việc đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo phƣơng châm phát huy hiệu quả và chú trọng những nơi có tiềm năng lợi thế để khai thác, tránh dàn trải. Đặc biệt, tăng cƣờng hơn nữa tính chủ động, với phƣơng châm tự lực là chính, tích cực vận động các cấp, các ngành, các địa phƣơng trong việc phối hợp với các ngành cấp Tỉnh và kêu gọi các nhà đầu tƣ vào địa bàn huyện.

Vốn từ các doanh nghiệp và trong nhân dân: Huy động vốn nhàn rỗi và tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cƣ để đầu tƣ phát triển, có thể huy động 30 - 50% tổng vốn đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Phát huy có hiệu quả nguồn vốn trong nhân dân. Vận động nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập.

Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tƣ khai thác các tiềm năng du lịch theo quy hoạch. Hỗ trợ kiến thức kinh doanh du lịch cho doanh nghiệp và nhân dân địa phƣơng. Tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng nhằm thu hút vốn đầu tƣ và tạo sự tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tiến hành cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh phát triển du lịch vay vốn với chế độ ƣu đãi và kiểm soát nguồn vốn cho vay.

Vốn từ nƣớc ngoài: Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), tích cực tranh thủ vốn viện trợ chính thức (ODA) để xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các dự án về xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý.

Đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông kết hợp nâng cấp và phát triển các điểm tham quan, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong nƣớc và du lịch quốc tế. Có chính sách kêu gọi đầu tƣ, khuyến khích những nhà đầu tƣ phát triển những sản phẩm, loại hình du lịch mới có tính đặc thù.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 85)