Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 82)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

3.1. Cơ sở để xây dựng định hƣớng phát triển du lịch sinh thái tại huyện

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Phú Lộc

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng bá về những sản phẩm du lịch đặc trƣng của các điểm đến du lịch dịch vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động của website du lịch Phú Lộc, kết nối các điểm du lịch trên địa bàn và các đơn vị lữ hành đƣa khách đến ngày càng đông hơn.

- Mở rộng các điểm du lịch sinh thái có thế mạnh nhƣ đầm Cầu Hai, Đồng Dƣơng - Hàm Rồng Vinh Hiền, Hành hƣơng bí ẩn Lộc Bình, Thác Mơ thị trấn Lăng Cô, hồ Truồi, Bạch Mã, Suối Voi, các điểm du lịch sinh thái, tâm linh, di tích lịch sử văn hóa và cách mạng trên địa bàn huyện.

- Thƣờng xuyên tổ chức tốt công tác kiểm tra chấn chỉnh tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong, vệ sinh môi trƣờng, gian lận thƣơng mại, an ninh trật tự, an toàn giao thông tại các điểm kinh doanh du lịch.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng về phát triển du lịch, xây dựng nội quy quản lý du lịch tại các điểm đến, cảnh báo nguy hiểm, tổ chức các đội cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn cho du khách tạo ấn tƣợng tốt đẹp về con ngƣời và cảnh quan tại các điểm đến du lịch.

- Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng: Tranh thủ các nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nƣớc tại các điểm du lịch. Tiếp tục kêu gọi đầu tƣ một số khu du lịch mới nhƣ: khu du lịch Đồng Dƣơng - Hàm Rồm (xã Vinh Hiền), Hành Hƣơng bí ẩn (xã Lộc Bình), ven đầm Cầu Hai, khu du lịch khám phá đại dƣơng (thị trấn Lăng Cô) và các điểm du lịch cộng đồng (Homestay).

- Huy động tối đa các nguồn lực, tạo cơ chế thông thoáng thu hút nguồn vốn đầu tƣ:

+ Hoàn thành công tác quy hoạch phát triển dịch vụ - du lịch, đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm.

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để tranh thủ công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, mở rộng khả năng tiếp cận thị trƣờng.

+ Xây dựng các chính sách kêu gọi đầu tƣ thông thoáng, ƣu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục, về hạ tầng cơ sở để thu hút nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ kinh doanh du lịch.

-Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch và nâng cao chất lƣợng phục vụ du lịch:

+ Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch nhƣ tham quan, nghỉ dƣỡng, du lịch biển - đầm phá - sông suối, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, làng nghề truyền thống và sinh hoạt cộng đồng.

+ Phát triển du lịch phải gắn với công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa Huế, giá trị của những danh lam thắng cảnh, giá trị về truyền thống yêu nƣớc và cách mạng của quê hƣơng Phú Lộc. Hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở phục vụ nhu cầu hƣởng thụ văn hóa và tập luyện thể thao. Tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các hoạt động dịch vụ du lịch, đặc biệt du lịch đầm Cầu Hai, du lịch cộng đồng.

+ Đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm nhằm thu hút khách du lịch lƣu trú tại địa phƣơng.

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách, an toàn giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy nội địa và vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm các hiện tƣợng chèo kéo khách, ăn xin, bán hàng rong, phát ngôn thiếu văn hóa, gian lận thƣơng mại làm ảnh hƣởng đến hình ảnh và sự phát triển chung của du lịch Phú Lộc.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch: Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao năng lực, chất lƣợng nguồn lao động hoạt động trong ngành du lịch. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, cơ quan tƣ vấn, các doanh nghiệp để đào tạo và sử dụng nguồn lao động trong vùng.

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, thông tin về du lịch: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tƣ, hợp tác của du lịch Phú Lộc thông qua website du lịch của huyện và các ấn phẩm tuyên truyền về du lịch độc đáo, ấn tƣợng. Phối hợp tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tầm quốc gia, quốc tế. Xây dựng chƣơng trình quảng bá trong nƣớc và quốc tế về “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới”.

- Chú trọng công tác quản lý giá cả, bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Xây dựng môi trƣờng du lịch văn minh, thân thiện, thực hiện tốt việc niêm yết giá các mặt hàng, sản phẩm du lịch, phát triển du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ môi trƣờng, tạo sự đồng bộ giữa khai thác và xử lý chất thải. Các địa phƣơng, vùng du lịch, khu dân cƣ tập trung đều phải có khu vực thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và phát triển bền vững.

- Tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, thực hiện quy hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch. Hoàn thành và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các nhà hàng, dịch vụ ăn uống trên mặt nƣớc đầm phá Cầu Hai; quy hoạch khu du lịch Suối Mơ (Lăng Cô). Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về dịch vụ - du lịch. Tổ chức sắp xếp lại các điểm dịch vụ, du lịch. Xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 82)