Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33 - 37)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và tổng quan tài liệu

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Việt Nam là một đất nƣớc có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát triển DLST. Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dƣơng, đặc biệt Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng rất thuận lợi cho việc giao lƣu và hợp tác quốc tế. Đặc điểm địa lý của lãnh thổ Việt Nam tạo nên những đặc thù về sinh thái không tìm thấy sự tƣơng đồng ở các nƣớc khác trong khu vực. Với hình dáng đất nƣớc hình chữ S, bờ biển kéo dài hơn 3000 km, cộng thêm khí hậu nhiệt đới, ¾ là đồi núi tạo ra các dạng địa hình khác nhau, đặc biệt là các dải thung lũng xen kẽ nhau chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam ở phần lớn lãnh thổ và hƣớng vòng cung ở vùng núi Đông Bắc. Một đặc điểm khác, đó là Việt Nam vừa đƣợc xem nhƣ cái nôi của các loài sinh vật bản địa, vừa là nơi giao tiếp của các luồng sinh vật từ khu hệ sinh vật phía Bắc (Hymalaya - Nam Trung Quốc), đến khu hệ sinh vật phía Nam (Malaysia - Indonesia) và khu hệ sinh vật phía Tây (Ấn Độ - Miến Điện). Bên cạnh những thiên nhiên hấp dẫn, Việt Nam còn đƣợc biết đến là một trong những trung tâm văn minh, văn hóa ra đời sớm của nhân loại, trong đó một phần quan trọng đó là sự hội tụ và tỏa sáng của 54 dân tộc anh em trên cùng một đất nƣớc. Điều đó tạo nên những giá trị, tài nguyên nhân văn thể hiện qua các di tích, nghệ thuật, kiến trúc, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hóa đặc sắc của

nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng ở Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú. Đây chính là đặc điểm tạo nên tài nguyên DLST đặc sắc, đảm bảo cho phát triển DLST ở Việt Nam.

Việt Nam có sự đa dạng sinh học khá cao. Việt Nam có khoảng 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xƣa và quý hiếm, khoảng hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn 1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn đƣợc... Việt Nam có đa dạng loài động vật, khoảng 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lƣỡng cƣ, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nƣớc ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác. [32]

Bên cạnh đó, các loài thú ở Việt Nam có tới 10 loài đặc trƣng của vùng nhiệt đới nhƣ: cheo, đồi, chồn bay, cầy mực, cu li, vƣợn, tê tê, voi, heo vòi, tê giác và đặc biệt, có 5 loài thú lớn mới đƣợc phát hiện ở Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo với hơn 200 loài cây trồng. Đây là tiền đề cho tổ chức DLST canh nông. Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trƣng nhƣ hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái đất ngập nƣớc, hệ sinh thái vùng cát ven biển và hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Việt Nam còn có nhiều tiềm năng nhân văn đa dạng và phong phú cho phát triển DLST. Trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích đƣợc Nhà nƣớc chính thức xếp hạng. [32]

Ngoài ra còn có nhiều nghề thủ công truyền thống và nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch. Mặc dù loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam mới bƣớc đầu phát triển nhƣng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Theo số liệu báo cáo của 14/30 vƣờn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên cho thấy: năm 2011 các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia đã đón 728.000 lƣợt khách.

Không chỉ mang lại lại lợi ích về kinh tế, phát triển du lịch sinh thái còn góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trƣờng và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. [32]

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các văn bản, chính sách, chiến lƣợc để phát triển ngành du lịch. Trong đó nổi bật là Luật du lịch ngày 27/6/2005, Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2013 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2013 phê duyệt Chƣơng trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013 - 2020, quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020.

Trong đó nổi bật là phải nhắc đến quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với một số nội dung cụ thể nhƣ:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh.

- Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng đến du lịch quốc tế, tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc, tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.

Ở Việt Nam, nhờ thực hiện đƣờng lối đổi mới kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả bƣớc đầu và có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Số lƣợng khách, doanh thu du lịch cũng nhƣ hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch đã ngày càng đƣợc tăng mạnh và phát triển.

Trong những năm qua, lƣợng khách du lịch tăng không ngừng: Khách du lịch nội địa tăng từ 11.200 lƣợt năm 2000 lên 35.000 lƣợt năm 2013, lƣợt khách quốc tế đến Việt Nam mục đích du lịch từ 11.389 lƣợt năm 2000 lên 4.640.882 lƣợt năm 2013. Tổng thu từ khách du lịch năm 2000 đạt 17.4 nhìn tỷ đồng, đến năm 2013, thu nhập từ du lịch đạt 200 nghìn tỷ đồng. [33]

Hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch cũng tăng mạnh và đa dạng nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch với các loại hình khác nhau. Trong cả nƣớc, từ 3.267 cơ sở lƣu trú du lịch với tổng số 72.200 phòng năm 2000 tăng lên 15.998 cơ sở lƣu trú du lịch với tổng số 331.538 phòng tính đến tháng 6 năm 2014. Số lƣợng doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tổng số 428 năm 2005 tăng lên 1.383 tính đến tháng 6 năm 2014. [33]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 33 - 37)