Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 26 - 28)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠNH PHÚ CỞ TRƢỜNG CỦA HỌC SINH

1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Các nghiên cứu trong nƣớc

Những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở Việt Nam hiện nay tƣơng đối ít, đặc biệt, những nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc trong trƣờng học của học sinh.

Đề tài nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc đầu tiên tại Việt Nam đƣợc thực hiện bởi tác giả Phan Thị Mai Hƣơng: “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của ngƣời nông dân”, tác giả đã tiến hành khảo sát 427 đại diện gia đình hộ nông dân ở 6 thị xã thuộc tỉnh Hƣng Yên, Bình Định, Sơn La và Thái Nguyên. Công cụ chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là bảng hỏi nhằm tìm hiểu về cảm giác hạnh phúc chủ quan của ngƣời nông dân, về cuộc sống nói chung và từng mặt nói riêng trong cuộc sống của họ. Tiếp đến là khảo sát khía cạnh nào có vai trò quan trọng đối với cảm giác hạnh phúc chủ quan và cảm giác này có liên quan đến yếu tố kinh tế hay không. Trong nghiên cứu này, tác giả Phan Thị Mai Hƣơng đã rút ra kết luận:Nhìn một cách tổng quát, ngƣời nông dân khá hài lòng với cuộc sống của mình, cụ thể mức hài lòng với cuộc sống nói chung là gần 70%. Phƣơng diện khiến họ hài lòng nhất là quan hệ gia đình và phƣơng diện ít hài lòng nhất là địa vị bản thân. Mức hài lòng chung cũng nhƣ mức hài lòng riêng với từng phƣơng diện khác nhau trong cuộc sống là khác nhau giữa các địa phƣơng, giữa các nhóm mức sống, giữa nam và nữ và giữa những ngƣời có trình độ học vấn khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định để ngƣời nông dân hạnh phúc, trƣớc hết họ cần có việc làm, có thu nhập đảm bảo điều kiện sống của gia đình. Với nữ giới, cần tạo điều kiện để họ nâng cao năng lực cá nhân, với ngƣời già cần quan tâm chăm

đƣợc tạo điều kiện để nâng cao trình độ, nâng cao năng lực và vị thế xã hội.[11]

Cũng trên đối tƣợng khách thể nghiên cứu này, tác giả Phan Thị Mai Hƣơng tìm hiểu sâu thêm về “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của ngƣời nông dân”, nhằm mục đích phân tích mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của ngƣời nông dân trong giai đoạn hiện nay, xem đó là mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp. Kết quả cho thấy: sự hài lòng về cuộc sống có tƣơng quan thuận, có ý nghĩa thống kê với nỗ lực, cố gắng của ngƣời nông dân và chủ yếu có tƣơng quan với nỗ lực tƣ duy hơn là nỗ lực hành động hay kiên trì. Càng nỗ lực cố gắng trong tƣ duy, ngƣời nông dân càng cảm thấy hạnh phúc. Điểm đáng chú ý là mối tƣơng quan này đƣợc thể hiện rõ nét ở nhóm hộ đang thoát nghèo và ở nhóm nông dân nữ. Kết quả cũng cho thấy, nỗ lực của ngƣời nông dân đƣợc đền đáp bằng kết quả cụ thể sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống hơn.[11]

Một nghiên cứu trong nƣớc của PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà (2015) với đề tài „Thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên‟ trên mẫu là 861 trẻ vị thành niên từ 14-18 tuổi đang học tại các trƣờng phổ thông và công cụ sử dụng là thang đo hạnh phúc chủ quan MHC-SF đƣa ra kết luận nhƣ sau:Thang đo MHC-SF, phiên bản Tiếng Việt có cấu trức phù hợp và có độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo. Các kết quả cho thấy một số đặc điểm về mặt cảm xúc, tâm lý và xã hội trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan của các em học sinh. Trong 3 mặt của hạnh phúc chủ quan thì cảm nhận hạnh phúc xã hội của các em thấp nhất. Nhóm học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao nhất, tiếp theo là đến nhóm học sinh ở Huế và thấp nhất là nhóm học sinh ở Hà Nội. Một số khác biệt về hạnh phúc chủ quan theo theo giới cũng đƣợc phát hiện. Các em nam cảm nhận hạnh phúc cao hơn nữ, nhƣng ở những năm học cuối

cấp (lớp 9 và lớp 12), cảm nhận hạnh phúc của cả hai giới đều ở mức thấp hơn.[11]

Qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về cảm nhận hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc trong trƣờng học nói riêng, các tác giả đã xây dựng đƣợc khái niệm hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc cũng nhƣ đã khảo sát đƣợc các yếu tố, các vấn đề tác động đến cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở Việt Nam tƣơng đối ít, tác giả Phan Thị Mai Hƣơng nghiên cứu trên khách thể là ngƣời nông dân Việt Nam, tác giả Trƣơng Thị Khánh Hà nghiên cứu trên mẫu là sinh viên. Do đó vẫn chƣa có nhiều nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc trên đối tƣợng học sinh và cụ thể là cảm nhận hạnh phúc của học sinh trong trƣờng học. Kế thừa các nghiên cứu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh THPT Vĩnh Bảo- Hải Phòng”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)