Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với sự hỗ trợ của bạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 77 - 88)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với các yếu tố trƣờng học,

3.2.3. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với sự hỗ trợ của bạn

bạn bè, thầy cô và nhà trƣờng

Sự trợ giúp của bạn bè gồm có sự giúp đỡ của bạn bè trong học tập, nhận đƣợc sự tôn trọng, tin tƣởng của bạn bè, đƣợc bạn bè quan tâm, lắng nghe ý kiến, bạn bè không cạnh tranh, ghen tị và đƣa ra những lời khuyên chân thành.

Sự hỗ trợ của thầy cô gồm có: những hoạt động trong lớp: động viên, khích lệ, tƣ vấn trong học tập, đối xử với học sinh công bằng trong lớp học, cho phép học sinh đƣa ra ý kiến phản biện trong lớp học, thầy cô quan tâm đến học sinh trong lớp và tạo động lực học tập cho học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong lớp đƣợc thầy cô nhìn nhận và đánh giá cao. Những hoạt động ngoài lớp học: thầy cô lắng nghe, chia sẻ tâm tƣ của học sinh, thầy cô dạy học sinh cách tự thể hiện bản thân, động viên khích lệ và giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động xã hội.

Sự hỗ trợ của nhà trƣờng gồm có: sự động viên khích lệ, khen thƣởng của nhà trƣờng với những học sinh có thành tích tốt, các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà nhà trƣờng tổ chức cho học sinh và cơ sở vật chất của nhà trƣờng.

Bảng 4: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè và nhà trường

Hạnh phúc Sự hỗ trợ của bạn bè 0,857**

Sự hỗ trợ của thầy cô giáo 0,824** Sự hỗ trợ của nhà trƣờng 0,199**

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tƣơng quan Pearson giữa cảm nhận hạnh phúc ở trƣờng với sự hỗ trợ của bạn bè là 0,857 (p < 0,01); với sự hỗ trợ của thầy cô là 0,824 (p < 0,01); với nhà trƣờng là 0.199 (p < 0,01).

Điều đó có nghĩa là những học sinh đƣợc bạn bè tin tƣởng, tôn trọng, giúp đỡ trong học tập, chia sẻ những phiền lòng, không cạnh tranh gen tị thì có cảm nhận hạnh phúc ở mức cao hơn các bạn học sinh ít nhận đƣợc sự hỗ trợ từ bạn bè. Kết quả xử lí tƣơng quan của từng item với cảm nhận hạnh phúc trung bình đƣợc tổng hợp ở bảng 4.1, có thể thấy các học sinhđƣợc bạn bè tin tƣởng, bạn bè không cạnh tranh ghen tị hay bạn bè luôn quan tâm đến những ý kiến của cá nhân thì tƣơng quan mạnh mẽ nhất đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh.

Hệ số tƣơng quan của các item (Bảng 4.1): “Bạn bè cạnh tranh và ghen tị với em”, “ Bạn bè lờ đi ý kiến của em”, “Em đƣợc bạn bè tin tƣởng”, “Em có ngƣời bạn tin tƣởng để tâm sự những buồn phiền trong lòng” có hệ số tƣơng quan lần lƣợt là 0,79; 0,67; 0,66; 0,59. Các item nghịch đảo đã đƣợc đổi điểm khi xử lý. Kết quả cho thấy, học sinh không bị bạn bè cạnh tranh, ghen tị, có bạn bè tin tƣởng để sẻ chia, tâm sự hay bạn bè ghi nhận, tôn trọng ý kiến của bản thân thì hạnh phúc hơn những học sinh có bạn bè hay ghen tị, không có bạn bè tin tƣởng, bạn bè hay chê bai ý kiến cá nhân. Khi thực hiện phỏng vấn sâu các bạn học sinhTHPT Vĩnh Bảo với câu hỏi “Khi em bị bạn bè cạnh tranh, ghen tị trong học tập, em cảm thấy nhƣ thế nào?” chúng tôi nhận đƣợc câu trả lời của hầu hết các bạn học sinh là cảm thấy bực tức, khó chịu, bên cạnh đó có một số bạn còn đƣa ra câu trả lời là ghét những bạn hay ghen tị

nhƣ vậy. Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi đƣa ra là : “ Em làm thế nào để các bạn khác không ghen tị với em nữa?” thì rất nhiều bạn lựa chọn cách không thể hiện bản thân trƣớc các bạn khác và trong lớp học để tránh gây ra sự ghen tị cho các bạn khác. Nhƣ vậy khi bị bạn bè ghen tị nhiều học sinh không hề thấy hạnh phúc bởi các bạn này luôn khó chịu và lo lắng các bạn khác ghen tị, cuối cùng các bạn chọn cách khép mình, không thể hiện bản thân. Dần dần những hành động này khiến các bạn không tự tin, không hài lòng với bản thân, cảm thấy yếu kém khi đến trƣờng và không tìm thấy niềm vui khi ở trƣờng học, lớp học.Bên cạnh đó, khi học sinh có bạn bè để san sẻ niềm vui, nỗi buồn, có ngƣời bạn lắng nghe tâm sự các bạn sẽ thấy yêu đời và vui vẻ hơn. Lứa tuổi học sinh cấp III có rất nhiều những tâm sự thầm kín trong lòng, bố mẹ hay thầy cô giáo không phải là những ngƣời dễ dàng chia sẻ với các bạn học sinh này, bạn bè mới là ngƣời dễ dàng tâm sự nhất.Vì thế có bạn bè để sẻ chia thấu cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng với học sinh cấp III và nó mang lại cho học sinh cấp III sự vui vẻ và hài lòng. Với những học sinh không có bạn bè sẻ chia vui buồn, các bạn không biết tâm sự với ai, luôn giữ kín trong lòng cũng gây ra nhiều phiền muộn cho các bạn này vì buồn vui không đƣợc giải tỏa. Học sinh càng đƣợc bạn bè tin tƣởng, để ý tới ý kiến cá nhân và không có sự cạnh tranh, ghen tị từ phía bạn bè thì càng hạnh phúc và ngƣợc lại bạn bè ít tin tƣởng, hay ghen tị và ít để ý tới ý kiến cá nhân thì ít hạnh phúc hơn. Sự hỗ trợ của bạn bè rất quan trọng đối với những cảm xúc tích cực ở trƣờng của học sinh nhƣ cảm thấy hài lòng, vui vẻ, thoải mái khi tới trƣờng.

Bảng 4.1.Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc ở trường học và sự hỗ trợ từ bạn bè

hạnh phúc trung bình

1 Em đƣợc bạn bè tin tƣởng 0,66** 2 Em đƣợc bạn bè tôn trọng 0,60** 3 Em có ngƣời bạn tin tƣởng để tâm sự những buồn

phiền trong lòng 0,59**

4 Lúc gặp vấn đề khó khăn, em đƣợc bạn bè giúp

đỡ 0,48**

5 Em nhận đƣợc nhiều lời khuyên chân thành từ

bạn bè 0,46**

6 Bạn bè cạnh tranh và ghen tị với em 0,79** 7 Em đƣợc các bạn hỗ trợ, giúp đỡ trong học tập 0,49** 8 Bạn bè lờ đi những ý kiến của em 0,67** 9 Bạn bè không quan tâm đến sự có mặt của em 0,59** 10 Bạn bè bắt nạt em 0,09

Kết quả chạy tƣơng quan giữa từng item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc và điểm trung bình sự hỗ trợ của bạn bè cũng cho thấycó sự tƣơng quan thận rất mạnh (Bảng 4.2). Trong đó, có một số item của thang đo cảm nhận hạn phúc tƣơng quan chặt chẽ với điểm trung bình thang đo sự trợ giúp từ phía bạn bè: “Trong tuần qua em cảm thấy cô đơn khi đến trƣờng”(item này đã đƣợc đổi điểm khi xử lý), “Trong tuần qua em cảm thấy lo lắng khi đến truòng”(item này đã đƣợc đổi điểm khi xử lý) và “ Trong tuần qua em cảm thấy thích đến trƣờng” với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là 0,79; 0,84 và 0,78 với độ tin cậy 99%. Có thể rút ra kết luận từ kết quả này là những học sinh có sự giúp đỡ của bạn bè càng cao thì không cảm thấy cô đơn khi đến trƣờng, không lo lắng và cảm thấy yêu thích việc đến trƣờng.

Bảng 4.2. Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của bạn bè và các item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc

STT Các mệnh đề Sự hỗ trợ của bạn

1 Tôi cảm thấy vui vẻ khi đến trƣờng 0,75** 2 Tôi cảm thấy cô đơn lúc ở trƣờng 0,79** 3 Tôi cảm thấy mỗi ngày đến trƣờng đều có

những niềm vui 0,73**

4 Tôi thấy hài lòng với những gì diễn ra ở trƣờng 0,63** 5 Tôi cảm thấy bị cô lập với bạn bè 0,74** 6 Tôi cảm thấy buồn chán khi đến trƣờng 0,75**

7 Tôi thấy mệt mỏi 0,76**

8 Tôi cảm thấy khó chịu,bực bội trong lòng 0,75**

9 Tôi thích cƣời đùa 0,74**

10 Tôi cảm thấy ở trƣờng thật thoải mái và dễ chịu 0,73**

11 Tôi thấy lo lắng 0,84**

12 Tôi thích đến lớp 0,78**

Dữ liệu Bảng 4cũng cho thấy sự hỗ trợ của thầy cô giáo trong nhà trƣờng có mối quan hệ rất chặt với cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT Vĩnh Bảo với hệ số Pearson là 0,824. Số liệu này cho phép hiểu rằng, chính thái độ và cách cƣ xử của thầy cô giáo với học sinh có liên quan trực tiếp tới niềm vui, sự hài lòng, thoải mái của các em học sinh khi tới trƣờng. Trong trƣờng học thầy cô quan tâm chú ý, động viên khích lệ học sinh, những cố gắng của

các bạn học sinh đƣợc thầy cô ghi nhận đặc biệt sự đối xử công bằng trong giờ học của các thầy cô có quan hệ mạnh mẽ với cảm nhận hạnh phúc của học sinh ở trƣờng (Bảng 4.3). Các bạn học sinh thƣờng xuyên đƣợc thầy cô khích lệ, động viên, đƣợc ghi nhận sự có gắng và đƣợc đối xử công bằng thƣờng xuyên cảm thấy hạnh phúc hơn các bạn ít đƣợc thầy cô quan tâm khích lệ hay ít đƣợc đối xử công bằng. Trong lớp học, học sinh đƣợc thầy cô đối xử công bằng và sự tiến bộ của học sinh đƣợc thầy cô đánh giá cao có tƣơng quan mạnh mẽ với cảm nhận hạnh phúc, hệ số tƣơng quan lần lƣợt là 0,79 và 0,71 với độ tin cậy 99%. Khi học sinh đƣợc thầy cô đối xử công bằng trong lớp học, học sinh ít có sự cạnh tranh với nhau, luôn cảm thấy đƣợc yêu mến nhƣ mọi ngƣời, có tâm thế thoải mái, tự tin khi đến lớp và tâm thế học tập tốt hơn. Sự tiến bộ của học sinh đƣợc thầy cô đánh giá cao làm cho học sinh thấy tự tin vào bản thân và tự hào với bạn bè. Điều đó mang lại niềm vui cho học sinh khi đến lớp.Khi thực hiện phỏng vấn sâu kết quả cũng cho thấy gần 2/3 số học sinh cho rằng điều thích nhất khi đến trƣờng là đƣợc gặp gỡ thầy cô giáo, thầy cô thân thiện, vui tính, đƣợc thầy cô quan tâm khích lệ học tập. Bên cạnh đó, item “ Em đƣợc thầy cô dạy cách tự thể hiện bản thân” và “ Thầy cô không cho phép em đƣợc đƣa ra ý kiến phản biện trong giờ học” có tƣơng quan yếu hơn với cảm nhận hạnh phúc với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là 0,22 và 0,18 với độ tin cậy 99%. Trong đó Item “ Thầy cô không cho phép em đƣợc đƣa ra ý kiến phản biện trong giờ học” là một item nghich đảo nên đã đƣợc đổi điểm số khi xử lý. Kết quả cho thấy việc thầy cô dạy học sinh cách thể hiện bản thân hay cho học sinh phản biện trong giờ học càng nhiều thì học sinh càng hạnh phúc hơn, tuy nhiên đây là một tƣơng quan yếu hơn. Nhƣ vậy có cơ sở để khẳng định thái độ cách ứng xử của thầy cô với học sinh trƣờng THPT Vĩnh Bảo có ảnh hƣởng rất lớn đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh.

Bảng 4.3. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc ở trường và sự hỗ trợ của thầy cô

STT Các mệnh đề

Cảm nhận hạnh phúc trung bình

1 Em có thể tâm sự với thầy cô chuyện của mình

thầy cô lắng nghe những tâm tƣ tình cảm của em 0,27** 2 Thầy cô động viên khích lệ em 0,64** 3 Em đƣợc thầy cô dạy cách tự thể hiện bản thân 0,22** 4 Nhờ thầy cô giúp đỡ mà em tự tin hơn -0,04

5 Thầy cô đƣa ra những lời khuyên trong nhiều tình

huống -0,01

6 Thầy cô đƣa ra những ý kiến góp ý để em làm tốt

các hoạt động tập thể -0,31** 7 Em đƣợc thầy cô khích lệ tham gia các hoạt động

tập thể 0.09

8 Em đƣợc thầy cô tƣ vấn trong học tập 0,39** 9 Em không đƣợc thầy cô đối xử công bằng trong

lớp học 0,79**

10 Sự tiến bộ của em đƣợc các thầy cô đánh giá cao 0,71** 11 Thầy cô không cho phép em đƣợc đƣa ra ý kiến

phản biện trong giờ học 0,18** 12 Thầy cô luôn thôi thúc và có các biện pháp giúp

em chăm học 0,30**

14 Thầy cô tạo động lực học tập cho em 0,55** 15 Thầy/ cô quát mắng em 0,10 16 Thầy cô làm mất mặt em trƣớc các bạn khác -0,07

Bên cạnh đó, khi thực hiện chạy tƣơng quan giữa điểm trung bình thang đo sự hỗ trợ của thầy cô và từng item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi có kết quả ở Bảng 4.4. Bảng 4.4 cho thấy từng item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc có tƣơng quan thuận rất chặt chẽ với điểm trung bình thang đo sự hỗ trợ của thầy cô với độ tin cậy 99%. Trong đó, các item tƣơng quan chặt chẽ nhất là : “ Trong tuần qua em cảm thấy mỗi ngày đến trƣờng đều có những niềm vui”, “Trong tuần qua em cảm thấy buồn chán khi đến trƣờng”(item này đã đƣợc đổi điểm khi xử lý), “ Trong tuần qua em cảm thấy mệt mỏi khi đến trƣờng”(item này đã đƣợc đổi điểm khi xử lý), “Trong tuần qua em cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi ở trƣờng” với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là 0,75; 0,75; 0,77 và 0,75. Kết quả này cho thấy những học sinh có sự giúp đỡ của thầy cô càng nhiều thì cảm nhận hạnh phúc của những học sinh này khi đến trƣờng càng tích cực, đặc biệt là học sinh cảm thấy mỗi ngày đến trƣờng có những niềm vui, không buồn chán, mệt mỏi mà luôn thoải mái dễ chịu khi ở trƣờng.

Bảng 4.4. Mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của thầy cô và các item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc

STT Các mệnh đề Sự hỗ trợ của

thầy cô

1 Tôi cảm thấy vui vẻ khi đến trƣờng 0,70** 2 Tôi cảm thấy cô đơn lúc ở trƣờng 0,73** 3 Tôi cảm thấy mỗi ngày đến trƣờng đều có 0,75**

những niềm vui

4 Tôi thấy hài lòng với những gì diễn ra ở trƣờng 0,53** 5 Tôi cảm thấy bị cô lập với bạn bè 0,71** 6 Tôi cảm thấy buồn chán khi đến trƣờng 0,75**

7 Tôi thấy mệt mỏi 0,77**

8 Tôi cảm thấy khó chịu,bực bội trong lòng 0,71**

9 Tôi thích cƣời đùa 0,74**

10 Tôi cảm thấy ở trƣờng thật thoải mái và dễ chịu 0,75**

11 Tôi thấy lo lắng 0,72**

12 Tôi thích đến lớp 0,69**

Bảng 4 cũng cho thấy có tƣơng quan thuận giữa cảm nhận hạnh phúc ở trƣờng của học sinh và sự hỗ trợ từ phía nhà trƣờng. Hệ số Pearson Correlation là 0.199 với độ tin cậy 99% . Điều này có nghĩa là các hoạt động của nhà trƣờng cũng tƣơng quan thuận với cảm nhận hạnh phúc của học sinh. Nhà trƣờng càng có nhiều hoạt động tác động tích cực đến học sinh thì học sinh càng cảm thấy hạnh phúc. Đặc biệt sự động viên khen thƣởng học sinh khi học sinh đạt thành tích tốt có tƣơng quan mạnh hơn cả đến cảm nhận hạnh phúc của các bạn học sinh với hệ số tƣơng quan là 0,36 và độ tin cậy là 99%(Bảng 4.5). Khi nhà trƣờng động viên khen thƣởng các học sinh có thành tích tốt thì những học sinh này cam rthấy mình đƣợc công nhận, đƣợc vinh danh, đƣợc bạn bè thầy cô biết đến vì thế những học sinh này cảm thấy rất vui và hứng khởi. Các học sinh cảm thấy có động lực để cố gắng trong học tập cũng nhƣ trong các hoạt động ngoại khóa khác và cảm thấy trƣờng lớp là một nơi vô cùng ý nghĩa để có thể thể hiện bản thân và tỏa sáng. Bên cạnh đó, việc nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia cũng tƣơng quan thuận với cảm nhận hạnh phúc của học sinh với hệ

số tƣơng quan là 0,21 với độ tin cậy 99%. Việc nhà trƣờng tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh không chỉ là dịp để các học sinh trau dồi tri thức, tri ân thầy cô, nhà trƣờng, đất nƣớc,…mà còn giúp học sinh thể hiện đƣợc hết những năng khiếu của các bạn ví dụ ca hát, múa, làm thơ, đóng kịch,…Khi tham gia các chƣơng trình này, các bạn học sinh có cơ hội thể hiện tài năng và xây dựng đƣợc nhiều mối quan hệ tốt đẹp mới, điều đó làm cho các bạn học sinh cảm thấy vui tƣơi và hạnh phúc ở trƣờng học.Tuy nhiên, dù đây là tƣơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê nhƣng không mạnh lắm.

Bảng 4.5. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hỗ trợ từ nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)