Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với các yếu tố học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 92 - 136)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với các yếu tố trƣờng học,

3.2.5. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với các yếu tố học tập

tập

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ của cảm nhận hạnh phúc ở trƣờng với các yếu tố nhƣ áp lực học tập, thái độ học tập và kết quả học tập.

Áp lực học tập đƣợc đo ở các khía cạnh: Điểm số, độ khó của bài kiểm tra đối với năng lực của học sinh, số lƣợng bài tập, áp lực thi cử, kiểm tra.

Thái độ học tập bao gồm: việc chú ý nghe giảng trên lớp, chăm chỉ làm bài tập, nghiêm túc trong các kì thi, ghi chép bài đầy đủ và sự hăng hái phát biểu trên lớp.

Kết quả học tập đƣợc nghiên cứu về điểm trung bình các môn trong kì gần nhất và xếp loại học lực trong học kì gần nhất.

Bảng 6: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các yếu tố học tập

Hạnh phúc Áp lực học tập -0,577** Thái độ học tập -0,056 Kết quả học tập 0,013

Trong bảng 6, áp lực học tập có tƣơng quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc với hệ số tƣơng quan Pearson là -0,577 (p < 0.01). Kết quả này cho thấy các bạn học sinh càng ít áp lực học tập càng cảm thấy hạnh phúc hơn và ngƣợc lại các bạn cảm thấy áp lực học tập nặng nề thì ít cảm thấy hạnh phúc, thƣờng cảm thấy rất lo lắng và mệt mỏi khi đến trƣờng. Hệ số tƣơng quan giữa áp lực học tập với 2 mệnh đề trong thang đo cảm nhận hạnh phúc là “em cảm thấy lo lắng khi đến trƣờng” và “em cảm thấy mệt mỏi khi đến trƣờng” lần lƣợt là-0,573 và -0,470 với độ tin cậy 99%. Nhƣ vậy các học trò càng nhiều áp lực học tập thì càng ít hạnh phúc và càng lo lắng, mệt mỏi khi tới trƣờng lớp hơn.Những áp lực trong học tập có thể từ phía gia đình, thầy cô giáo và từ chính bản thân mỗi học sinh. Gia đình và thầy cô giáo luôn mong muốn con cái, học sinh của mình học tập tốt, thi đạt kết quả cao. Bố mẹ cũng nhƣ thầy cô luôn kỳ vọng ở những học sinh này. Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn tự đặt ra áp lực cho bản thân để cố gắng phấn đấu “mình phải đạt đƣợc bao nhiêu điểm môn này, bao nhiêu điểm môn kia, trong kỳ thi này mình phải đứng thứ mấy…” Đó là những nguyên nhân khiến các bạn học sinh THPT Vĩnh Bảo có áp lực cao trong học tập. Vĩnh Bảo là vùng đất ngoại thành không hề giàu có, vì thế con đƣờng học tập là con đƣờng duy nhất dẫn tới thành công mà các bạn học sinh xác định vì thế áp lực học tập để thành đạt trong cuộc sống là rất lớn.

Những học sinh cho rằng điểm số luôn là vấn đề vô cùng quan trọng hay bài kiểm tra vƣợt ngoài sức học hay luôn lo lắng về vấn đề thi cử kiểm tra đều có tƣơng quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc trung bìnhvới độ tin cậy 99% (Bảng 6.1). Học sinh càng lo lắng nhiều về thi cử và đề cao vai trò của điểm số trong học tập thì càng ít hạnh phúc và ngƣợc lại.Hiện nay, quy chế thi THPT Quốc gia và xét tuyển vào đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo có nhiều thay đổi. Vì vậy điểm số trong học bạ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để các bạn học sinh có thể đăng ký vào các trƣờng Đại học mà mình yêu thích nên có một số bạn rất đề cao vai trò của điểm số. Ngoài lý do trên, có một số học sinh quá coi trọng điểm số, kẻ cả những điểm không tính vào quá trình học, cứ thi là coi trọng điểm và tất cả các bài thi đều phải đạt điểm tốt. Lúc nào những học sinh này cũng lo lắng liệu mình làm bài có tốt không, điểm có cao không, có bị sai sót gì không, phần chƣa làm đƣợc chiếm mấy điểm,…Chính sự quan trọng hóa điểm số nhƣ vậy dẫn đến tình trạng lo lắng quá mức trong các kỳ thi và các bài kiểm tra điều đó dẫn đến cảm nhận hạnh phúc ở mức thấp của những học sinh này. Bên cạnh đó những học sinh cảm thấy đề kiểm tra vƣợt ngoài sức học cũng ít thấy hạnh phúc với hệ số tƣơng quan là -0,54 và độ tin cậy là 99%. Bài kiểm tra vƣợt ngoài sức học của một số học sinh khiến những học sinh này luôn trong tình trạng lo lắng khi có bài kiểm tra. Trong khi đó, số lƣợng bài kiểm tra trong một kỳ học của từng môn là rất nhiều vì thế sự mệt mỏi lo lắng của những học sinh này không chỉ dừng lại ở những ngày có bài kiểm tra mà cứ khi đến trƣờng là cảm thấy lo lắng mệt mỏi. Tuy nhiên, áp lực học tập của học sinh THPT Vĩnh Bảo không phải xảy ra ở hầu hết các môn học, chỉ có một số môn học sinh có áp lực học tập. Trong phần kết quả học tập và cảm nhận hạnh phúc chúng tôi sẽ giải thích rõ điều này.

Bảng 6.1. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc và áp lực học tập

ST T

Các mệnh đề Cảm nhận hạnh

phúc trung bình

1 Điểm số luôn là vấn đề vô cùng quan trọng với

em -0,68**

2 Thầy cô thƣờng cảnh báo em về điểm số và thứ

tự xếp hạng trong lớp -0,09 3 Em thấy đề kiểm tra luôn vƣợt ngoài sức học

của em -0,54**

4 Sau mỗi môn học Em có rất nhiều bài tập về nhà

đến mức ko đủ thời gian để làm 0,09 5 Em sợ những hình phạt ở trƣờng khi bị điểm

kém 0,06

6 Em luôn lo lắng về vấn đề thi và kiểm tra -0,69**

Khảo sát mối tƣơng quan giữa điểm trung bình áp lực học tập của học sinh và từng item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc cũng cho thấy áp lực học tập có tƣơng quan nghịch chặt chẽ với các item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc (Bảng 6.2). Trong bảng 6.2, Các item có tƣơng quan nghịch mạnh mẽ nhất là: “ Trong tuần qua em cảm thấy khó chịu, bực bội khi đến trƣờng”(item đã đƣợc đổi điểm khi xử lý), “Trong tuần qua em cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi ở trƣờng”, “ Trong tuần qua em cảm thấy lo lắng khi đến trƣờng”(item đã đƣợc đổi điểm khi xử lý), “Trong tuần qua em cảm thấy thích đến trƣờng” với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là -0,65; -0,65; -0,57; -0,69 và độ tin cậy 99%. Nhƣ vậy học sinh càng có ít áp lực học tập thì cảng cảm thấy thoải mái, dễ chịu, ít bực bội, khó chịu, lo lắng và thích đến trƣờng. Ngƣợc

lại, càng nhiều áp lực trong học tập thì học sinh càng lo lắng, bực bội nhiều và không thích tới trƣờng.

Bảng 6.2. Mối quan hệ giữa áp lực học tập và các item trong thang đo cảm nhận hạnh phúc

STT Các mệnh đề Áp lực học tập

1 Tôi cảm thấy vui vẻ khi đến trƣờng -0,43** 2 Tôi cảm thấy cô đơn lúc ở trƣờng -0,47** 3 Tôi cảm thấy mỗi ngày đến trƣờng đều có

những niềm vui -0,45**

4 Tôi thấy hài lòng với những gì diễn ra ở trƣờng -0,28** 5 Tôi cảm thấy bị cô lập với bạn bè -0,35** 6 Tôi cảm thấy buồn chán khi đến trƣờng -0,43**

7 Tôi thấy mệt mỏi -0,47**

8 Tôi cảm thấy khó chịu,bực bội trong lòng -0,65** 9 Tôi thích cƣời đùa -0,56** 10 Tôi cảm thấy ở trƣờng thật thoải mái và dễ chịu -0,65**

11 Tôi thấy lo lắng -0,57**

12 Tôi thích đến lớp -0,69**

Kết quả khảo sát trong Bảng 6 cũng cho thấy cảm nhận hạnh phúc và thái độ học tập của học sinh THPT Vĩnh Bảo không có mối tƣơng quan có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó có nghĩa là không phải có một qui luật là cứ học sinh có thái độ học tập tốt thì hạnh phúc hơn những trẻ có thái độ học tập không tốt và ngƣợc lại, không phải trẻ có thái độ học tập kém hơn thì ít hạnh phúc hơn trẻ khác khi chúng đến trƣờng. Các bạn học sinh tự đánh giá về thái độ học tập của mình nên có tính chủ quan rất lớn. Nhiều bạn có thái độ học

tập chƣa thực sự tốt, nhƣng điều đó lại khiến các bạn học sinh này thấy thoải mái đầu óc khi đến trƣờng. Các bạn không bị gò bó bởi cách học tập truyền thống, tự do học tập theo cách của bản thân vì thế những học sinh này thấy hạnh phúc, có thể khi học những học sinh đó không hề ghi chép bài đầy đủ, nhƣng lại chú ý lắng nghe và nhớ bài ngay trên lớp.Ngƣợc lại, có những bạn học sinh thấy thì gò mình vào cách thức học tập nghiêm túc và chính sự nghiêm túc trong học tập lại khiến các bạn học sinh này hạnh phúc. Bên cạnh đó, có những học sinh có thái độ học tập nghiêm túc lại không thấy vui vể thoải mái, lúc nào đầu óc cũng căng thẳng ví dụ các bạn học sinh này ngồi học và cắm cúi ghi chép những lời giảng bài của thầy cô, sau đó không ghi chép đƣợc hết bắt đầu cuống cuồng quay bên nọ quay bên kia chép chép cho đầy đủ và không hiểu nội dung tổng quát mà thầy cô muốn truyền đạt là gì. Mỗi học sinh có một thái độ học tập khác nhau, có những lựa chọn khác nhau cho cách học của bản thân ở trƣờng để tiếp thu kiến thức tốt nhất. Điều đó mới đem lại sự hài lòng, thỏa mãn cho các em khi đến trƣờng đến lớp. Tóm lại, có những học sinh có thái độ học tập tốt hay chƣa tốt vẫn hạnh phúc và có những học sinh có thái độ học tập tốt hay chƣa tốt đều không thấy hạnh phúc.

Trong Bảng 6, kết quả nghiên cứu cũng thấy rằng cảm nhận hạnh phúc không song hành với kết quả học tập của học sinh THPT. Nhƣ vậy, học sinh đạt kết quả học tập cao hay thấp không tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc trong trƣờng học. Học sinh đạt kết quả học tập cao không hạnh phúc hơn học sinh đạt kết quả học tập chƣa cao. Có một số học sinh hạnh phúc cao đồng thời các bạn có kết quả học tập cao, có một số học sinh đạt kết quả học tập thấp vẫn rất hạnh phúc. Mặc dù học sinh trƣờng THPT Vĩnh Bảo có áp lực học tập tƣơng quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc, đặc biệt là áp lực về điểm số. Tuy nhiên kết quả học tập lại không tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc. Học sinh quan tâm và dành nhiều thời gian để học các môn các em yêu

thích và có năng lực, các em chỉ cần những môn đó đạt điểm cao còn lại các môn khác có điểm cao hay thấp không quan trọng. Học sinh có áp lực về điểm số chỉ với một số môn nên kết quả điểm trung bình các môn đạt đƣợc không phải vấn đề học sinh đặt nặng bởi có một số môn các bạn đạt điểm cao, một số môn đạt điểm thấp. Vì vậy, kết quả học tập không ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc của học sinh.Dù trong thời điểm hiện tại Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia với các quy chế mới, học sinh phải thi bắt buộc 6 môn, nhƣng khi xét điểm vào đại học vẫn chỉ xét 3 môn theo khối ngành học sinh chọn, ví dụ những học sinh chọn tổ hợp các môn khối A các bạn sẽ thi 6 môn là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, và Tiếng Anh. Khi đăng ký vào cá trƣờng Đại học những học sinh này chỉ cần quan tâm đến 3 môn Toán, lý, hóa hoặc Toán, hóa, sinh, tùy vào từng trƣờng các bạn đó đăng ký. Còn lại 2 môn Ngữ văn và Tiếng anh các bạn đó chỉ cần đƣợc >1 điểm là đỗ tốt nghiệp vì thế các bạn học sinh có thể không quan trọng lắm về điểm số của tất cả các môn trong quá trình học.Khi xét tuyển vào Đại học chỉ cần điểm của 3 môn chính ở khối mà học sinh đã chọn, bên cạnh điểm thi thì các trƣờng có thể xét thêm điểm trong học bạ THPT thì vẫn là điểm của 3 môn trong khối đã chọn. Chính vì lý do đó, không phải điểm môn nào cũng quan trọng nhƣ nhau đối với các bạn học sinh và điểm trung bình trong học tập không thể hiện đƣợc rằng các bạn đó học tốt hay học kém. Bởi vậy điểm số không ảnh hƣởng tới cảm nhận hạnh phúc của học sinh trong trƣờng học.

Nhƣ vậy,cảm nhận hạnh phúc của học sinh THPT Vĩnh Bảo có tƣơng quan chặt chẽ với áp lực học tập, càng có áp lực học tập lớn thì cảm nhận hạnh phúc ở trƣờng học càng giảm. Bên cạnh đó, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh lại không có tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của học sinh trƣờng THPT Vĩnh Bảo cho thấy học sinh trƣờng THPT Vĩnh Bảo có sự phân hóa rõ nét trong cảm nhận hạnh phúc ở trƣờng học. Có những bạn học sinh rất hạnh phúc và có những bạn không hề thấy hạnh phúc khi đến trƣờng, có những bạn có cảm xúc cân bằng. phân bố ở 3 nhóm này. Các bạn học sinh khối 10 ít hạnh phúc nhất và khối 11 hạnh phúc nhất. Không có sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ tại trƣờng THPT Vĩnh Bảo. Các bạn học sinh có cảm nhận hạnh phúc khác nhau ở từng khía cạnh của thang đo cảm nhận hạnh phúc. Những học sinh này có thể hài lòng, vui vẻ khi đến trƣờng với những mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và thầy cô giáo, nhƣng lại lo lắng và mệt mỏi với những áp lực trong học tập.

Có sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc của những học sinh có bạn thân và những học sinh không có bạn thân. Những học sinh có bạn thân hạnh phúc hơn những học sinh không có bạn thân. Đồng thời những học sinh có yêu quý một thầy cô nào đó trong trƣờng cũng cảm thấy hạnh phúc hơn những bạn không yêu quý thầy cô nào.

Cảm nhận hạnh phúc của các bạn học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, tự đánh giá bản thân, áp lực học tập và tƣơng quan với sự hỗ trợ của nhà trƣờng yếu hơn. Những học sinh có sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, nhà trƣờng và tự đánh giá bản thân cao thì hạnh phúc hơn những học sinh có sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, nhà trƣờng và tự đánh giá bản thân thấp. Áp lực học tập của học sinh có tƣơng quan nghịch với cảm nhận hạnh phúc. Những học sinh có áp lực học tập càng cao thì càng ít hạnh phúc và ngƣợc lại, áp lực học tập thấp thì hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận hạnh phúc của các bạn không có mối quan hệ với thái độ học tập và kết quả học tập tại trƣờng. Điều này đồng nghĩa với việc không phải cứ học sinh có thái độ học tập tốt hay thành tích học tập cao thì hạnh phúc hơn những học sinh có thái độ học tập chƣa tốt và thành tích học tập thấp. Có những học sinh có thành tích học tập cao và tháo độ học tập tốt thì hạnh phúc, có những học sinh có thành tích tốt vẫn không hạnh phúc. Có những học sinh có thành tích học tập thấp và thá độ chƣa tốt vẫn hạnh phúc, cũng có những học sinh nhƣ vậy nhƣng không hề hạnh phúc.

Kiến nghị

Phía nhà trường

-Tích cực động viên khen thƣởng kịp thời những học sinh đạt thành tích tốt trong học tập và hoạt động ngoại khóa để học sinh cảm thấy mình đƣợc công nhận. Từ đó học sinh sẽ phát huy tốt hơn năng lực của bản thân và vui vẻ hạnh phúc hơn khi tới trƣờng.

-Giảm áp lực học tập cho học sinh: để học sinh không cảm thấy căng thẳng mệt mỏi khi đến trƣờng.

-Cải thiện cơ sở vật chất nhà trƣờng để học sinh có môi trƣờng học tập tốt nhất.

-Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa với các chủ đề khác nhau để học sinh tham gia nhƣ vậy học sinh trau dồi đƣợc thêm nhiều kiến thức, phát huy và thể hiện đƣợc những khả năng của bản thân, giúp học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 92 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)