So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa những học sinhcó và không có bạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 74 - 77)

Chƣơng 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phú cở trƣờng với các yếu tố trƣờng học,

3.2.2. So sánh cảm nhận hạnh phúc giữa những học sinhcó và không có bạn

bạn thân, có và không quý mến thầy cô nào

Bảng 3. Cảm nhận hạnh phúc giữa những học sinh có và không có bạn thân, có và không quý mến thầy cô

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn r Có bạn thân 3,84 0,59 0,00 Không có bạn thân 2,68 0,91

Có quý mến thầy cô 3,88 0,58 0,00 Không quý mến thầy

Biểu đồ 3. Sự khác biệt cảm nhận hạnh phúc giữa những học sinh có và không có bạn thân, có và không quý mến thầy cô nào

Khi so sánh kết quả cảm nhận hạnh phúc giữa những học sinh có bạn thân và học sinh không có bạn thân chúng tôi đã thu thập đƣợc số liệu ở Bảng 3. Với hệ số r=0,00<0,05, nhƣ vậy có thể khẳng định, có sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc của những học sinh có bạn thân và những học sinh không có bạn thân. Cụ thể trong kết quả nghiên cứu này, những học sinh có bạn thân cảm thấy hạnh phúc hơn những học sinh không có bạn thân. Với câu hỏi phỏng vấn sâu chúng tôi đƣa ra với những học sinh có bạn thân: “ Điều gì khiến em cảm thấy hạnh phúc khi có bạn thân?” thì câu trả lời chúng tôi nhận đƣợc của hầu hết những học sinh này là : bạn thân là ngƣời có thể chia sẻ tâm sự nhiều nhất vì thế hi có nỗi buồn cảm thấy bớt buồn và khi có niềm vui thì niềm vui nhân đôi. Một số học sinh trả lời rằng bạn thân là đứa lắng nghe em nhiều nhất, ngoài đứa bạn thân ra thì hông có ai hiểu và lắng nghe em nhiều nhƣ thế. Ngoài một số lí do trên nhiều học sinh còn trả lời thêm rằng bạn thân luôn giúp đỡ em trong học tập với một thái độ cởi mở và em đã đạt đƣợc những thành tích tốt mà trƣớc đây không có. Lứa tuổi THPT là lứa tuổi có khá

3.84 2.68 3.88 2.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5

Có bạn thân Không có bạn thân Có yêu quý thầy cô Không yêu quý thầy cô Điểm TB

nhiều những tâm sự và cảm xúc cũng có nhiều thay đổi, các bạn học sinh cần có ngƣời để chia sẻ, lắng nghe và thấu cảm với các bạn đó. Cha mẹ hay thầy cô giáo không phải là những ngƣời các bạn dễ dàng tâm sự do hai thế hệ cách nhau khá xa, cách nhìn nhận vấn đề của ngƣời lớn hoàn toàn khác.Chỉ có bạn bè là những ngƣời dễ dàng chia sẻ và đồng cảm đƣợc nhiều nhất, vì thế những học sinh không có bạn thân không biết chia sẻ với ai, những bạn này có thể cảm thấy không ai hiểu mình, mọi tâm sự giữ kín trong lòng và không cảm thấy vui vẻ thoải mái.

Trong bảng 3 cũng thể hiện sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc giữa những học sinh yêu quý một thầy cô giáo nào đó với những học sinh không yêu quý thầy cô nào. Những học sinh yêu quý một thầy cô giáo nào đó trong trƣờng có điểm cảm nhận hạnh phúc trung bình là 3,88 và những học sinh không yêu quý thầy cô nào trong trƣờng có điểm cảm nhận hạnh phúc là 2,50 với r=0,00<0,05. Nhƣ vậy, những học sinh yêu quý một thầy cô nào đó trong trƣờng cảm thấy hạnh phúc hơn những học sinh không yêu quý thầy cô nào trong trƣờng.Những thầy cô giáo đƣợc học sinh yêu quý luôn là những ngƣời tạo động lực lớn trong học tập cho những học sinh, luôn chia sẻ và giúp đỡ học sinh trong học tập đồng thời là những ngƣời rất hòa đồng. Những học sinh đã yêu quý một thầy cô nào đó thì các thầy cô ấy cũng giống nhƣ thần tƣợng của các bạn này, đƣợc học tạp dƣới sự dìu dắt dạy dỗ của các thầy cô ấy là một niềm vui lớn với mỗi học sinh này. Học sinh cảm thấy có động lực để phấn đấu trong học tập và yêu thích việc đến trƣờng. Ngƣợc lại, những học sinh không yêu quý thầy cô nào không đồng nghĩa với việc các bạn này không có động lực hay mục tiêu phấn đấu trong học tập, nhƣng sự thích thú, hào hứng phấn khởi khi đƣợc nghe các thầy cô mà mình yêu quý giảng bài không có nhiều, sự giao lƣu với các thầy cô cũng chỉ ở một khuôn mẫu nhất định và không có sự thân thiết vì thế cảm giác vui vẻ hòa đồng với thầy cô khi đến

trƣờng là không nhiều.Nhiều học sinh còn có cảm giác căng thẳng và áp lực khi tiếp xúc với các thầy cô trong trƣờng dù rằng các thầy cô khá thân thiện vì thế những học sinh này không xây dựng đƣợc mối quan hệ thân thiết với thầy cô giáo, các bạn này có xu hƣớng không muốn tiếp xúc với các thầy cô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm nhận hạnh phúc ở trường học của học sinh trường trung học phổ thông vĩnh bảo hải phòng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)