Hội nghị Bandung năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 34 - 38)

6 Năm 190, với 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi giành được độc lập dân tộc nên được gọi là “ Năm châu Phi”

1.2.2. Hội nghị Bandung năm

Sau khi giành được độc lập tự do, phần lớn các nước thuộc địa cũ ở Châu Á và châu Phi đều tỏ ra lo lắng trước tình trạng đối đầu trong quan hệ giữa các cường quốc lớn trên thế giới, chủ yếu là Liên Xô và Mỹ. Trong tình trạng căng thẳng đó, nền độc lập của các nước này bấp bênh, chính trị bất ổn, kinh tế và xã hội khủng hoảng. Tình hình này làm cho các nhà lãnh đạo mới độc lập hoặc đang đấu tranh giành độc lập dân tộc hết sức lo ngại. Họ quan tâm tìm kiếm những biện pháp riêng lẻ hoặc tập thể nhằm góp phần bảo vệ hịa bình thế giới, bảo vệ nền độc lập chính trị của nước mình. Các vị lãnh đạo đó đã chọn con đường riêng của mình trong quan hệ quốc tế mà sau này được gọi là chính sách trung lập, hoặc bằng nhiều tên khác nhau nhưng thực chất là chính sách khơng liên kết [18;293].

Xu hướng trung lập trên được thể hiện đặc biệt rõ nét ở các nước Đông Nam Á và Nam Á, nơi bắt đầu từ năm 1950 đã chứng kiến sự can thiệp ngày càng gia tăng của Mỹ. Trong tình hình này các chính sách thúc đẩy sự ra đời các liên minh quân sự ở châu Á mà Mỹ và các nước phương Tây trao đổi

trong nửa đầu thập niên 1950 làm gia tăng thêm xu hướng chống phương Tây ở người dân châu Á. Bên cạnh đó, các nước vừa độc lập dân tộc cịn có nhu cầu tự khẳng định chỗ đứng của họ trên trường quốc tế.

Theo đó, vào tháng 3 - 1947, theo sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ J. Nehru Hội nghị Liên Á khơng chính thức lần thứ nhất bao gồm các đại biểu của 26 nước châu Á diễn ra tại Ấn Độ. Mục đích của Hội nghị là thảo luận về hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa giữa các nước châu Á. Tháng 1 -1949, theo đề nghị của Miến Điện, thủ tướng Nehru tổ chức hội nghị liên Á lần thứ hai tại Ấn Độ với sự tham gia của 15 nước, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lên án cuộc đấu tranh xâm lược của Hà Lan ở Indonesia. Hội nghị đã thông qua nghị quyết đòi Hà Lan phải chấm dứt hành động xâm lược Indonesia. Theo kiến nghị của hội nghị này, hội đồng Bảo an Liêp hợp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi Hà Lan chấm dứt xâm lược và công nhận nền độc lập của Indonesia.

Đến năm 1954, trước nguy cơ bị đe dọa bởi các nước thực dân tăng cường liên minh với nhau nhằm “ngăn chặn Chủ nghĩa cộng sản”, đối phó với phong trào giải phóng dân tộc. Thủ tướng các nước Ấn Độ, Miến Điện, Indonesia, Pakistan và Sri Lanka gặp nhau ở Colombo (Sri Lanka) để thảo luận các vấn đề quan tâm chung: chống chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc, chiến tranh lạnh, vũ khí hạt nhân, hợp tác kinh tế và chiến tranh ở Đông Dương. Theo đề nghị của Indonesia, các nước quyết định tổ chức Hội nghị các quốc gia độc lập châu Á và châu Phi trong năm 1955. Sau đó tháng 12 - 1954 đại diện 5 nước gặp nhau ở Bogor (Indonesia) và cùng thảo luận Hội nghị Á - Phi sẽ diễn ra ở thành phố Bandung (Indonesia) vào năm 1955.

Từ cuối năm 1954 đến tháng 4 - 1955 đã diễn ra một loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao quan trọng của Thủ tướng Nehru với Tổng thống Nasser, Tổng thống Tito, đặc biệt với Thủ tướng Chu Ân Lai. Trước ngày khai mạc Hội

nghị Bandung, Ấn Độ và Trung Quốc ra thông cáo chung nêu lên 5 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai nước có chế độ chính trị – xã hội khác nhau, về sau được gọi là 5 nguyên tắc chung sống hồ bình.7

Hội nghị Bandung diễn ra từ ngày 18 - 4 – 1955 đến 24 - 4 -1955 với sự tham gia của 29 quốc gia (23 nước của châu Á và 6 nước của châu Phi). Những nội dung chính được thảo luận tại Hội nghị Bandung bao gồm hịa bình thế giới, an ninh của các nước Á - Phi, cùng tồn tại hịa bình và láng giềng thân thiện, giải phóng dân tộc Á - Phi khỏi ách thống trị thực dân và phân biệt chủng tộc…Trong quá trình hội nghị nảy sinh những bất đồng quan điểm gay gắt giữa các nước tán thành chính sách khơng liên kết và những nước tham gia các khối quân sự. Sau đó ngày 24 – 4 - 1955 Thơng cáo chung được kí kết. Thơng cáo chung kết thúc bằng 10 nguyên tắc chung sống hịa bình.8

Về thực chất, 10 nguyên tắc trên khẳng định các nguyên tắc cùng tồn tại hịa bình giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Những nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc Bandung và được dùng làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của các nước Á – Phi mới độc lập, đồng thời được dùng

7

Năm ngun tắc chung sống hịa bình gồm: Tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau; Bình đẳng và hai bên cùng có lợi; Cùng tồn tại hồ bình.

8

Mười nguyên tắc chung sống hịa bình gồm: Tơn trọng các quyền cơ bản của con người phù hợp với tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Tơn trọng chủ quyền và sự tồn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia; Cơng nhận quyền bình đẳng giữa các chủng tộc và quyền bình đẳng giữa tất cả các nước, dù lớn hay nhỏ; Không can thiệp và không xen vào công việc nội bộ của các quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi nước được tự vệ một cách riêng lẻ hay tập thể phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc; Khước từ các thỏa thuận về phòng thủ tập thể phục vụ quyền lợi riêng của bất kỳ đại cường nào; Không một cường quốc nào được gây sức ép lên các quốc gia khác; Tránh hoạt động xâm lược hay đe dọa xâm lược, hoặc sử dụng vũ lực nhằm vào sự tồn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của mỗi nước; Giải quyết mọi xung đột quốc tế bằng những phương tiện hịa bình, như đàm phán hay hịa giải, trọng tài hay giải quyết trước tòa án, cũng như bằng các phương sách hịa bình khác theo sự lựa chọn của các quốc gia có liên quan, thể phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc; Khuyến khích các lợi ích chung và sự hợp tác; Tôn trọng công lý và các nghĩa vụ quốc tế;

làm cơ sở cho nguyên tắc của phong trào không liên kết sau này. Thành công của Hội nghị Bandung chứng tỏ rằng các nước có chế độ xã hội và khuynh hướng chính trị khác nhau có thể vượt qua các bất đồng nếu họ có chung nguyện vọng bảo vệ hịa bình thế giới, độc lập tự do của các dân tộc, bình đẳng và hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được, tháng 4 – 1961, tổng thống Ai Cập, Nam Phi và Indonesia gửi thư chung cho nguyên thủ 21 nước đề nghị tổ chức một hội nghị các nước không liên kết. Ngày 18 – 5 – 1961, Tổng thống Naser, Tito, Surkano gửi thư chính thức mời những nước đó dự Hội nghị trù bị ở Cairo.

Hội nghị trù bị ở Cairo từ ngày 5 đến 12 – 6 – 1961 nhằm chuẩn bị cho hội nghị cấp cao của các nước không liên kết tại Nam Tư vào tháng 9 - 1961, bàn về vai trị và chính sách của vai trị khơng liên kết trong tương lai. Những nước tham dự Hội nghị trù bị Cairo cho rằng cần biến khu vực các nước khơng cam kết…thành một nhân tố cơ bản gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tế, khẳng định sự trung thành đối với chính sách khơng cam kết như là một biện pháp xử lý tích cực các vấn đề mà thế giới đang gặp phải (về từ ngữ, cụm từ không liên kết chỉ được sử dụng chính thức từ khi Hội nghị cấp cao Belgrade (Nam Tư). Một đóng góp rất quan trọng của Hội nghị trù bị Cairo là soạn thảo 5 tiêu chuẩn thành viên của phong trào được Hội nghị cấp cao Belgrade thơng qua và có hiệu lực cho đến ngày nay.

Phong trào không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh Chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách khơng liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh đoàn kết đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập chính trị, từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hòa bình thế giới để tồn tại và phát triển. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hóa tín

ngưỡng, về chế độ chính trị - xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước khơng liên kết có nhiều đặc điểm giống nhau: đều đã bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung nguyện vọng muốn có hịa bình ổn định để phát triển đất nước, thốt khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đồn kết gắn bó trong một cương lĩnh hành động tối thiểu.

Đối với Indonesia, việc tham gia vào Hội nghị Bandung và có đóng góp quan trọng đối với phong trào này đã thể hiện lập trường đấu tranh chống đế quốc thực dân tới cùng. Chính lập trường tư tưởng này của Indonesia đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của các nước thực dân phương Tây, nhưng lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa. Đối với Malaysia, là nước làng giềng nằm sát ngay bện cạnh Indonesia, nhưng Malaysia không tham gia vào Hội nghị này. Nguyên nhân này xuất phát từ việc Malaysia nghi ngờ về tính trung lập của hội nghị, cũng như vai trò của Indonesia trong khu vực. Việc phân tích về bối cảnh của hội nghị Bandung sẽ giúp lí giải vì sao trong cuộc đối đầu quân sự giữa Indonesia và Malaysia năm 1963-1965, trong khi Malaysia được sự giúp đỡ từ Anh và các nước thuộc khối liên hiệp Anh như Australia, New Zealand…thì Indonesia lại có sự giúp đỡ nhiệt tình từ các nước Liên Xơ, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)