6 Năm 190, với 17 nước ở Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi giành được độc lập dân tộc nên được gọi là “ Năm châu Phi”
1.3.1. Tình hình chính trị của Indonesia
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình chính trị của Indonesia có nhiều thay đổi. Những diễn biến của tình hình chính trị ở Indonesia là ngun nhân chính dẫn đến việc Indonesia có sự ngờ vực đối với Malaysia, và đặc biệt là với lập trường của Tổng thống Sukarno mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi ơng ban hành “Chính sách đối đầu” (Confrontasi) với Malaysia hoặc “Chính sách đè bẹp Malaysia” (Ganyang Malaysia) [44;523]. Điểm qua tình
hình trong nước cho thấy cơ sở xuất phát của chính sách Confrontasi bắt nguồn từ tư tưởng của Tổng thống Sukarno.
Ngày 17 – 8 - 1945, nước Cộng hoà Indonesia tuyên bố độc lập sau cuộc đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm kéo dài hơn 350 năm. Sau tuyên bố độc lập, Ủy ban trù bị độc lập của Indonesia gồm đại biểu các chính đảng và đồn thể yêu nước thơng qua dự thảo hiến pháp nước Cộng hồ Indonesia, dựa trên cơ sở triết lí của 5 nguyên tắc xây dựng nước gọi là “Panchasila” do Sukarno khởi thảo. Nguyên tắc thứ nhất: tin vào một thượng đế duy nhất, nghĩa là sự bình đẳng của tất cả mọi dân tộc tơn giáo tồn tại trên đất nước và tự do tín ngưỡng. Nguyên tắc thứ hai: Chủ nghĩa nhân đạo hay chủ nghĩa quốc tế nói lên lịng u hịa bình, khát vọng tới sự thống nhất của thế giới, tới tình hữu nghị trên tồn cầu của nhà nước Indonesia. Nguyên tắc thứ ba: chủ nghĩa dân tộc hàm ý chỉ việc xây dựng một nhà nước dân tộc độc lập thống nhất và một dân tộc thống nhất. Nguyên tắc thứ tư: dân chủ là quyền đại diện của nhân dân trong các cơ quan quản lí quốc gia. Ngun tắc thứ năm: cơng bằng xã hội hay phúc lợi xã hội nghĩa là ước vọng tới sự bình đẳng về tài sản, là mối quan tâm đến phúc lợi của tồn dân [3;45]. Triết lý chính trị của Sukarno chủ yếu là sự kết hợp giữa các yếu tố của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa dân tộc và đạo Hồi.
Ủy ban bầu Sukarno làm tổng thống và Mohamad Hatta làm phó tổng thống, lập ra chính phủ đầu tiên do Tổng thống Sukarno làm Thủ tướng, đặt cơ sở cho Ủy ban quốc dân trung ương làm nhiệm vụ của Đại hội nhân dân và quốc hội cho đến ngày tổng tuyển cử. Ngày 16 – 10 - 1945, Ủy ban Quốc dân Trung ương được thành lập nhưng tình hình trở nên căng thẳng, do âm mưu của đế quốc muốn chiếm lại đất nước Indonesia. Hà Lan quay trở lại xâm lược Indonesia với sự giúp đỡ của đế quốc Anh và Mỹ. Cuối tháng 9 - 1945, quân đội Anh đã đổ bộ lên Jakarta rồi lần lượt chiếm đóng Bandung, Surabaya, Semarang. Quân đội Anh – Hà Lan lợi dụng tàn quân Nhật bắt đầu
trấn áp cuộc kháng chiến của nước cộng hoà Indonesia trẻ tuổi. Ngày 10 – 11 - 1945, viện cớ vụ tên tư lệnh Anh mất tích, quân đội hai nước đã tấn cơng vào Surabaya. Với sự tiếp tế vũ khí và tiền bạc của đế quốc Mỹ, Hà Lan dần chiếm được những vị trí chiến lược quan trọng. Sự can thiệp của quân đội Anh chống lại nhà nước Indonesia mới ra đời đã thu hút sự chú ý của nhân dân thế giới.
Đến ngày 15 – 8 - 1950, trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân đòi thành lập một chính phủ thống nhất, hiến pháp Liên bang ban hành ngày 14 – 12 - 1949 bị thay thế bằng một hiến pháp mới. Tuy nhiên, sau khi độc lập những bất đồng trong nội các Indonesia bắt đầu xuất hiện. Mối quan hệ giữa Sukarno và Hatta ngày càng xấu đi9. Trong khi Sukarno có xu hướng ủng hộ Đảng cộng sản nhằm hạn chế ảnh hưởng của Đảng Masjumi-một đảng Hồi giáo lớn ở Indonesia thì Hatta thi hành chính sách thân Mỹ và chống cộng sản. Mâu thuẫn trong nội bộ chính phủ làm ảnh hưởng tới quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Indonesia.
Ngày 17 – 8 - 1950, nước cộng hoà Indonesia thống nhất được tuyên bố thành lập với một quốc gia duy nhất gồm 10 tỉnh, một chính phủ duy nhất, một nghị viện duy nhất tức là viện dân biểu, bầu cử theo phổ thông đầu phiếu. Ngày 25 – 9 - 1950, nước Cộng hoà Indonesia vào Liên Hiệp quốc và 3 ngày sau được chấp thuận là hội viên thứ 60 của Liên Hiệp Quốc [12;100].
Đối với Liên hiệp Hà Lan - Indonesia quy định trong hiệp định Hội nghị bàn tròn ở La Hay10, nhân dân Indonesia khơng bao giờ thừa nhận, xem nó là