15 Trong thời kì khẩn cấp ở Mã Lai, chủ tịch Tengku Abdul Rahman đứng đầu của Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đã liên minh với Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (MCA) để đánh bạt ảnh hưởng của đảng
2.2.1. Những diễn biến chính của cuộc đối đầu quân sự
Trước âm mưu của các nước đế quốc, Indonesia cho rằng Malaysia là một quốc gia bù nhìn của Anh. Sukarno lập luận rằng bất kỳ sự mở rộng nào của Malaysia cũng là sự kiểm soát Anh trong khu vực và điều đó tác động xấu tới an ninh quốc gia của Indonesia. Do đó, ngày 20 – 1 - 1963, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia là Subandrio đã tuyên bố Indonesia sẽ theo đuổi chính sách đối đầu với Malaysia. Tổng thống Sukarno cịn cơng khai vạch trần ý đồ của Anh trong việc thành lập liên bang Malaysia chỉ là sự tiếp tục của “Chủ nghĩa thực dân kiểu mới”[43;3]. Đỉnh điểm nhất là vào ngày 27 - 7 - 1963 Tổng thống Sukarno tuyên bố rằng Indonesia sẽ "đè bẹp Malaysia”(Ganyang
Malaysia) và bắt đầu sử dụng lực lượng xâm nhập vào lãnh thổ Malaysia [37;694].
Thực chất cuộc đối đầu đã bắt đầu từ 12 - 1962, với sự ủng hộ của Indonesia thì một đảng nhỏ ở Brunei đã nổi dậy vũ trang để giành quyền lực trong vùng đất độc lập của Brunei [65]. Tuy nhiên cuộc nổi dậy này đã bị dập tắt bởi quân đội Anh từ Singapore.
Tiếp đó vào năm 1963, Indonesia tiếp tục thực hiện cuộc xâm nhập vũ trang từ phía biên giới tiến vào miền bắc Borneo [66]. Trong thời gian đầu cuộc đối đầu quân sự, Indonesia từ các căn cứ của mình trên biên giới Kalimantan đã thực hiện các cuộc tập kích chống các đơn vị Anh và các lực lượng khác của khối Liên hiệp Anh, gây những tổn thất lớn cho họ. Ngồi ra, qn Indonesia cịn liên tục tấn công các mục tiêu khác ở biên giới Malaysia.
Nhiệm vụ đặt ra với Anh và Malaysia lúc này là không để Indonesia bố trí lực lượng ở Kalimantan để chuẩn bị và tiến hành các cuộc tấn công. Để làm việc đó, cần giành lại thế chủ động và buộc đối phương chuyển từ các hành động tấn cơng tích cực sang thụ động phịng ngự.
Đầu năm 1964, quân Indonesia gia tăng số lượng các cuộc đột kích vào lãnh thổ Malaysia, thường xuyên xâm phạm biên giới nước này. Tham gia các cuộc đột kích khơng phải là “các du kích quân” mà là các đơn vị quân đội chính quy Indonesia được đào tạo bài bản.
Điều đó khiến cho lực lượng liên minh Malaysia - Anh thêm lo lắng. Ngay trong tháng 7 - 1964, chính phủ Cơng đảng mới ở London đã phê chuẩn việc tiến hành các chiến dịch tiến cơng có xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước Indonesia láng giềng đến 5.000 yard (gần 4.600 m). Phía Anh dự định sử dụng lực lượng của các đơn vị đặc biệt tinh nhuệ lừng danh mang các biệt danh SAS và SBS, cũng như các đơn vị bộ binh để thực hiện các hành động tấn cơng có mật danh “Claret” [15].
Để nhìn nhận rõ hơn cuộc xung đột quân sự giữa Indonesia và Malaysia (1963-1966), cần phân tích diễn biến của cuộc xâm nhập Malaysia dưới sự giúp đỡ của Anh từ Đông Malaysia (Sarawak và Sabah) vào lãnh thổ Kalimantan của Indonesia như thế nào [43;343]. Các chiến dịch này có mật danh “Chiến dịch Claret” (Operation Claret), được tiến hành theo sáng kiến của Thiếu tướng Walter Walker, Giám đốc chiến dịch ở Bornero (DOBOPS), và trên cơ sở thỏa thuận giữa các chính phủ Anh và Malaysia. Các chiến dịch này được thực hiện nhằm chống lại việc Indonesia tung quân xâm nhập vào khu vực biên giới Malaysia. Việc xâm nhập này phải đảm bảo nguyên tắc là khơng được kích động phía Indonesia leo thang xung đột và không để Indonesia trưng ra với công luận thế giới những bằng chứng về “một cuộc xâm lược đế quốc”. Chính vì thế, Chiến dịch Claret được bảo mật nghiêm ngặt và nội dung của chúng, cũng như bản thân sự tồn tại của chương trình này trong thời gian khá dài không được tiết lộ. Ngay cả các tổn thất của quân Anh ở khu vực này cũng được thông báo là tổn thất ở Đông Malaysia chứ không phải trên lãnh thổ Indonesia
Ở giai đoạn đầu xung đột, lực lượng quân Malaysia rất khiêm tốn đóng ở Borneo. Lữ đồn phía tây có nhiệm vụ trấn giữ tiền dun mặt trận dài 600 dặm, bao gồm 5 tiểu đoàn: 1 tiểu đoàn Anh, 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn Malaysia. Lữ đoàn được sự yểm trợ của một phân đội 25 trực thăng vận tải. Cịn lữ đồn trung tâm bên cạnh trấn giữ mặt trận dài 300 dặm chỉ gồm 2 tiểu đoàn bộ binh Gurkha. Lữ đoàn được phối thuộc đơn vị trực thăng gồm 12 chiếc [65].
Lữ đồn phía đơng giữ tiền dun mặt trận dài 80 dặm, bao gồm 1 tiểu đoàn Thủy quân lục chiến hoàng gia và 1 tiểu đoàn bộ binh. Lúc này, tổng quân số lực lượng đóng ở lãnh thổ Borneo và nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Walker là hơn 10.000 quân [52;53]
Với lực lượng khiếm tốn, Bộ chỉ huy chiến dịch Anh đã được tăng viện 3 tiểu đồn bộ binh. Nhờ đó, đến tháng 1 - 1965, quân số lực lượng Anh và đồng minh ở Borneo đã lên tới 14.000 người. Chi viện cho hoạt động tác chiến của họ là 29 khẩu pháo, 2 chi đội xe ô tơ bọc thép và 4 tiểu đồn cơng binh [52;61]
Bộ chỉ huy chiến dịch của Anh tin chắc là nếu muốn giành thắng lợi cho Malaysia cần gia tăng các cuộc đột kích vào lãnh thổ Kalimantan bằng lực lượng của các đơn vị bộ binh và đặc nhiệm. Ngồi ra, binh lính đặc nhiệm hải qn có nhiệm vụ bắt đầu tiến hành các chiến dịch đổ bộ nhỏ lên bờ biển.
Trong cuộc xung đột, đặc nhiệm Anh chủ yếu hoạt động dưới hình thức các tốn tuần thám xuất phát từ các bang Sarawak hay Sabah của Malaysia, vượt biên giới, xâm nhập vào lãnh thổ Kalimantan của Indonesia với nhiệm vụ trinh sát các đơn vị Indonesia đang chuẩn bị tấn công các mục tiêu ở Sarawak hay Sabah. Các đơn vị thông thường thì được giao nhiệm vụ vận dụng thông tin trinh sát do đặc nhiệm thu thập được và từ các nguồn khác. Nhằm mục đích đó, Liên qn Anh - Malaysia thường tiến hành các cuộc phục kích hoặc tấn công phủ đầu vào các doanh trại Indonesia theo chủ trương “phịng ngự tích cực”.
Các chiến dịch này không phải khơng gây tranh cãi từ góc độ luật pháp, bởi lẽ, trên thực tế chúng xâm phạm chủ quyền của một quốc gia láng giềng. Nhưng thời đó, chúng có sự biện minh pháp lý theo cái gọi là “quyền truy kích nóng”. Biên giới giữa Đông Malaysia và Kalimantan không được xác định rõ ràng và đến nay vẫn vậy.
Các chiến dịch Claret mà quân Anh thực hiện trong cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia khác nhau về quy mô và quân số lực lượng, phương tiện tham gia: từ các đội tuần thám 4 người lấy quân từ các đơn vị đặc nhiệm,
cho đến các đội tuần tra chiến đấu có quân số đến 1 đại đội bộ binh. Tất cả các đội này đều thực hiện ít nhất một nhiệm vụ “thường xuyên” mà các chiến dịch của chương trình Claret đặt ra là hướng dẫn hỏa lực pháo binh. Với mục đích này, các trinh sát viên chiếm lĩnh vị trí ở đài quan sát trên đỉnh dãy núi và tiến hành trinh sát các mục tiêu bên kia biên giới, trong lãnh thổ Indonesia.
Các nhiệm vụ của bộ binh bao gồm tuần tra chiến đấu trên lãnh thổ Indonesia nhằm tìm kiếm và giao chiến với các đơn vị Indonesia, tổ chức tấn cơng các vị trí đóng qn và phục kích trên các tuyến đường đối phương có thể tiến quân và trên các bờ sông [52;52-61].
Mặc dù đội quân chiến đấu của Malaysia được sự giúp sức của Anh và quân đồng minh hết sức tinh nhuệ, các đơn vị Indonesia thỉnh thoảng vẫn thực hiện được các cuộc tấn công phủ đầu vào các toán tuần tra liên minh Malaysia – Anh khiến cho lực lượng liên minh chịu thiệt hại nặng nề.
Do các máy bay và trực thăng không được phép xâm phạm biên giới của Indonesia nên các đơn vị Anh buộc phải đi bộ quay về vùng đất thuộc Malaysia. Họ chỉ được phép sử dụng phương tiện bay trên lãnh thổ Indonesia trong trường hợp khẩn cấp khi có sự cho phép của đích thân ban chỉ huy chiến dịch. Việc chi viện hỏa lực cho các đơn vị hoạt động trong chương trình Claret thường do pháo binh đảm nhiệm, cịn nếu mục tiêu ở sát biên giới thì sử dụng pháo cối của bộ binh.
Trong các cuộc phục kích vào cuối năm 1965. Trinh sát Anh và Malaysia phát hiện ra một toán tuần tra Indonesia trong một thời gian dài sử dụng cùng một con đường mòn và đi qua con đường này cùng một khoảng thời gian Trung đội trinh sát của trung đoàn bộ binh của Anh và Malaysia rời căn cứ ở Long Pa Sia và tổ chức phục kích trên con đường mịn này. Kết quả là đội quân của Indonesia một phần bị tiêu diệt.
Để nhanh chóng kết thúc chiến dịch và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Indonesia. Tháng 11 - 1965, Liên minh Malaysia và Anh đã quyết định mở cuộc tập kích vào khu vực do Sarawak chiếm giữ. Đây là tuyến đường tiếp vận chính của quân Indonesia. Họ phải tổ chức phục kích ở đoạn giữa hai căn cứ của Indonesia. Một ngày sau, lực lượng Malaysia và Anh đến được khu vực gần con sơng Separan. Ban chỉ huy tổ chức phục kích giữa hai doanh trại lớn của quân Indonesia nên đã áp dụng mọi biện pháp đề phòng khi vượt qua con sông cuối cùng này. Lần này, trung đội cơng binh đột kích phía sau để bảo vệ phía sau của đại đội, cịn phần cịn lại của đại đội bí mật vượt sơng và tổ chức phục kích trên con đường mịn nối hai doanh trại địch [65].
Cuộc phục kích này làm qn lính Indonesia chống váng, song khơng lâu sau, họ bắt đầu tổ chức phản kích nhưng bị thất bại. Sau khi chịu thất bại nặng nề, Indonesia khơng cịn có những cuộc tấn cơng vào khu vực này trong suốt thời gian xung đột sau đó.
Khu vực phía nam Kuching phức tạp hơn. Ở đó có 3 quả núi cho phép kiểm sốt đường biên giới. Trên mỗi quả núi bố trí trận địa của thủy quân lục chiến, đó là cả một hệ thống giao thông hào và đường hầm. Ban chỉ huy lực lượng liên minh đặt tại Lundo. Ban đêm, quân Indonesia thỉnh thoảng lại bắn phá các trận địa của liên minh bằng pháo cối. Sau đó liên minh đã phát hiện được một căn cứ của lực lượng đặc nhiệm Indonesia. Liên quân Malaysia - Anh lập kế hoạch tác chiến, trong đó lực lượng thủy quân đã tiêu diệt lực lượng Indonesia đóng trong căn cứ, kể cả hai thành viên của chính phủ Tổng thống Sukarno. Kết quả đội quân của Indonesia đã bị tiêu diệt hoàn toàn [52;55]