Những bất đồng quan điểm giữa Indonesia và Malaysia về vai trò lãnh đạo khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 68 - 71)

15 Trong thời kì khẩn cấp ở Mã Lai, chủ tịch Tengku Abdul Rahman đứng đầu của Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đã liên minh với Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (MCA) để đánh bạt ảnh hưởng của đảng

2.1.2. Những bất đồng quan điểm giữa Indonesia và Malaysia về vai trò lãnh đạo khu vực

lãnh đạo khu vực

Trong thời gian này những bất đồng giữa Indonesia và Malaysia còn thể hiện ở quan điểm về vai trò lãnh đạo khu vực. Đối với Indonesia, nhận thức về sự phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên và tầm quan trọng của vị trí chiến lược giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương của mình nên Indonesia đã xác định vai trò là một nước lớn. Bên cạnh đó, thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc Indonesia, việc giải quyết vấn đề Tây Irian, việc tổ chức Hội nghị Bandung càng nâng cao vai trò, vị thế của Indonesia trong khu vực. Do đó, ý muốn đứng hàng đầu các nước Á – Phi của Indonesia biểu hiện rất rõ qua những bài phát biểu của tổng thống Sukarno : “Cách mạng tháng 8 của Indonesia diễn ra đầu tiên ở các nước Á - Phi” hoặc trong khi nhận quốc thư của Đại sứ Cuba, tổng thống Sukarno nói “Indonesia giữ địa vị lãnh đạo ở châu Á, Cuba giữ địa vị lãnh đạo ở châu Mỹ - La Tinh”. Tại buổi bế mạc Đại hội Gandro, Sukarno đã nói “Sukarno là phát ngơn của Indonesia, của tất cả những người nghèo khổ trên thế giới” [24;22].

Năm 1960, khi tới thăm Philippin, Sukarno có tuyên bố chung với Macapagal. Bản tuyên bố chung đã nêu ra công thức chung cho việc giải quyết các vấn đề châu Á rằng: “Vấn đề châu Á phải do người châu Á giải quyết bằng phương thức châu Á”. Indonesia gọi đó là “Học thuyết Sukarno- Macapagal” [24;25]. Để khẳng định vai trò của Indonesia trong khu vực, vào năm 1963 Lưu Thiếu Kỳ - Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã có nhận xét như sau: “Chúng tơi vui sướng thấy rằng tác dụng của Indonesia trong các vấn đề quốc tế không ngừng được phát triển, địa vị quốc tế của

Indonesia khong ngừng được nâng cao. Mọi người đều biết Hội nghị Á – Phi có tính chất lịch sử là do kiến nghị của tổng thống Sukarno, được hợp thành ở thành phố Bandung. Indonesia đã có những cống hiến to lớn cho sự thành công của Hội nghị Bandung, đã có nhiều cố gắng có hiệu lực cho sự nghiệp đoàn kết các nước Á – Phi chống chủ nghĩa đế quốc. Nước cộng hòa Indonesia đã trở thành một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, duy trì hịa bình, an ninh ở Đơng Nam Á và toàn thể châu Á” [24;27]

Những phát biểu trên càng thúc đẩy ý muốn đứng đầu các nước Á – Phi của Sukarno. Để thực hiện được điều này Sukano lôi kéo Malaysia, một nước láng giềng ngay bên cạnh ủng hộ vai trị của mình. Trong chuyến thăm đến Jakarta của Tunku Abdul Rahman vào năm 1955, với tư cách là người đứng đầu liên bang Mã Lai của chính quyền Anh, Sukarno đã tuyên bố: “Đây là người đàn ông tôi đang cố gắng thuyết phục để chiến đấu cùng” [43;79]. Thái độ của Indonesia đối với lãnh đạo Malaysia cho thấy kỳ vọng của Sukarno trong mối quan hệ song phương của hai nước.

Vì vậy, thời gian này Sukarno có sự quan tâm đặc biệt đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của Malaysia, nhất là việc Malaysia thể hiện quan điểm quốc tế như thế nào và vị trí của Malaysia trong các mối quan hệ quốc tế ra sao. Nhấn mạnh tầm quan trọng của Malaysia đối với Indonesia tại lễ độc lập của Malaysia, Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Subandrio đã bày tỏ đến Cao ủy Australia tình cảm rằng Malaysia là “đặc biệt quan trọng” với Indonesia [43;100].

Trái lại với sự kỳ vọng của Indonesia, Malaysia lại tỏ vẻ không mặn mà với Indonesia [43;106]. Malaysia nghi ngờ về sự trung lập có thể khiến nước này rơi vào khủng hoảng khó khăn do phải đối phó với nhiều phía. Theo đó, thủ tướng Tunku Abdul Rahman đã tuyên bố: “Sẽ là hoàn tồn đạo đức giả để nói rằng khi nền dân chủ bị tấn công, chúng ta nên giữ im lặng và suy ngẫm

về bản thân. Chúng ta nhỏ bé nhưng chúng ta không hèn nhát và chúng ta không đạo đức giả. Thực tế, ngày nay, chủ nghĩa trung lập không phải là sự bảo đảm cho an toàn của mỗi người. Ấn Độ đã là trung lập trước khi bị xâm lược và nô dịch. Nhiều quốc gia khác cũng sẽ nhận thấy rằng bản thân họ cũng đang ở vào tình huống khó chịu tương tự”[43;79-106]. Phát biểu này cho thấy đó là ngun nhân vì sao Malaysia có xu hướng nghiêng về các nước phương Tây mà không ủng hộ tư tưởng trung lập của các nước Á – Phi. Chính thái độ lưỡng lự này của Malaysia đã khiến Indonesia đã đặt nghi vấn về “tính trung lập” trong các mối quan hệ ngoại giao ngay sau khi giành được độc lập của Malaysia. Indonesia mơ tả về chính sách đối ngoại của Malaysia trong thời gian này là một sự sai lầm bởi nhiều người trong giới cầm quyền Kuala Lumpur thừa nhận chính sách nghiêng về phương Tây của mình.

Bên cạnh đó, sự căng thẳng giữa Indonesia và Malaysia còn thể hiện trong sự khác nhau về quan điểm trật tự khu vực. Cùng với Indonesia thì Malaysia cũng thể hiện ý muốn đứng đầu trong khu vực. Vào tháng 2 - 1959 Malaysia đưa ra sáng kiến thành lập Hiệp ước thân thiện và kinh tế Đông Nam Á (SEAFET), tiếp đến là ASA năm 1961. Vì thế, Indonesia khơng tán thành ý tưởng đề xuất SEAFET và ASA của Malaysia vì cho rằng chúng có thể đi ngược lại tinh thần Bandung và làm yếu đi liên kết Á - Phi.

Đặc biệt là quan điểm công khai của Abdul Rahman đối với Phong trào không liên kết. Vào tháng 1 - 1958, Abdul Rahman đã chỉ trích các quốc gia khơng liên kết vì ơng cho rằng: các quốc gia này không xác định một lập trường rõ ràng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Ông đã tranh luận tính khả thi và hiệu quả của Bandung, định hướng của hội nghị sẽ như thế nào, ai là người lãnh đạo và những thành viên tham gia thuộc định hướng nào? Trong khi Indonesia là thành viên tích cực của Hội nghị Bang Dung, thì những nghi ngờ của Abdul Rahman thách thức vị trí đứng đầu trong khu vực của Indonesia.

Vì thế, những căng thẳng giữa Indonesia và Malaysia chính là kết quả của sự nhận thực thức khác nhau về vai trò lãnh đạo khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)