Khái quát về mối quan hệ Indonesia và Malaysia trƣớc năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 54 - 60)

13 Ngày 28/12/1955 tại làng Baling, thuộc Kedah gần sát biên giới Thái Lan, Tengku Abdul Rahman, Tang Cheng Lock và thủ tướng Singapore David Marshall đã gặp tổng bí thư Đảng cộng sản là Trần Bình Rahman

1.4. Khái quát về mối quan hệ Indonesia và Malaysia trƣớc năm

Trong quá trình phát triển của lịch sử Indonesia và Malaysia là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng ở các khía cạnh về văn hố, tộc người, ngơn ngữ, tôn giáo. Đặc biệt cả hai nước cùng nằm trong cộng đồng Melayu. Từ trước tới nay Malayu được dùng để chỉ những người thuộc Malay gốc thuần tuý. Đó là những người thường được miêu tả “da nâu, hình thể vừa phải nhưng dẻo dai, có cách cư xử nhẹ nhàng” “được mệnh danh là những đứa con của đất” [2;45].

Địa bàn cư trú của người Malayu khá rộng, phân bố ở nhiều quốc gia trong đó phải kể đến Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore Philippines và Thái Lan. Cư dân Melayu chủ yếu sống bằng nghề nông định cư quần tụ theo xóm làng (tiếng Malayu gọi là Kampung) nằm dài theo thung lũng các con sông và vùng duyên hải như bắc và đông bắc bán đảo Malacca, vùng duyên hải bắc Kalimantan. Cùng với các cộng đồng khác như Java, Thái, Tagalog…cộng đồng Malayu là cộng đồng lớn ở Đông Nam Á.

Cộng đồng Malayu gắn liền với những thăng trầm của những vương quốc đã từng tồn tại ở quần đảo Malay như Srivijaya, Majapahit, Malacca và Johor Riau. Biên giới các quốc gia đó khơng được xác định một cách rõ ràng

mà thường thay đổi tuỳ theo quyền lực của họ ở từng thời kì cụ thể. Lãnh thổ của của các quốc gia cổ đại bao gồm hai quốc gia hiện đại ngày nay. Trong suốt chặng đường lịch sử hai quốc gia đã có mối quan hệ thân tộc khăng khít. Trải qua nhiều thế kỉ, các mối quan hệ kết hôn và di cư giữa người Indonesia - Malaysia thường xuyên diễn ra. Một số tộc người từ Indonesia như Minang, Bugis và Java đã di cư đáng kể đến bán đảo Mã Lai, dẫn đến việc hình thành các cộng đồng người đóng vai trị quan trọng ở Malaysia. Ngược lại, nhiều nhóm người từ bán đảo Mã Lai đã đến quần đảo Indonesia và cũng hình thành cộng đồng người Malayu ở nước này.

Trong thời kì thuộc địa, bán đảo Mã Lai và quần đảo Indonesia là địa bàn tranh chấp giữa các cường quốc thực dân châu Âu, đặc biệt là Anh và Hà Lan. Sau khi thiết lập chế độ cai trị, thực dân Anh và Hà Lan một mặt duy trì bộ máy nhà nước phong kiến nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên và bóc lột sức lao động của người dân nơi đây. Mặt khác, họ xây dựng chính quyền thực dân để làm tay sai cho chính quốc. Do đó, biên giới của Indonesia và Malaysia hiện nay là kết quả của những thỏa hiệp giữa các cường quốc thực dân. Hiệp ước Anh - Hà Lan năm 1814 và 1824 đã định dạng rõ ràng lãnh thổ của Indonesia, Malaysia, Singapore và Ấn Độ. Những hiệp ước này đã chia thế giới Malay làm hai phần. Malaya thuộc Anh và Indonesia thuộc Đông Ấn Hà Lan. Hầu hết lãnh thổ của Malaya sau này thành Malaysia cịn Đơng Ấn Hà Lan thành Indonesia [50;23].

Trong những năm đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, tư tưởng “chủ nghĩa dân tộc” trên thế giới đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào dân tộc ở Indonesia và Malaysia. Căn cứ trên lịch sử chung của vùng quần đảo, tư tưởng “pan-Malay” là tư tưởng đoàn kết toàn thể người Malay và tư tưởng “Indonesia Raya/Malaya Raya” (Greater Indonesia/Greater Malaya) là tư tưởng hình thành một quốc gia độc lập bao trùm cả hai thực thể Malaya

và Indonesia. Tư tưởng “Indonesia Raya”/”Malaysia Raya” được đề xuất trước tiên bởi những sinh viên Indonesia và Malay ở trường Đại học Azha. Họ cho rằng cư dân của vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan và Malaya thuộc Anh là một dân tộc trên nền tảng cùng nhau chia sẻ một ngôn ngữ và một tôn giáo chung (đạo Hồi), do đó nên chung sống cùng nhau trong một quốc gia duy nhất. Tư tưởng này ảnh hưởng đến những người đang tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tiêu biểu Sukarno. Ơng nhấn mạnh đến khía cạnh lãnh thổ trong khái niệm Indonesia Raya”/”Malaysia Raya”. Sukarno tán thành việc đưa Malaya vào lãnh thổ Indonesia trên 3 cơ sở: Thứ nhất bán đảo Malaya cấu thành nên tổng thể của quần đảo Indonesia; Thứ hai nhân dân Malaysa sẽ tự cảm thấy mình thuộc về dân tộc Indonesia; Thứ ba, an ninh của Indonesia sẽ bị đe dọa nếu không kiểm sốt được cả hai phía của eo biển Malacca [20;50].

Như vậy, dưới tác động của tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cả Indonesia và Malaysia bị ảnh hưởng sâu sắc. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước mà tư tưởng có khuynh hướng phát triển khác nhau. Ở Indonesia, người Indonesia đã có tốc độ trưởng thành về ý thức chính trị sớm hơn, triệt để hơn so với người Malaya. Trong khi lãnh đạo dân tộc của người Malay cho đến trước năm 1945 chủ yếu là những người thuộc tầng lớp trên thì các nhà lãnh đạo của Indonesia chủ yếu là tầng lớp trung lưu mới hoặc nông dân [55;322]. Điều này cũng là một trong những nhân tố giải thích tại sao chính sách đối nội và đối ngoại của Surkano và Abdul Rahman lại có sự khác nhau, dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ đối ngoại của hai nước trong giai đoạn sau này.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai cả Indonesia và Malaysia đều nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Nhân dân hai nước tiến hành đấu tranh quyết liệt chống lại ách thống trị của phát xít Nhật. Sau thất bại của

Nhật Bản, Indonesia tuyên bố độc lập năm 1945. Tuy nhiên sau đó, thực dân Hà Lan đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trở lại Indonesia. Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân Indonesia đồng loạt đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Hà Lan. Đối với Malaysia, sau khi đánh đuổi được phát xít Nhật, đế quốc Anh tìm mọi cách đặt lại nền thống trị thực dân trên đất Mã Lai. Năm 1957, Liên bang Malaya được thành lập dưới sự đấu tranh không ngừng của quần chúng. Tuy nhiên Malaysia vẫn bị phụ thuộc vào Anh. Do đó, Malaysia ln tìm cách đấu tranh chống lại thực dân Anh để giành lại quyền tự chủ của mình.

Trong giai đoạn từ năm 1957 đến 1965 lịch sử quan hệ Malaysia và Indonesia bị chi phối bởi những mâu thuẫn xung đột và thù địch. Xuất phát từ bối cảnh trong và ngồi nước, chính sách đối nội đối ngoại của người đứng đầu cả hai nước. Trong con mắt của chính phủ Sukarno, Liên bang Malaysia được xem là một hình thức của chủ nghĩa thực dân mới do các nước đế quốc dựng lên. Đặc biệt là mở đường cho Anh duy trì và kiểm sốt quyền lực chính trị và kinh tế của mình ở khu vực Đông Nam Á [43;14]. Hơn nữa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Sukarno theo đuổi đường lối độc lập trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình. Sukarno cho rằng các nước thực dân khơng được can thiệp vào các thuộc địa cũ ở châu Á và châu Phi cụ thể là Anh ở Malaysia và Hà Lan ở Indonesia. Các cường quốc phương Tây khác cũng không nên can thiệp vào các nước thuộc “Thế giới thứ ba”, bởi các nước thứ ba hồn tồn có thể đưa ra được chính sách độc lập về đối nội và đối ngoại của mình. Tuy nhiên, hồn cảnh giành độc lập của Malaysia khác Indonesia, sau khi độc lập Malaysia vẫn nằm trong khối Liên hiệp Anh. Malaysia đã kí với Anh hiệp định phịng thủ cho phép Anh duy trì căn cứ quân sự, kể cả một lực lượng dự trữ chiến lược của Liên hiệp Anh tại Mã Lai [6;1251].

Đỉnh điểm của mâu thuẫn hai nước là việc Indonesia đưa ra chính sách “Confrontasi” đối với Malaysia đã khiến mối quan hệ hai nước ngày càng căng thẳng và đối đầu nhau. Việc đưa ra chính sách “Đè bẹp liên bang Malaysia” (Ganyang Malaysia) của Indonesia, không chỉ khiến nước này đối đầu với Malaysia mà cịn đối đầu với các nước Anh, Mỹ. Có thể nói cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia thời kì này xuất phát từ sự cạnh tranh ý thức hệ. Bối cảnh chính trị trong nước và quốc tế vào những năm 60 đã tạo điều kiện cho Indonesia có mối quan hệ chặt chẽ với Liên Xơ, Trung Quốc, cũng như Malaysia có quan hệ chặt chẽ với Anh và các nước đồng minh [31;566]

Tiếu kết chương 1

Như vậy, kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tình hình thế giới đã có nhiều thay đổi. Cuộc đối đầu quyết liệt giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô tạo ra cuộc Chiến tranh lạnh đã có tác động đến toàn thế giới. Cuộc Chiến tranh lạnh không chỉ là một cuộc chạy đua vũ trang mà còn là cuộc chạy đua ảnh hưởng của hai nước lớn trong khu vực. Đồng thời đây chính là cuộc đối đầu giữa hai hệ tư tưởng giữa một bên là hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu với hệ tư tưởng Xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, cả hai bên đã tăng cường lôi kéo hầu hết các nước trên thế giới tham gia. Do đó, ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh bao trùm lên toàn bộ các nước ở khu vực.

Trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn khốc liệt thì sự ra đời của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa dã đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản quốc tế. Từ đây Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên thế giới kéo dài từ Đông sang Tây. Điều này đã dấy lên những hoài nghi và lo sợ chế độ cộng sản sẽ bao trùm lên các nước ở Châu Á. Do đó, Mỹ và các nước đồng minh đã thực hiện chủ trương ngăn chặn sự

bành trướng của Chủ nghĩa cộng sản bằng cách lôi kéo các nước khác tham gia vào các khối quân sự của mình.

Nằm trong khu vực quan trọng của thế giới, Đông Nam Á cũng chịu tác động mạnh mẽ của cuộc Chiến tranh lạnh, cuộc chạy đua vũ trang của hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. Đồng thời Đông Nam Á cũng là khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nước mà các quốc gia Đông Nam Á đã lựa chọn cho mình con đường riêng đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục và bùng lên ngày càng mạnh mẽ, giáng địn chí mạng vào các nước thực dân phương Tây. Sau khi giành được độc lập các nước này đều tỏ ra lo lắng trước tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các cường quốc lớn trên thế giới. Họ quan tâm tìm kiếm biện pháp nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và giảm sự ảnh hưởng của các nước lớn đối với mình.

Indonesia và Malaysia là hai nước có vai trị đặc biệt quan trọng ở Đơng Nam Á, vai trị vị trí của hai nước này không chỉ nằm ở số lượng dân cư lớn, nền kinh tế phát triển hơn mà vị thế của họ thể hiện ở tiếng nói của khu vực. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, hai nước Indonesia và Malaysia đã chịu tác động trực tiếp từ cuộc chiến tranh lạnh, phong trào giải phóng dân tộc, chính sách trung lập của các nước trên thế giới. Với con đường riêng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, hai nước đã phát sinh những mâu thuẫn bất đồng, mâu thuẫn này không chỉ thể hiện trên lĩnh vực ngoại giao mà còn dẫn đến cuộc đối đầu quân sự vào năm 1963 - 1965. Do đó, lịch sử thường nhắc tới mối quan hệ hai nước trong giai đoạn này với cụm từ “Confrontasi” hay “Ganyang Malaysia”[30;461]

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)