Sự căng thẳng giữa Indonesia và Malaysia thông qua các cuộc nổi dậy ở Brunei, Sarawak.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 71 - 73)

15 Trong thời kì khẩn cấp ở Mã Lai, chủ tịch Tengku Abdul Rahman đứng đầu của Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đã liên minh với Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (MCA) để đánh bạt ảnh hưởng của đảng

2.1.3. Sự căng thẳng giữa Indonesia và Malaysia thông qua các cuộc nổi dậy ở Brunei, Sarawak.

dậy ở Brunei, Sarawak.

Cuộc nổi dậy ở Brunei là một cuộc phản kháng chống lại thực dân Anh của Đảng Nhân dân Brunei dưới quyền A.M. Azahari và cánh quân sự của đảng là Quân đội Quốc gia Bắc Kalimantan (Tentera Nasional Kalimantan Utara, TNKU). Họ phản đối Liên bang Malaysia và muốn thiết lập một quốc gia Bắc Borneo bao gồm Brunei, Sarawak, và Bắc Borneo. Những lãnh đạo của Tổ chức Cộng sản Sarawak là Văn Minh Quyền và Hoàng Kỉ Tác biết về kế hoạch nổi dậy của A.M Azahari song ban đầu không sẵn sàng sử dụng chiến tranh du kích do sự hiện diện yếu của họ tại các tỉnh của Sarawak nằm liền kề với Brunei. Trong tháng 12 - 1962, Tổ chức Cộng sản Sarawak vẫn thiếu một cánh quân sự và các thành viên của tổ chức chưa trải qua huấn luyện quân sự. Sau cuộc nổi dậy của Đảng nhân dân Brunei thất bại, tổ chức Cộng sản Sarawak chuyển sang chính sách nổi loạn vũ trang từ tháng 1 - 1963. Những quân du kích của Tổ chức Cộng sản Sarawak chiến đấu bên Quân đội Quốc gia Bắc Kalimantan và lực lượng Indonesia trong Đối đầu Indonesia - Malaysia (1963 - 1965) [41;446].

Sau cuộc nổi dậy Brunei, những nhà cầm quyền Anh trên đảo Borneo hợp tác với Chi nhánh đặc biệt Malaysia để phát động một cuộc trấn áp những người bị nghi ngờ là cộng sản tại Sarawak khiến cho 700 - 800 thành viên Tổ chức Cộng sản Sarawak chạy sang phần Kalimantan (Borneo) thuộc Indoneisa. Tại đây, những người Cộng sản này nhận được sự huấn luyện quân sự từ chính phủ Indonesia. Cùng với Sukarno và Đảng Cộng sản Indonesia (PKI), những người cộng sản Sarawak phản đối Liên bang Malaysia mới thành lập vì cho đây là "âm mưu của chủ nghĩa thực dân mới" và ủng hộ thống nhất toàn bộ các vùng lãnh thổ do thực dân Anh quản lý tại Borneo

thành một quốc gia Bắc Kalimantan độc lập [36;11-41].

Tiếp theo các cuộc nổi dậy ở Brunei là cuộc nổi dậy của cộng sản Sarawak diễn ra tại Malaysia từ năm 1962 liên quan đến Đảng Cộng sản Bắc Kalimantan và Chính phủ Malaysia. Đây là một trong hai cuộc nổi dậy do lực lượng cộng sản lãnh đạo. Giống như trong thời kì tình trạng khẩn cấp Malaya (Malaya emergency) (1948–1960), quân nổi dậy Cộng sản Sarawak chủ yếu là người Hoa. Họ phản đối sự thống trị của Anh đối với Sarawak và sau đó phản đối việc lãnh thổ này tham gia Liên bang Malaysia. Cuộc nổi dậy ở Sarawak được kích hoạt từ cuộc nổi dậy Brunei năm 1962 nhằm chống lại đề xuất thành lập Malaysia. Cuộc nổi dậy này đã nhận được sự ủng hộ từ phía Indonesia. Do đó, cuộc nổi dậy đã kết hợp với Indonesia chống lại quân Malaysia cho đến khi kết thúc cuộc đối đầu năm 1965. Trong thời gian đó, hai đội hình qn sự chính của Đảng Cộng sản Bắc Kalimantan được thiết lập đó là Lực lượng Du kích Nhân dân Sarawak (SPGF), và Quân đội Nhân dân Bắc Kalimantan (NKPA) [39;489-513]

Các cuộc nổi dậy liên tiếp diễn ra càng khắc sâu thêm căng thẳng trong quan hệ Indonesia - Malaysia vốn không được tốt đẹp vào thời gian này. Trong khi Malaysia tìm mọi cách để truy kích tận gốc các cuộc nổi dậy của cộng sản thì Indonesia lại ra sức ủng hộ những cuộc nổi dậy cộng sản trên lãnh thổ Malaysia. Đỉnh điểm của căng thẳng phải nhắc tới sự kiện 9 - 1963 với sự ra đời Liên bang Malaysia, bao gồm Liên bang Malaya, quốc gia tự trị Singapore và các thuộc địa của Anh như Sarawak và Sabah. Đáp lại hành động trên của Indonesia, với sự giúp đỡ của Anh trong việc thành lập Liên bang thì mục tiêu chính của Anh trong việc thành lập liên bang này là đối phó lại với cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Kalimantan đang đòi được sáp nhập vào Indonesia, đồng thời dùng Liên bang này làm cơ sở ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản đang có xu hướng lan rộng ở Đông Nam Á. Để trả đũa cho hành động này, Indonesia đã ban hành một chính sách “Đối đầu” (Confrontation)

với Malaysia. Phản ứng lại hành động của Indonesia, sau khi thành lập Liên bang, Malaysia cũng cắt đứt quan hệ với nước láng giềng Indonesia [14;210]. Chính sách đối đầu của Sukarno về phía Liên bang Malaysia khơng chỉ liên quan đến Malaysia mà cịn là chính sách đối phó với các nước đứng sau nước này, cụ thể là Anh và các nước nằm trong khối thịnh vượng chung [48;2].

Tóm lại, từ năm 1957-1963 là giai đoạn hai nước có nhiều những nghi kị lẫn nhau xuất phát từ quan điểm của những người đứng đầu hai nước. Với bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều chia rẽ, sự hồi nghi lẫn nhau ngày càng lớn, những bất đồng không chỉ nằm ở thái độ, mà còn dẫn đến hành động thù địch. Indonesia trục xuất đại sứ Malaysia khỏi Jakarta. Tiếp sau đó, những người biểu tình ở Indonesia đốt đại sứ quán Anh ở Jakarta. Hàng trăm người biểu tình đã lục sốt các đại sứ quán Singapore tại Jakarta và nhà riêng của các nhà ngoại giao Singapore. Đối với Malaysia, những người biểu tình cũng đã tấn công đại sứ quán Indonesia tại Kuala Lumpur. Đỉnh cao của mâu thuẫn là việc Malaysia cắt đứt quan hệ với Indonesia, còn Indonesia thực hiện cuộc đối đầu bằng quân sự năm 1963 [56;128].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)