15 Trong thời kì khẩn cấp ở Mã Lai, chủ tịch Tengku Abdul Rahman đứng đầu của Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đã liên minh với Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (MCA) để đánh bạt ảnh hưởng của đảng
2.3. Bình thƣờng hóa quan hệ Indonesia và Malaysia
Từ năm 1965 tình hình kinh tế Indonsesia bị khủng hoảng nghiêm trọng, điều này đã làm cho mâu thuẫn chính trị giữa các phe phái nổi lên sâu sắc. Đêm ngày 30-9-1965, một nhóm sĩ quan quân đội được sự ủng hộ của những người Cộng sản tiến hành đảo chính nhưng khơng thành cơng. Sau sự kiện này qn đội chính phủ đã phản cơng lại những người đảo chính và Đảng cộng sản. Chỉ trong vòng hai năm từ 1965 đến 1966 nhiều Đảng viên cộng sản và những người dân tộc cánh hữu bị giết hại. Đảng cộng sản bị thiệt hại nghiêm trọng và bị đặt ra ngồi vịng pháp luật. Trước áp lực của quân đội, Tổng thống Sukarno buộc phải trao quyền Tổng thống cho tướng Suharto. Bắt đầu từ giai đoạn này Indonesia chuyển từ thời kì “Trật tự cũ” (Old order) (1950-1965) sang thời kì “Trật tự mới” (New old) [13;448].
Với thời kì “Trật tự mới” Suharto tiến hành trấn áp các thế lực chống đối, đồng thời đưa ra những quy định nghiêm ngặt về chính trị và tư tưởng. Các tướng lĩnh quân đội nắm giữ toàn bộ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Để ổn định tình hình Suharto tạo điều kiện cho các Đảng Hồi giáo phát triển để xây dựng chỗ dựa vững chắc cho mình. Đảng Quốc dân cũng trở thành lực lượng liên minh với tổng thống, đồng thời Tổng thống Suharto cũng từng bước tập trung quyền lực quân sự vào tay mình. Đặc biệt Suharto đã thực hiện bước ngoặt trong việc cải thiện quan hệ với các nước phương Tây nhất là đối với Mỹ. Do đó, với khả năng duy trì sự ổn định và lập
trường công khai chống cộng đã khiến cho Suharto được nhiều chính phủ phương Tây ủng hộ về mặt kinh tế và ngoại giao.
Một việc đặc biệt quan trọng đối với Suharto trong thời kì này là đảo ngược lại chính sách cũ và tăng cường mối quan hệ với Malaysia. Vì thế sau năm 1965, mối quan hệ chính trị giữa Indonesia và Malaysia được đánh dấu bằng hịa bình, hữu nghị, hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh sự thay đổi từ Indonesia, Malaysia từ sau năm 1965 cũng đã giải quyết quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng như Singapore, Brunei và đặc biệt là giải quyết xung đột với Indonesia thơng qua biện pháp hịa bình. Sau khi giải quyết căng thẳng với các nước láng giềng Malayia tiếp tục chính sách hướng về phương tây để tranh thủ vốn và kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế. Đối với các nước bảo hộ cũ là Anh, Malaysia vẫn tiếp tục phát triển quan hệ với các nước trong khối liên hiệp Anh, tiếng Anh vẫn được coi là ngôn ngữ thông dụng. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, chính phủ Malaysia ln tun bố không chủ trương chống Cộng sản nhưng sẽ không phải là nước cộng sản và không đi theo lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản. Với chính sách đối ngoại trên Malaysia cũng cải thiện được quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là cải thiện quan hệ với Indonesia.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, những bất đồng chính trị giữa Indonesia và Malaysia được thể hiện bằng mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước từ năm 1957-1965, đỉnh điểm của mâu thuẫn là cuộc đối đầu quân sự từ năm 1963 đến 1966. Những mâu thuẫn và đối đầu quân sự diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mỹ - Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Nhất là trong những năm 60 của thế kỉ XX, cuộc chiến giữa hai hệ tư tưởng này đang trong giai đoạn cao trào. Mặc dù, Malaysia tuyên bố độc lập năm 1957, nhưng đất nước này vẫn nằm trong khối Liên hiệp Anh và người Anh vẫn nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế. Do đó, những chính sách đối ngoại của Malaysia ít nhiều bị chi phối bởi nước Anh.
Bên cạnh đó Indonesia lúc này thực hiện chính sách trung lập và Đảng cộng sản Indonesia thời điểm này rất lớn mạnh. Vào năm 1965, trước khi âm mưu đảo chính thất bại và bị tiêu diệt, Đảng cộng sản Indonesia (PKI) có khoảng ba triệu đảng viên và hai mươi triệu đoàn viên. Ngoài ra, PKI còn lãnh đạo phong trào liên đoàn lao động gồm 3,5 triệu người và 9 triệu nông
dân. Indonesia cũng là một trong những nước đứng đầu phong trào không liên kết…Rõ ràng những hoạt động đối ngoại tích cực của chính phủ Sukarno nhằm thắt chặt mối quan hệ với các nước Xã hội chủ nghĩa và tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới và cũ đã trở thành cái gai trước mắt đối với các nước đế quốc. Do đó, để có cái cớ ngăn chặn Indonesia các nước Phương Tây đã dùng Malaysia như một công cụ để thực hiện tốt nhất mục đích của mình.
Cuộc đối đầu đã thể hiện những âm mưu của các nước đế quốc muốn tiêu diệt tận gốc lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới bằng nhiều biện pháp khác nhau bao gồm sử dụng lực lượng quân đội chính quy hay việc kích động những phần tử phản động làm các cuộc đảo chính nhằm lật đổ chính quyền khơng đi theo mục đích của các nước đế quốc. Trong khi Anh, Australia, New Zealand tham dự trực tiếp vào cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia thì Mỹ lại bí mật thực hiện một cách gián tiếp việc lật đổ chính phủ Sukarno trong nội bộ Indonesia. Do đó, vào tháng 9 năm 1965, cuộc đảo chính quân sự được sự ủng hộ trực tiếp của CIA đã lật đổ tổng thống Sukarno, thiết lập chế độ độc tài quân sự do Suharto đứng đầu. Suharto đã thiết lập “Trật tự mới” bằng cách xây dựng một chính quyền trung ương mạnh. Chế độ mới này ln duy trì sự ổn định và lập trường cơng khai chống Cộng sản đã khiến cho Suharto được nhiều chính phủ phương Tây ủng hộ về mặt kinh tế và ngoại giao trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chế độ mới đã đặt Đảng cộng sản và các tổ chức quần chúng ra ngồi vịng pháp luật, hạn chế quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đồng thời làm xấu đi quan hệ với quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa nhất là với Trung Quốc và Việt Nam.
Cuộc đối đầu đã thể hiện được sự chia rẽ trong nội bộ giữa các nước ở Đông Nam Á vào những năm 60 của thế kỉ XX. Trong khi thời gian này phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đơng Nam Á diễn ra mạnh mẽ nhằm thủ tiêu chế độ thực dân cũ và mới giành độc lập dân tộc và củng cố
nền độc lập mới giành được. Để đạt được mục tiêu, các nước Đông Nam Á nhận thức được tầm quan trọng của việc đoàn kết, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên sự sụp đổ của chính phủ Sukarno với những hành động tiến bộ là sự tổn thất lớn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á, cũng như phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh.
Chƣơng 3