Singapore, Sabah và Sarawak gia nhập Liên bang Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 52 - 54)

13 Ngày 28/12/1955 tại làng Baling, thuộc Kedah gần sát biên giới Thái Lan, Tengku Abdul Rahman, Tang Cheng Lock và thủ tướng Singapore David Marshall đã gặp tổng bí thư Đảng cộng sản là Trần Bình Rahman

1.3.3. Singapore, Sabah và Sarawak gia nhập Liên bang Malaysia

Năm 1946, Singapore được tách ra thành thuộc địa của Hoàng gia. Những lực lượng chống đối sự cai trị của người Anh cho rằng đây là âm mưu của London nhằm gây chia rẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và nhất là giữ lại một thuộc địa có ý nghĩa quan trọng về chiến lược kinh tế. Đảng cộng sản Mã Lai đã phát động nhiều cuộc đấu tranh chống lại kế hoạch này. Để đối phó lại thực dân Anh đã đặt Đảng cộng sản Mã Lai ra ngồi vịng pháp luật. Đồng thời thực dân Anh sử dụng lực lượng chính trị khác. Tháng 7 - 1948, đảng Tiến bộ đại diện quyền lợi của đại tư sản được thành lập cùng với một số tổ chức cơng đồn. Cùng với đó là Đảng hành động nhân dân do Lý Quang Diệu lãnh đạo. Đảng hành động này mau chóng nhận được sự ủng hộ tầng lớp tư sản, đặc biệt là người Hoa và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổ chức vào tháng 3 – 1948. Tổng thư kí Lý Quang Diệu của Đảng hành động nhân dân đứng ra thành lập chính phủ. Ngay khi lên cầm quyền đảng đã phải đối đầu ngay với nạn thất nghiệp, do tư bản nước ngồi tìm cách rút vốn khỏi Singapore vì sợ chính sách quốc hữu hoá của đảng. Trong đảng diễn ra cuộc đấu tranh kịch liệt giữa phe xã hội – cải cách và cánh tả.

Để đối phó với tình hình trên chính phủ bày tỏ nguyện vọng thống nhất với Mã Lai, nhưng cả giới cầm quyền lẫn giới kinh doanh Mã Lai đều chống lại Đảng hành động vì sợ đảng này sẽ có chính sách tả khuynh. Tuy nhiên đến đầu những năm 1960, nhằm ngăn chặn sự phát triển của phong trào tả khuynh, chính quyền Mã Lai thay đổi lập trường. Tháng 5 - 1961, khi Tungku Abdul Rahman trong một bài phát biểu ở Singapore đã nói rằng Mã Lai khơng thể đứng một mình và cần đạt được thoả thuận với Singapore, bắc Borneo, Brunei, Sarawak. Lý Quang Diệu ngay lập tức hoan nghênh [6;1255]. Đối với bắc Borneo, Brunei, Sarawak lại có thái độ khác nhau.

Bắc Borneo lưỡng lự với việc sát nhập vào liên bang Mã Lai. Họ nhận thức được sự lạc hậu về kinh tế và chính trị của họ và lo sợ người Hoa. Bản

thân Borneo đã bị cuộc chiến tranh của Nhật tàn phá nặng nề, đang tập trung vào công cuộc khôi phục kinh tế của mình. Nơi này khơng có đảng phái chính trị hay hệ thống bầu cử mà vẫn nằm dưới bộ máy cai trị độc tài theo kiểu gia trưởng. Họ nghi ngờ rằng dự án ở Mã Lai của Tungku Abdul Rahman che giấu một kế hoạch tiếp quản của người Mã Lai và người Borneo không muốn thay thế chế độ cai trị thuộc địa của Anh bằng sự thống trị của Mã Lai.

Sarawak đạt được nhiều tiến bộ hơn về chính trị nhưng mới chỉ tổ chức tổng tuyển cử lần đầu tiên vào năm 1959 để bầu các cơ quan chính quyền địa phương. Brunei tỏ rõ thái độ ủng hộ việc sáp nhập vào liên bang Mã Lai nhưng đảng chiếm ưu thế hơn trong cơ quan lập pháp mới thành lập lại ra sức phản đối. Vì vậy, việc đề nghị thành lập liên bang chưa thể thực hiện được. Những thống đốc của Borneo và Sarawak cũng như Cao uỷ Brunei cho rằng các lãnh thổ Borneo cần lập quan hệ chặt chẽ hơn trước khi họ gia nhập liên bang với Mã Lai và Singapore.

Tuy nhiên không lâu sau đó đã có cuộc họp của nhóm Mã Lai - Borneo của Hiệp hội nghị viện liên hiệp Anh và sự chống đối của các nhà lãnh đạo Borneo bắt đầu giảm xuống. Kết quả thành lập một Ủy ban Anh - Mã Lai dưới sự lãnh đạo của công tước Cobbold, cựu thống đốc ngân hàng Anh để tìm hiểu nguyện vọng của những người Borneo. Sau hai tháng đi thăm Sarawak và bắc Borneo vào đầu năm 1962, báo cáo của Ủy ban đã nhất trí việc sáp nhập. Theo đánh giá thì ở Sarawak có khoảng 20% cử tri phản đối và bắc Borneo ít hơn. Đến ngày 16 – 9 - 1963 Liên bang Malaysia được tuyên bố thành lập bao gồm Liên bang Mã Lai, Sarawak, bắc Borneo (sau đổi tên là Sabah), Sigapore. Tuy nhiên Liên bang này không tồn tại được lâu do những bất đồng về lợi ích kinh tế và chính trị của mỗi bên tham gia. Đến năm 1965, Singapore tách khỏi liên bang.[70]

Việc sáp nhập và tách khỏi Liên bang Malaysia có tác động trực tiếp tới mối quan hệ của hai nước Indonesia và Malaysia. Với việc gia nhập của

Singapore vào Malaysia cùng với các thuộc địa của Anh là Sabah và Sarawak, đặc biệt là với âm mưu của Anh trong việc thành lập liên bang này là để đối phó lại với cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Kalimantan đang đòi được sáp nhập vào Indonesia, đồng thời dùng liên bang này làm căn cứ quân sự chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và các nước trung lập tích cực. Chính âm mưu của các nước đế quốc và việc gia nhập Liên bang Malaysia của Singapore, Sabah và Sarawak khiến Indonesia lo ngại về một Đại Mã Lai ngay bên cạnh đất nước mình. Điều này càng khắc sâu thêm mâu thuẫn về lãnh thổ của hai nước Indonesia và Malaysia giai đoạn từ 1957 đến 1965.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)