Sự can thiệp từ bên ngoài trong cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 79 - 82)

15 Trong thời kì khẩn cấp ở Mã Lai, chủ tịch Tengku Abdul Rahman đứng đầu của Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đã liên minh với Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (MCA) để đánh bạt ảnh hưởng của đảng

2.2.3. Sự can thiệp từ bên ngoài trong cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia

Như vậy, trong những năm 1963 - 1965, hai bên đã tiến hành nhiều chiến dịch tấn cơng lẫn nhau. Thậm chí có lúc qn Indonesia đã dùng quân đội chính quy xâm nhập biên giới lãnh thổ của Malaysia khiến cho Malaysia phải kêu gọi sự giúp đỡ của lực lượng quân Đồng minh là Anh và các nước thuộc khối thịnh vượng chung. Mặc dù chiến sự chỉ diễn ra khu vực biên giới hai nước nhưng cũng gây những tổn thất nặng nề cho Indonesia và Malaysia.

Từ cuối năm 1965 tình hình chiến sự có sự thay đổi, khi quân Malaysia với sự giúp sức chủ yếu của Anh đã tiêu diệt được lực lượng quân đội chính quy Indonesia ở chiến trường. Mặt khác, tình hình chính trị ở Indonesia có những bất ổn lớn làm suy yếu bộ máy chính quyền của Sukarno. Cuộc đảo chính ngày 1 – 10 - 1965 của tướng Suharto, với sự dàn dựng và chỉ đạo trực tiếp từ các cố vấn Mỹ, Anh, Australia…đã lật đổ chính quyền của tống thống Sukarno. Do đó, cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước giảm dần từ năm 1965 [43;318].

2.2.3. Sự can thiệp từ bên ngoài trong cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia Malaysia

Cuộc đầu quân sự giữa Indonesia và Malaysia không chỉ bao gồm lực lượng qn đội của hai nước, mà cịn có sự tham gia của lực lượng bên ngoài như quân đội Anh, Australia, New Zealand và Mỹ. Với những toan tính riêng các nước đã tham gia một cách trực tiếp hoặc giáp tiếp trong cuộc đối đầu quân sự này.

Trước hết là sự can thiệp của Anh: khi tham gia vào cuộc đối đầu này

nước Anh đã phải thực hiện trong bí mật. Gần hai mươi năm sau, cụ thể vào 1974, nước Anh mới tiết lộ cho thế giới biết một cách rộng rãi về việc tiến hành các chiến dịch hỗ trợ quân đội Malaysia trong cuộc chiến tranh với Indonesia. Mục tiêu chủ yếu của Anh là củng cố lực lượng của Khối thịnh

vượng chung và tiêu diệt ảnh hưởng của phong trào cộng sản tràn sang Malaysia. Với phương châm là khơng được kích động phía Indonesia leo thang xung đột và không để cho thế giới biết sự can thiệp của mình, nhất là không muốn làm xấu đi quan hệ giữa Anh với Malaysia, nước Anh đã cung cấp cho phía Malaysia nguồn vũ khí và kế hoạch tác chiến cụ thể và hiệu quả.

Sự can thiệp từ phía Australia: sự tham gia của Australia trong cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia được chế định bởi cam kết được ghi trong Cục Dự trữ chiến lược Viễn Đông. Cục Dự trữ được thành lập vào năm 1955 nhằm để theo dõi sự phát triển của bất kỳ sự xâm lược nào của chủ nghĩa cộng sản đối với các nước không theo chế độ cộng sản ở Đông Nam Á. Ban đầu Australia không không muốn làm xấu đi mối quan hệ của họ với Indonesia. Nhưng trước những đợt tấn công của lực lượng Indonesia đối với lãnh thổ Malaysia, chính phủ Australia đã chấp nhận yêu cầu của Malaysia. Vào tháng 2 - 1965, Australia đã gửi quân đội đến Borneo nhằm hỗ trỡ cho Malaysia và Anh. Theo đó, tiểu đồn đầu tiên ở Australia là RAR3 đã đến Borneo tháng 3 - 1965 và hoạt động tại Sarawak cho đến cuối tháng 7. Trong thời gian này, tiểu đoàn tiến hành mở rộng hoạt động trên cả hai bên biên giới. Tiếp đến Lữ đoàn 28, RAR 4 cũng phục vụ trong Sarawak từ tháng tư đến tháng 8 -1966. Lữ đoàn thứ 28 cũng hoạt động ở phía bên biên giới Indonesia và tham gia vào các cuộc đụng độ với quân đội chính quy của Indonesia. Đặc biệt, tàu của Hải quân Hoàng gia Australia cũng được điều tới, hỗ rợ cho chiến dịch trên” [65].

Cũng như Anh, Australia tham gia vào liên minh SEATO, hỗ trợ Malaysia với mục đích cốt lõi là ngăn chặn sự lan tràn của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Điều này được minh chứng bằng sự kiện ngày 10 – 11 - 1964, thủ tướng Menzies đã tuyên bố với Quốc hội Australia rằng “tình hình chiến lược của Australia đang có sự thay đổi và khơng được để Indonesia trở thành Cộng sản”[69].

Sự tham gia của New Zealand: mặc dù được độc lập vào năm 1947 nhưng trên thực tế New Zealand vẫn chịu ảnh hưởng ảnh hưởng lớn từ nước Anh cả về chính trị lẫn kinh tế. Đặc biệt New Zealand còn là một thành viên tích cực trong Đế quốc Anh, nước này đã nhiều lần tham chiến cùng quân đội Anh. Do đó, trong cuộc đối đầu giữa Indonesia và Malaysia, dưới sự yêu cầu của Anh, New Zealand đã đưa lực lượng quân đội của mình tham gia để hỗ trợ Malaysia. Vào năm 1965, New Zealand đã đưa lực lượng không quân vào Borneo, phối hợp với lực lượng Anh và Australia thực hiện các cuộc tấn công Indonesia. Mục tiêu của New Zealand khi tham gia cuộc đối đầu này cũng nhằm gây thiện chí với Anh và nằm trong mục tiêu chung chống lại xu hướng Cộng sản hóa ở các nước.

Sự tham gia của Mỹ: mặc dù, Mỹ không tham gia trực tiếp vào việc đưa

quân tới chiến trường để ủng hộ Malaysia nhưng Mỹ lại chính là lực lượng đứng sau quân nổi dậy để thực hiện mục tiêu lật đổ chính phủ Sukarno của Indonesia. Để thực hiện âm mưu này từ giữa thập niên 1950, Mỹ bắt đầu huấn luyện cũng như cung cấp trang thiết bị cho quân đội Indonesia làm cuộc đảo chính lật đổ Sukarno. Cuộc đảo chính lần thứ nhất diễn ra vào tháng 11 - 1956 tại Indonesia thực hiện dưới sự giật dây của Mỹ nhưng thất bại. Sau đó, các cuộc bạo động quân sự đã xảy ra tại nhiều vùng ở Trung và Bắc Sumatra. Suốt từ 1957 - 1958, CIA đã kích động các cuộc bạo loạn tại những vùng như Sumatra và Sulawesi, nơi Công ty Caltex và nhiều công ty dầu mỏ khác của Mỹ đang đầu tư mạnh. Từ 1959 - 1965, Mỹ đã cung cấp 64 triệu USD cho các tướng lĩnh thuộc phe đối lập. Mục đích của Mỹ là loại trừ Đảng Cộng sản và phong trào đấu tranh chống thực dân hóa ở Indonesia để an tâm đầu tư kinh tế lẫn chính trị [41;444].

Sự tham gia của Liên Xô: nước này không tham gia trực tiếp vào cuộc

trong việc viện trợ kinh tế và quốc phịng cho Indonesia. Trang bị vũ khí của quân đội Indonesia thời gian này phần lớn từ Liên Xô.

Sự tham gia của Trung Quốc: Trung Quốc là nước đóng vai trị quan

trọng trong việc ủng hộ chính trị của Indonesia. Trung Quốc ủng hộ Indonesia trong việc tập hợp các lực lượng Á – Phi, chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Đặc biệt Trung Quốc hết sức giúp đỡ Đảng cộng sản Indonesia và giữ vững chính phủ Sukarno [24;30]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)