Về an nin h chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 88 - 91)

15 Trong thời kì khẩn cấp ở Mã Lai, chủ tịch Tengku Abdul Rahman đứng đầu của Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đã liên minh với Hiệp hội người Hoa ở Mã Lai (MCA) để đánh bạt ảnh hưởng của đảng

3.1.2. Về an nin h chính trị

Mối quan hệ căng thẳng giữa Indonesia và Malaysia trong những năm 1957 - 1965 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Indonesia. Đặc biệt là cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước từ năm 1963 đến năm 1965 đã khiến Indonesia khơng những chỉ đối phó với riêng Malaysia mà cịn phải lo đối phó với rất nhiều nước lớn như Anh, Australia, New Zealand. Đặc biệt là Indonesia - một nước vừa giành được độc lập đã phải lo đối phó với nước thực dân mạnh về quân sự như Anh.

Để trả đũa việc Indonesia luôn ngăn cản thực dân Anh thành lập Liên bang Malaysia, vào tháng 9 - 1964 nước Anh phủ nhận biên giới biển của Indonesia bằng cách cho một lực lượng đặc nhiệm hải quân đi qua eo biển Sunda (nằm giữa Sumatra và Java) mà Indonesia cho là chủ quyền của mình. Cuộc khủng hoảng chỉ thực sự lắng dịu lúc người Indonesia cho phép tàu chiến Anh đi qua vùng biển mà Indonesia tuyên bố chủ quyền của mình, tuy bằng con đường dài hơn qua eo biển Lombok. Như vậy, Indonesia đã chủ động chấm dứt leo thang xung đột, nhưng Anh cũng nhượng bộ Indonesia không đi qua vùng biển tranh chấp. Những căng thẳng xung đột trong quan hệ giữa Indonesia và Malaysia là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đối đầu giữa Anh và Indonesia trong vụ khủng hoảng eo biển Sunda [32;112]. Vì vậy khi nói tới tác động của mối quan hệ hai nước đối với tình hình chính trị Indonesia khơng thể khơng nói tới cuộc đầu đầu giữa Anh và Indonesia trong vụ khủng hoảng eo biển này. Đi sâu vào cuộc khủng hoảng sẽ giúp chúng ta đánh giá lại hậu quả của chính sách “Confrontasi” của Indonesia đối với Malaysia, bởi với việc đối đầu với Malaysia, Indonesia gặp phải những phản

ứng gay gắt từ các nước đế quốc thực dân như Anh và các nước trong Khối thịnh vượng chung, Hoa Kỳ…

Nguồn gốc vụ khủng hoảng là quan niệm của Indonesia về lãnh hải quốc gia theo Học thuyết quần đảo được công bố trong Tuyên ngôn Djuanda năm 1957 [33;120-124]. Nhà cầm quyền Jakarta vạch một đường nối liền các đảo ngoài cùng của quần đảo với nhau khẳng định chủ quyền tuyệt đối ở tất cả vùng biển nằm trong đường đó và tuyên bố lãnh hải của mình là 12 hải lý từ đường này trở ra. Tuyên ngôn đơn phương Djuanda không phù hợp với luật quốc tế chỉ công nhận lãnh hải của Indonesia nằm trong phạm vi ba hải lý; ngồi khu vực đó là vùng biển quốc tế mà tàu bè các nước được tự do qua lại.

Tuy nhiên tuyên ngôn Djuanda coi khu vực nằm giữa các đảo Indonesia là hải phận nước mình, trái với quan niệm truyền thống xem mỗi đảo có một lãnh hải ba hải lý; khu vực trong quần đảo nhưng ngồi giới hạn đó là vùng biển quốc tế. Nếu tàu các nước không được đi qua khu vực mà Indonesia tuyên bố chủ quyền, thì việc sử dụng đường biển quốc tế sẽ bị cản trở, như biển Java, eo biển Sunda và eo biển Lombok, những nơi có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế đối với càng cường quốc hàng hải lớn. Vì thế, Hoa Kỳ và Anh không công nhận Học thuyết Quần đảo của Indonesia, tiếp tục coi khu vực giữa các đảo là vùng biển quốc tế. Hải quân các nước phương Tây vẫn di chuyển theo đường biển trong Quần đảo Indonesia để chứng tỏ họ được quyền đi qua. Năm 1958, hải quân Hoa Kỳ đã tỏ ra coi thường Tuyên ngôn Djuanda bằng cách cho một đội tàu khu trục đi qua hai eo biển Lombok và Makassar. Tuy nhiên Indonesia khơng phản đối vì cho rằng các tàu Mỹ lúc đó khơng đe dọa đến an ninh quốc gia. Nhưng khi một hàng không mẫu hạm Anh đi qua biển Java và eo biển Sunda tháng 8 - 1964, đúng lúc Anh và Indonesia đang đối đầu gay gắt nhất, thì Jakarta phản ứng bằng cách tuyên bố từ nay tàu bè nước ngoài phải xin phép bằng văn bản trước khi qua vùng biển

Indonesia. Tuyên bố đó đã tước bỏ quyền tự do đi lại của các cường quốc hàng hải lớn qua eo biển quốc tế trong phạm vi quần đảo Indonesia [34;319].

Phản ứng của Jakarta khiến người ta lo ngại hậu quả có thể xảy ra khi hàng khơng mẫu hạm nước ngồi qua eo biển Sunda. Sỡ dĩ có mối lo ngại đó vì hàng khơng mẫu hạm và máy bay chiến đấu trên tàu thường gây lo ngại cho các nước ven biển. Việc qua lại của tàu đó ít khi được coi là một cuộc quá cảnh thường lệ, nhất là ở thời kỳ căng thẳng.

Chính sách hàng hải của Anh tại Đông Nam Á trong thời gian Anh đối đầu với Indonesia được thi hành khi q trình phi thực dân hóa đang diễn ra, đặc biệt là kế hoạch trao quyền tự trị trong khối Thịnh vượng chung cho các thuộc địa ở khu vực. Q trình phi thực dân hóa kết thúc với việc thành lập Liên bang Malaysia tháng 9 - 1963, bao gồm Liên bang Mã Lai, Singapore, Sarawak và Bắc Borneo, một sự kiện bị Indonesia phản đối. Trước thái độ thù địch của Jakarta, người Anh tìm cách xây dựng một liên minh chống trả, vận động Hoa Kỳ ủng hộ đường lối cứng rắn của mình. Người Anh lôi kéo Australia và New Zealand vào liên minh chống Indonesia, nhưng lúc đầu không thành công. Washington, Canberra và Wellington lo ngại thái độ không khoan nhượng của Anh có thể dẫn đến xung đột leo thang. Ba chính phủ ra sức chống mưu toan của London muốn kéo họ vào cuộc đối đầu, và tìm cách kiềm chế chính sách cứng rắn của Anh. Tuy nhiên, căng thẳng của hai bên đã không leo thang khi mỗi bên đều biết kiềm chế tránh dẫn đến thiệt hai về người và vật chất [15;20].

Kết thúc cuộc khủng hoảng mỗi bên có sự đánh giá khác nhau theo quan điểm của nước mình. Tuy nhiên bài học đắt giá nhất mà Indonesia nhận được là chiến tranh khiến Indonesia chịu thiệt hại về mọi thứ vì thế các tướng lĩnh không muốn mở rộng thêm xung đột. Các tướng lĩnh Indonesia đã bí mật

thương lượng với Malaysia mà tổng thống Surkano không biết. Mặc dù ủng hộ chủ trương đối đầu của tổng thống, nhưng quân đội khơng q nhiệt tình ủng hộ chủ trương đó. Họ muốn hạn chế xung đột ở mức thấp và chú ý đối phó với đối thủ trong nước để duy trì ảnh hưởng ở xã hội Indonesia.

Như vậy, cuộc đối đầu giữa Indonesia và Anh trong cuộc khủng hoảng eo biển Sunda đã chứng tỏ được chính sách đối đầu của Indonesia đối với Malaysia đã có tác động như thế nào đối với tình hình an ninh, chính trị đối với đất nước này. Mối quan hệ căng thẳng giữa Indonesia và Malaysia giống như cuộc xung đột quốc tế mà trong đó Indonesia khơng chỉ đối phó với một nước mà cịn lo đối phó với nhiều nước đế quốc thực dân như Anh và các nước trong Khối thịnh vượng chung (Australia, Canada, New Zealand), sau đó là Hoa Kỳ16…

Khơng chỉ lo đối phó với Anh, Indonesia cịn lo đối phó với Mỹ. Như đã biết Indonesia là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, cũng là quốc gia lớn nhất Đông Nam Châu Á và nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng của các tuyến đường thương mại quốc tế. Indonesia đóng vai trị quan trọng đối với sức mạnh kinh tế của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á [57;20].

Trong việc duy trì ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (đặc biệt là ở khu vực Đơng Nam Á) thì vai trị của Mỹ trong các vấn đề của Indonesia được xem là quan trọng. Nhất là vào những năm 60 của thế kỉ XX, sau thắng lợi của các nước Đông Dương, phong trào cộng sản phát triển mạnh, Liên Xơ, Trung Quốc có nhiều biện pháp viện trợ giúp đỡ quân du kích cộng sản ở nhiều nước khác. Do đó, Anh và Mỹ càng đẩy mạnh việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn sang các nước cịn lại ở Đơng Nam Á,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)