Những bất đồng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Indonesia và Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 60 - 63)

13 Ngày 28/12/1955 tại làng Baling, thuộc Kedah gần sát biên giới Thái Lan, Tengku Abdul Rahman, Tang Cheng Lock và thủ tướng Singapore David Marshall đã gặp tổng bí thư Đảng cộng sản là Trần Bình Rahman

2.1.1. Những bất đồng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Indonesia và Malaysia

MALAYSIA GIAI ĐOẠN 1957 - 1965

2.1. Những bất đồng chính trị giữa Indonesia và Malaysia giai đoạn 1957 - 1962 - 1962

2.1.1. Những bất đồng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Indonesia và Malaysia và Malaysia

Trong những năm từ 1957 đến 1962, quan hệ Indonesia và Malaysia đã bắt đầu xuất hiện những bất đồng, mâu thuẫn. Những bất đồng này xuất phát từ sự khác nhau trong quan điểm và ý thức hệ mỗi bên. Đặc biệt là những nghi kị xuất phát từ quan điểm khác nhau của hai nhà lãnh đạo: tổng thống Sukarno (Indonesia) và Thủ tướng Abdul Rahman (Malaysia) được thể hiện rõ trong chính sách đối nội và đối ngoại của mỗi bên

Có thể thấy rằng, bối cảnh trong nước và quốc tế đã tạo nên chính sách mới của Sukarno. Trước những bất ổn về tình hình chính trị trong nước vào năm 1957, Tổng thống Sukarno bắt đầu thực hiện những cải tổ về chính trị, chủ trương thực hiện “Nền dân chủ có chỉ đạo” (Guided demo cracy). “Nền dân chủ có chỉ đạo” là hệ thống chính trị phản ánh những quan điểm chính trị của Sukarno. Từ năm 1926, Sukarno đã viết cuốn sách nổi tiếng có tựa đề: Chủ nghĩa dân tộc, Đạo Hồi và chủ nghĩa Mác, nêu rõ khuynh hướng hòa hợp theo các trào lưu tư tưởng nói trên. Trên cơ sở đó, Sukarno đưa ra khẩu hiệu

NASAKOM (Viết tắt của ba từ Nasionalisme, Agama Komunisme có nghĩa là chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản) thể hiện sự hòa hợp và thống nhất dân tộc [47;168]. Sukarno cho rằng phải thay thế nền dân chủ tự do của phương Tây du nhập vào Indonesia bằng thể chế cộng đồng - gia trưởng truyền thống tiêu biểu của Indonesia và thành lập một chính phủ trực thuộc quyền chỉ đạo điều hành của Tổng thống [13;447]

Tư tưởng “Dân chủ có chỉ đạo” của Sukarno được sự ủng hộ tích cực của Đảng Quốc dân, Đảng cộng sản và Tướng A.Nasution - tham mưu trưởng quân đội. Nội các mới được thành lập đã phải đối phó với các lực lượng đối lập để ổn định tình hình chính trị. Tuy nhiên, lực lượng quân sự do tướng Nasution cầm đầu ngày càng trở nên có thế lực và bất đồng với Tổng thống và Đảng cộng sản. Trong bối cảnh đó, tháng 8 - 1959, Sukarno cơng bố Tun ngơn chính trị mang tính cương lĩnh khẳng định việc thiết lập “nền dân chủ có chỉ đạo”, thực hiện việc cải tổ bộ máy chính trị theo Hiến pháp cách mạng năm 1945. Theo đó, luật tự trị của các địa phương được hủy bỏ, nghị viện giải tán. Ngày 15 – 8 - 1960, Quốc hội hiệp thương nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất được thành lập. Để xoa dịu sự chống đối của lực lượng quân đội, năm 1962 Sukarno cử tướng Nasution làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Lãnh tụ của Đảng cộng sản là cũng được tham gia nội các mới

Trong các chuyến đi từ năm 1956 đến 1960 sang thăm các nước trong hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa cũng như trong phe trung lập, tổng thống Sukarno đã nhiều lần tỏ rõ ý kiến cá nhân trong những vấn đề quốc tế. Theo tổng thống Sukarno trước mắt là phải loại bỏ chủ nghĩa thực dân ra khỏi thế giới, đình chỉ thử vũ khí ngun tử, chấm dứt chiến tranh, hợp tác kinh tế và văn hóa giữa các nước khơng kèm điều kiện chính trị và quân sự. Ơng cịn nói rõ chính sách đối ngoại trung lập của nước Indonesia là: “Trong vấn đề chiến tranh và hòa bình, giữa chủ nghĩa đế quốc và giải phóng dân tộc, chúng tôi không trung lập mà đứng hẳn về phía hịa bình và độc

lập”[12;120]. Với quan diểm như trên, nên từ năm 1957 khi Liên bang Malaya tuyên bố thành lập dù khơng cơng khai phản đối nhưng Indonesia đã có sự ngờ vực lớn về mục đích thành lập liên bang này của các nước đế quốc, đặc biệt là sự ngờ vực Malaysia là sân sau của thực dân Anh.

Để nhấn mạnh quan điểm riêng của mình, trong bài diễn văn “Xây dựng lại thế giới” (“To build the World Anew”) mà Tổng thống Sukarno đọc trước đại hội đồng liên hiệp quốc ngày 30 – 9 - 1960 vạch ra những đường lối lớn trong chính sách đối ngoại của Indonesia là: dựa vào Hiến pháp năm 1945; mang tính chất tự chủ và tiến bộ, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân; nhằm thực hiện các mục đích của cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn cho các dân tộc, thuộc địa khác, phục vụ hịa bình thế giới. Sukarno phản đối sự phân tích của nhà bác học Anh Lord Bertrand Rusel rằng thế giới phân chia thành hai khối, một theo Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và một theo Tuyên ngôn cộng sản. Sukarno cho rằng thế giới cịn có một khối thứ ba nữa là khối các nước Á - Phi theo chính sách tự chủ và tích cực [43;94]. Tuy nhiên đến tháng 9 - 1961 tại Hội nghị các nước không liên kết ở Belgrade, Sukarno đã sửa lại sự phân tích trên của ơng và cho rằng nhân loại trên thế giới hiện nay chia thành hai khối: khối những nước mới trỗi dậy gọi tắt là NEFO (New Emerging Forces) và khối những nước bảo thủ còn tồn tại viết tắt là OLDEFO (Old Established Forces). NEFO bao gồm các nước Á Phi, Mỹ La Tinh, xã hội chủ nghĩa, chiếm ¾ nhân loại đang đấu tranh cho công bằng, tự do. OLDEFO bao gồm các nước đế quốc, thực dân mới và các lực lượng phản động trên thế giới. Do đó, mục tiêu cốt lõi của Sukarno là đập tan chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới [35;19].

Cùng với đó, trong những năm 1960, Sukarno ngày càng có xu hướng thân với các nước cộng sản. Việc một số thành viên của Đảng cộng sản (PKI) tham gia nội các với Sukarno càng làm gia tăng chính sách thân

cộng sản của Sukarno. PKI cũng là đảng đầu tiên ở Indonesia lên án việc thành lập Liên bang Malaysia. Chính sách ủng hộ cộng sản của Sukarno đã gặp phải sự phản đối nhiều nhà lãnh đạo trong nước và quốc tế như Anh, Mỹ và các nước đồng minh. Tuy nhiên nhiều nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc lại ủng hộ quan điểm và chính sách của Sukarno.

Ngược lại với quan điểm trên của Sukarno, dưới bối cảnh tình hình chính trị trong nước có nhiều điểm khác biệt, nhà lãnh đạo Abdul Rahman cho rằng những hoài nghi của Indonesia về Malaysia là khơng có căn cứ. Việc Mã Lai lần lượt tiến hành các cuộc đấu tranh buộc chính phủ Anh trao trả nền độc lập nhằm chứng tỏ việc thành lập Liên bang Malaya là kết quả q trình đấu tranh khơng ngừng nghỉ của nhân dân chứ không phải là sự thỏa hiệp với Anh như Indonesia suy nghĩ. Để chuẩn bị cho việc tuyên bố độc lập, ngày 2 – 7 - 1957, Hiến pháp mới của Liên bang Malaya được công bố. Theo quy định của Hiến pháp mới, cơ quan lập pháp gồm hai viện: Thượng viện (gồm 38 thành viên, trong đó có 22 thành viên được bầu từ 11tiểu bang và 16 thành viên do nhà vua bổ nhiệm). Hạ viện gồm 100 thành viên được bầu từ các khu vực trong nước. Chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội, thủ tướng và nhà vua do hội đồng tối cao (bao gồm những người đứng đầu các bang) bầu chọn. Nhà vua phải hoạt động theo sự cố vấn của nội các và phải bảo vệ địa vị của người Mã Lai. Các tiểu bang cũng thành lập chính phủ và hội nghị lập pháp riêng của mình. Hiến pháp mới quy định tiếng Mã Lai là quốc ngữ, tiếng Anh là ngơn ngữ giao tiếp hành chính trong 10 năm kể từ sau khi độc lập. Hồi giáo là quốc giáo, các hoạt động khác được hoạt động tự do [13;432]

Ngày 31 – 8 - 1957, Liên bang Malaya tuyên bố độc lập trong khuôn khổ khối Liên hiệp Anh.14

Chính phủ mới được thành lập đứng đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)