Mối quan hệ của Indonesia và Malaysia với hai khố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 25 - 30)

5 Khối Warszawa là một hiệp ước quân sự được kí kết tại Warszawa (Ba Lan) vào năm 19 giữa tám nước

1.1.2. Mối quan hệ của Indonesia và Malaysia với hai khố

Cùng với bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và liên minh Xô – Trung được thiết lập cũng tác động to lớn tới chính sách của các nước Mỹ và đồng minh đối với các nước ở khu vực Đông Nam Á. Sự lo sợ về việc Chủ nghĩa cộng sản từ Trung Quốc tràn tới các nước Đông Nam Á đã khiến Mỹ và đồng minh tìm cách thiết lập ở khu vực này lá chắn để ngăn chặn Chủ nghĩa cộng sản, trong đó hai nước Malaysia và Indonesia là những nước nhận được sự chú ý của cả Liên Xô và Mỹ. Điều này được chứng minh bằng hàng loạt những sự kiện tiêu biểu.

Vào ngày 2 – 10 - 1949 nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập. Ngay sau đó, Liên Xơ, các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Mơng Cổ, Cộng hịa nhân dân Triều Tiên lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao

với Trung Quốc. Như vậy, với sự ra đời của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới và trải dài từ châu Âu sang châu Á. Đồng thời mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng được cải thiện đáng kể sau khi hai Đảng cộng sản có mâu thuẫn trong thời kì nội chiến Trung Quốc[29;68].

Ngày 16 – 12 - 1949, một phái đoàn Trung Quốc do chủ tịch Mao Trạch Đông dẫn đầu sang thăm Liên Xô. Đến tháng 2 - 1950, hai bên đã kí Hiệp định về việc Liên Xơ chấp thuận cấp cho Trung Quốc một khoản tín dụng 300 triệu USD trong thời hạn 5 năm với lãi suất 1%/năm. Bên cạnh đó hai nước cũng kí Hiệp định về đường sắt Trường Xuân, cảng Lữ Thuận và Đại Liên. Các quyền lợi của tuyến đường sắt Trường Xuân sẽ lập tức được trao trả lại cho Trung Quốc ngay sau khi kí kết hịa ước với Nhật. Cảng Đại Liên sẽ có hướng giải quyết sau khi kí hịa ước với Nhật và trong thời gian đó tạm thời do Trung Quốc trả cho Liên Xơ chi phí xây dựng các cơ sở vật chất tại cảng này từ năm 1945. Hai nước cũng thỏa thuận sử dụng cảng Lữ Thuận như là căn cứ hải quân chung khi Trung Quốc đề nghị trong trường hợp có sự xâm lược từ bên ngoài.

Tuy nhiên kết quả quan trọng nhất là việc Liên Xô chấp thuận liên minh với Trung Quốc qua việc kí kết Hiệp ước Hữu nghị, đồng minh, và tương trợ có giá trị trong vịng 30 năm vào ngày 14 – 2 - 1950. Hiệp ước này có ý nghĩa vơ cùng to lớn, đảm bảo cho an ninh của Liên Xô và Trung Quốc ở Viễn Đông và Châu Á. Hiệp ước cũng tăng cường vị thế của Liên Xô trong khu vực châu Á. Đặc biệt với sự hình thành liên minh Trung - Xơ đã làm thay đổi tương quan lực lượng xã hội chủ nghĩa ở châu Á nói riêng và trên phạm vi thế giới nói chung. Nhất là việc Trung Quốc - một quốc gia đông dân nhất thế giới liên minh với Liên Xô làm cán cân quyền lực nghiêng về thế giới cộng

sản và có tác động to lớn tới nhiều nước khác ở Đông Nam Á trong đó có Indonesia.

Trong thời kì từ 1950 - 1959, Indonesia được mô tả như là thời kì “dân chủ tự do” và có xu hướng tiến gần hơn với các nước Xã hội chủ nghĩa Liên Xô - Trung Quốc. Do đó, vào tháng 4 - 1950 một phái đoàn cấp cao của Indonesia đã tới Moscow để đàm phán, trao đổi với các cơ quan ngoại giao. Năm 1950, Liên Xô hỗ trợ Indonesia là thành viên tại Liên Hợp Quốc và sự kiện này đánh dấu sự phát triển của quan hệ Liên Xô - Indonesia trong những năm 1950 đến năm 1954 [46;215]. Cũng trong tháng 4 - 1950 Indonesia thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hoà nhân dân Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc lần đầu tiên đến Jakarta vào năm 1950.

Một giai đoạn mới trong quan hệ Liên Xô – Indonesia bắt đầu vào năm 1952 khi tình hình chính trị trong nước Indonesia thay đổi. Sau khi Ali Sastroamidjojo, một nhà lãnh đạo cánh tả của Đảng quốc dân Indonesia (Partai Nasional Indonesia, PNI) lên nắm quyền tháng 3 - 1954 các cuộc trao đổi ngoại giao giữa Liên Xơ và Cộng hịa Indonesia đã diễn ra. Đại sứ Indonesia đầu tiên đã đến Moscow là Subandrio và đại sứ Liên Xô đầu tiên ở Jakarta là Zhukov. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cũng tạo động lực cho việc truyền bá Chủ nghĩa cộng sản tại Indonesia. Đồng thời các nhà lãnh đạo Liên Xô cũng tăng cường việc làm suy yếu ảnh hưởng của phương Tây ở Indonesia.

Đặc biệt việc Indonesia từ chối tham gia vào khối quân sự SEATO, Liên Xơ càng đánh giá cao hơn nữa vai trị của Indonesia và hỗ trợ nước này tổ chức hội nghị không liên kết ở Bandung. Việc hợp tác chặt chẽ của Indonesia với Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác củng cố vị trí nước này trong quan hệ với các cường quốc phương Tây. Năm 1956, chính phủ Indonesia đơn phương bãi bỏ các điều ước đã ký với Hà Lan vào

năm 1949 như là một điều kiện để Hà Lan công nhận độc lập đối với Indonesia. Tuy nhiên, vấn đề độc lập của Tây Irian vẫn chưa được giải quyết. Trong khi tất cả các nội các của Indonesia trước đó đã cố gắng để giải quyết vấn đề Tây Irian thông qua đàm phán trực tiếp với Hà Lan, thì chính phủ Ali Sastroamidjojo đã đem Tây Irian ra Liên Hợp Quốc để nhận sự giúp đỡ từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác.

Việc thân thiết giữa Indonesia với Liên Xô, Trung Quốc đã gây ra phản ứng đối với các nước phương Tây, nhất là thái độ của Mỹ, Anh và các nước đồng minh. Đó là việc các nước này muốn sử dụng Malaysia - một nước láng giềng ngay bên cạnh Indonesia như là một lá chắn nhằm hạn chế những ảnh hưởng cộng sản từ Liên Xô - Trung Quốc vào Indonesia. Hành động này của các nước phương Tây buộc Indonesia phải tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần và chính trị của Liên Xơ, Trung Quốc và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Năm 1958, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã bắt đầu cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí cho Indonesia như máy bay dân sự và quân sự, tàu.

Đối với Malaysia, do giành độc lập trong hoàn cảnh vẫn phải phụ thuộc Anh nên chính phủ của Abdul Rahman đã tăng cường quan hệ với các nước tư bản phương Tây. Tháng 9 – 1957 chính phủ Abdul Rahman ký với Anh hiệp ước phịng thủ chung, theo đó Anh và Mã Lai sẽ tiến hành những hoạt động quân sự chung trong trường hợp xảy ra cuộc tiến cơng từ ngồi vào lãnh thổ Mã Lai hay vào các thuộc địa Anh ở Viễn Đông hay Đơng Nam Á. Đồng thời Anh có thể sử dụng các căn cứ quân sự của mình ở Mã Lai cho những hoạt động trong khuôn khổ khối SEATO. Anh sẽ trợ giúp Mã Lai xây dựng quân đội nhằm làm căn cứ chống lại ảnh hưởng của phong trào cộng sản tràn sang Malaysia.

Như vậy, điểm qua bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những chuyển biến to lớn. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai cường quốc Mỹ

và Liên Xô đã tạo ra cuộc “Chiến tranh lạnh”. Đây là cuộc chiến tranh do Mỹ phát động, tuy “cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu” nhưng ln ln ở tình trạng đối đầu căng thẳng, quyết liệt, nhằm mục tiêu “ngăn chặn” rồi đi đến tiêu diệt Liên Xô. Chiến tranh lạnh không chỉ dừng lại ở chỗ “không nổ súng, không đổ máu” mà đã phát triển thành những cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, những cuộc xung đột quân sự mang tính khu vực giữa hai cực Xô – Mỹ và hai khối Đông - Tây. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cực Xô – Mỹ, hai khối Đông -Tây bắt đầu từ thập niên 50, lên đến đỉnh cao vào thập niên 70. Cả hai nước Xô – Mỹ đều tăng cường ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phịng thủ tối đa của mình. Bên cạnh đó hai nước cịn tìm mọi biện pháp nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình ở nhiều nước trên thế giới.

Indonesia và Malaysia là hai nước lớn trong khu vực Đông Nam Á. Sau năm 1945 cả hai nước đều tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống ách nơ lệ thực dân. Do đó trong q trình phát triển của mình với xu hướng khác nhau cả hai nước đều chịu sự tác động to lớn từ bối cảnh cuộc “Chiến tranh lạnh” do Mỹ và Liên Xô đứng đầu.

1.2. Bối cảnh khu vực

Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai các nước phương Tây đã bị suy yếu vai trị của mình tại các thuộc địa trên thế giới. Chiến thắng của đồng minh chống phát xít đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các thuộc địa ở Á, Phi, Mỹ La Tinh vùng dậy đấu tranh tự giải phóng mình. Cuộc đấu tranh này được sự ủng hộ mạnh mẽ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác và đồng thời đẩy các nước thực dân đế quốc phải thừa nhận nền độc lập của các dân tộc thuộc địa. Trong xu thế đó, các nước đế quốc buộc phải thừa nhận quyền tự quyết của các dân tộc theo Hiến chương Liên hợp quốc, nhưng đồng thời cũng dùng mọi thủ đoạn chính trị để mua chuộc, gây sức ép với nhân dân các nước thuộc địa, hịng tiếp tục duy trì lợi ích thực dân ở các nước này.

Tuy nhiên, việc các quốc gia độc lập mới ở châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh lần lượt ra đời và thủ tiêu chế độ thuộc địa là quy luật tất yếu của thời đại. Đặc biệt kể từ sau “Năm Châu Phi 1960”6, các nước đế quốc thực dân, thậm chí bảo thủ nhất cũng nhận ra rằng họ đã khơng thể cưỡng lại được làn sóng giành độc lập dân tộc từ các nước châu Á và châu Phi. Trong bài phát biểu nổi tiếng “Wind of change” vào cuối chuyến công du châu Phi (tháng 1- 1960), thủ tướng Anh Macmillan nói: “Chúng ta đã chứng kiến sự thức dậy của ý thức dân tộc từ các dân tộc mà trong nhiều thập kỉ sống trong sự phụ thuộc vào các cường quốc. Mười lăm năm trước đây, ý thức này đã lan rộng khắp châu Á. Các quốc gia với những chủng tộc và văn hóa khác nhau đưa ra yêu sách về một nền độc lập. Hôm nay, sự việc tương tự lại đang diễn ra ở châu Phi và điều gây ấn tượng nhất cho tôi từ khi tôi rời London một tháng trước đây là sự mạnh mẽ của ý thức dân tộc tại nơi đây. Ngọn gió đổi thay này đang thổi qua các châu lục, và dẫu chúng ta có thích hay khơng thì sự phát triển của ý thức dân tộc là một yếu tố chính trị mà chính sách quốc gia của chúng ta phải tính đến”[42;75]. Lời phát biểu này cho thấy làn sóng đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ nền độc lập dân tộc đã tác động lên toàn bộ các nước trên thế giới. Điều này cũng ảnh hưởng đến chính sách ngăn chặn của các nước đế quốc, thực dân đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

1.2.1. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập ở Đông Nam Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ indonesia và malaysia giai đoạn 1957 – 1965 những bất đồng chính trị (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)