Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác Mai Châu – Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 37 - 40)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba

1.7.2.1. Mô hình phát triển DLCĐ tại Bản Lác Mai Châu – Hòa Bình

Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thị xã Hòa Bình khoảng 60 km, là nơi cư trú của người Thái trắng với 5 dòng họ người dân tộc Thái sinh sống ở bản Lác là Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc… Người Thái trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóa dân tộc lâu đời và đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Bản Lác được lựa chọn là “làng văn hóa” trong vùng vào những năm 60 và 70. Vào những năm 1980, bản bắt đầu đón khách du lịch, trong đó chủ yếu là từ khối Xô Viết Đông Âu, và khách du lịch phương Tây (đầu những năm 1990). Hiện nay, cả bản có 93 hộ gia đình, nghề nghiệp chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Một bộ phận nhỏ các hộ gia đình trong bản đã tham gia tích cực vào dịch vụ du lịch như dịch vụ nhà nghỉ tại gia, biểu diễn văn hóa, mô phỏng các làng nghề thủ công, dẫn khách tham quan quanh bản…

Khách du lịch muốn đến tham quan bản Lác phải mua vé tại UBND huyện. Tiền bán vé được chuyển trực tiếp cho chính quyền địa phương, dân bản không được hưởng lợi trực tiếp. Giá của các nhà nghỉ tại gia ở bản Lác từ 50.000 – 100.000VNĐ/người/đêm bao gồm ăn uống. Khách du lịch không phải trả tiền xem biểu diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhưng phải trả tiền xem biểu diễn văn nghệ (50.000 VNĐ/người) và các tour tham quan. Bán các đồ thủ công là một trong những nguồn thu chính của cộng đồng. Những hộ gia đình thu được nhiều lợi nhuận nhất khoảng từ 200 triệu VNĐ mỗi năm. Thu nhập trung bình mỗi hộ dân đón nhận khách là khoảng từ 3 – 5 triệu VNĐ/tháng. Cuối năm, các hộ dân phải đóng góp 10% thu nhập của mình cho chính quyền huyện. Tuy nhiên, số tiền này được sử dụng như thế nào và có hể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ, còn 90% thu nhập được các hộ sử dụng cho mục đích tiêu dùng và nâng cấp nhà cửa. [9]

Các bên liên quan

Công ty du lịch Hòa Bình là một cơ quan nhà nước dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. Đây là công ty đầu tiên phát hiện điểm du lịch của vùng và quan tâm đến việc mở loại hình du lịch đi bộ mới và những nơi du khách nghỉ chân ngoài bản Lác.

Mặt khác, các cấp chính quyền địa phương lại thụ động: ban lãnh đạo huyện Mai Châu không tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch của bản. Việc thu thập số liệu về khách du lịch hàng tháng tới bản là trách nhiệm của phòng kinh tế huyện Mai Châu.

Và không có một tổ chức phi chính phủ hay một cơ sở đào tạo năng lực nào tại địa phương tham gia các hoạt động du lịch của bản Lác.

Những tác động

Hoạt động du lịch đã tác động mạnh mẽ đến bản thông qua việc tạo ra nhiều việc làm cho không chỉ những lao động trực tiếp mà cả gián tiếp cho những người dân cung cấp cho các hộ đón khách như bán thổ cẩm, thực phẩm và biểu diễn nghệ thuật. Những gia đình làm ăn tốt thường đóng góp nhiều hơn để xây dựng bản như hệ thống giao thông hoặc nước.

Bên cạnh đó, khách du lịch còn là nhân tố góp phần khôi phục những điệu múa, những phong tục tập quán, những ngôi nhà theo phong cách kiến trúc truyền thống với một môi trường thiên nhiên xanh sạch đẹp của bản.

Những tồn tại và thách thức

Vấn đề đặt ra là bản cần phải bảo tồn những ngôi nhà truyền thống (do nhiều nhà bị thay mái rơm bằng ngói) và ngăn chặn việc lấp ao cá để lấy bãi đất trống hoặc bãi đỗ xe, số lượng cây xanh cũng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nét văn hóa từ việc mặc trang phục truyền thống của người phụ nữ cũng không còn tồn tại ngoại trừ những lúc biểu diễn văn nghệ. Sản phẩm lưu niệm như thổ cẩm cũng bị pha trộn với hàng của các dân tộc khác, thậm chí là hàng công nghiệp, hàng Trung Quốc.

Mặc dù người dân có trách nhiệm quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ nhưng nguồn khách hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và các dịch vụ hỗ trợ khách. Hiện tại, vẫn chưa có một đơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác, chính vì vậy mà mỗi hỗ phải tự tổ chức công việc làm ăn và liên hệ với các công ty lữ hành để đón khách.

Người dân bản không được giúp đỡ về mặt tài chính và kinh nghiệm của các tổ chức trong và ngoài nước hay cơ quan các cấp lãnh đạo của Nhà nước, dù họ rất muốn được cung cấp các khóa đào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách. Hơn nữa, vấn đề bảo tồn tài nguyên và bản sắc văn hóa dân tộc chưa được quan tâm thường xuyên, các vấn đề liên quan đến du lịch như chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch vẫn còn là chủ đề được bàn thảo và tranh luận.

Bài học thu được

Một cộng đồng lớn mạnh và được tổ chức chặt chẽ chính là điều kiện thuận lợi để phát triển thành công mô hình du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, phải tiến hành quy trình xây dựng năng lực cho địa phương, điều này đòi hỏi mất nhiều thời gian mới có thể tự hoạt động và kinh doanh.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các công ty du lịch. Bởi thực tế cho thấy những hộ gia đình thành công nhất trong bản là những hộ có mối quan hệ khăng khít với các công ty này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)