Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊC HỞ BA VÌ
2.5. Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì
2.5.5. Phân tích đánh giá của cộng đồng dân cư về hoạt động DLCĐ
Đối với những đánh giá của cộng đồng dân cư về DLCĐ, tác giả dùng nhóm câu hỏi với thang đo likert 5 cho sự lựa chọn của mỗi đáp viên, trong đó có các ý kiến:
1 – Hoàn toàn không đồng ý 2 – Không đồng ý
3 – Bình thường 4 – Đồng ý
5 – Hoàn toàn đồng ý
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0.8 Giá trị trung bình tương ứng:
(1) 1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý
(2) 1.81 – 2.60: Không đồng ý
(3) 2.61 – 3.40: Bình thường
(4) 3.41 – 4.20: Đồng ý
Với mức thang đo này, nhóm câu hỏi tác giả đưa ra hoàn toàn có độ tin cậy cao - 0.697 (phụ lục 2, bảng 6). Tuy nhiên, điều tác giả quan tâm là có sự khác biệt nào trong đánh giá của các đáp viên về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn hay quy mô gia đình hay không.
Với giả định: Ho: “Có sự khác biệt”
Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định Oneway ANOVA. Với độ tin cậy của thang đo là 95%, (α = 0.05) thì giả thiết Ho được chấp nhận để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng về mức độ hài lòng khi thỏa mãn hai điều kiện:
Điều kiện cần: Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất. Điều kiện đủ: Chỉ số sig. ≤ α = 0.05.
Kết quả như sau (phần được bôi thể hiện cho giả thuyết Ho: “Có sự khác biệt”):
Ý kiến
Mức ý nghĩa theo các nhóm (sig.)
Giới tính Độ tuổi QMGĐ Nghề nghiệp TĐHV
Sẵn sàng giới thiệu cho khách
phong tục tập quán người Dao .693 .000 .146 .001 .000
KDL có ý thức đối với môi
trường, cảnh quan. .265 .000 .175 .001 .000
Khôi phục nghề thêu là điều cần
thiết .032 .036 .098 .001 .018
KDL hứng thú với những làn
Nếu KDL mua sản phẩm địa phương thì người dân nên bán đắt hơn bình thường
.194 .000 .000 .000
Chính quyền địa phương có hỗ trợ người dân trong việc phát triển nghề thuốc nam
.234 .000 .000 .000 .000
Người dân có thể tạo thêm thu
nhập cao nhờ đón KDL .992 .000 .000 .000 .000
Quý vị muốn bảo tồn văn hóa
chữ Nôm Dao .968 .000 .014 .000 .000
Quý vị sẵn sàng đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tham gia các khóa đào tạo để đón tiếp KDL
.078 .000 .000 .000 .000
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng hỏi)
Về giới tính
Đánh giá của nhóm người khác nhau về giới tính có sự khác nhau đối với ý kiến “khôi phục nghề thêu là điều cần thiết” và “khách du lịch có hứng thú với những làn điệu dân ca của người Dao”. Mặc dù sự khác nhau không quá lớn, mức đánh giá trung bình của nam giới và nữ giới cho ý kiến thứ nhất là 3,69 – 3,51 và ý kiến thứ hai là 3,75 – 3,46 (phụ lục 2, bảng 12) đều là những giá trị nằm trong khoảng mang nghĩa đồng ý. Như vậy, nếu tiếp tục duy trì và phát triển cả hai loại văn hóa này thì đây sẽ là điều kiện để có thể thu hút đông đảo lượng khách du lịch, phát triển du lịch bền vững và góp phần bảo tồn văn hóa trong đời sống của đồng bao Dao ở Ba Vì.
Có sự khác biệt về các nhóm độ tuổi khi đánh giá mức độ đồng ý với các ý kiến sau: Ý kiến Giải thích Khách du lịch sẽ có ý thức về môi trường và cảnh quan tự nhiên
Qua phân tích số liệu cho thấy, mặc dù có sự khác biệt trong đánh giá về ý kiến này giữa các nhóm tuổi, tuy nhiên giá trị khác biệt không rõ rệt, cụ thể đánh giá cao nhất là nhóm người ở độ tuổi 35 trở về có mức đánh giá trung bình là 2,58; và thấp nhất là nhóm người trên tuổi 59 chỉ có đánh giá ở mức 1,62 (phụ lục 2, bảng 13). Song dễ nhận thấy là dù ở độ tuổi nào, các đáp viên đều không đồng ý với quan điểm này. Có thể thấy, đón khách du lịch sẽ giúp cho cộng đồng dân cư có cơ hội tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện kinh tế gia đình và địa phương, tuy nhiên họ lại e ngại việc cảnh quan thiên nhiên và môi trường của địa phương họ bị phá vỡ vì sự thiếu ý thức của khách du lịch. Đây là điều cần lưu ý để đóng góp cho giải pháp phát triển DLCĐ.
Khôi phục nghề thêu là điều cần thiết
Đánh giá trung bình giữa nhóm những người có độ tuổi khác nhau hầu như không có sự chênh lệch cao, và đều cho quan điểm đồng ý với ý kiến này. Như vậy, dù ở lứa tuổi nào mọi người đều cho rằng việc khôi phục và gìn giữ nghề thêu là việc làm cần thiết, đây được coi là một nét văn hóa đẹp của người Dao nói chung và phụ nữ người Dao nói riêng. Duy chỉ có nhóm đáp viên trẻ tuổi (dưới 15) cho quan điểm trung lập đối với ý kiến này. Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu cho thấy, không chỉ những người trẻ tuổi này mà thậm chí những người trung niên cũng ngày càng thiếu hiểu biết về nghề thêu truyền thống và những ý nghĩa văn hóa trên hình thêu. Thực tế, ngoài vốn quý của nghề thuốc nam, nếu nghề thêu được nhanh chóng khôi phục như mong muốn của
đồng bào Dao, thì đây được xem là điều kiện văn hóa có thể thu hút được khách du lịch và phát triển DLCĐ ở Ba Vì. Quý vị sẽ sẵn sàng đầu tư về cơ sở vật chất cũng như tham gia các khóa đào tạo để đón tiếp khách du lịch
Hầu hết những người nhiều tuổi đều có tinh thần và thái độ nhiệt tình trong việc đầu tư cho phát triển du lịch. Sự khác biệt trong đánh giá của những người trên 35 tuổi thường không có sự chênh lệch nhau, và đều hoàn toàn đồng ý. Chỉ khác biệt hơn khi đối chiếu với nhóm người trẻ (từ 34 tuổi trở về) cho đánh giá ở mức 3,38 – mặc dù không hoàn toàn đồng ý nhưng họ cho thấy quan điểm trung lập với ý kiến này. Như vậy không quá khó khăn trong việc tác động tinh thần của nhóm người này để phục vụ phát triển du lịch.
(Các số liệu về giá trị trung bình xem thêm ở phụ lục 2, bảng 13).
Về quy mô gia đình
Ý kiến dò hỏi người dân về “khách du lịch có hứng thú với làn điệu dân ca của người Dao” hay không, cũng cho những quan điểm khác nhau giữa các đáp viên có quy mô gia đình khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt là không rõ ràng. Giữa nhóm có quy mô gia đình từ 3 người trở lên, cho quan điểm đồng ý, và nhóm có quy mô gia đình là 1 hoặc 2 người có quan điểm trung lập. Như vậy, khi đề ra giải pháp chỉ cần quan tâm đến cách thức để duy trì và phát triển các làn điệu dân ca của người Dao mà không cần quan tâm đến yếu tố quy mô gia đình.
Khi hỏi về mức độ đồng ý với ý kiến „sẵn sàng đầu tư để phục vụ du lịch“ thì tiếp tục có sự chênh lệch cao giữa nhóm đáp viên có quy mô gia đình cao với nhóm đáp viên có quy mô gia đình thấp. Cụ thể những nhóm có quy mô gia đình trên 4 người có mức đánh giá trung bình đạt 4,14 cho rằng đồng ý với quan điểm trên, trong khi với nhóm đáp viên mà quy mô gia đình là 1 người có mức đánh giá trung bình là 2,00 đưa ra quan điểm không đồng ý, những nhóm có quy mô gia đình là 2 người và 3 người thì cho quan điểm trung lập (phụ lục 2, bảng 14). Thực tế cho
thấy, để tham gia tổ chức DLCĐ đòi hỏi hộ gia đình phải có nguồn nhân lực nhất định để tham gia vào các hoạt động phục vụ cho du khách, vì thế những hộ gia đình có nhiều nhân khẩu thường có khả năng tham gia tổ chức DLCĐ cao hơn.
Về nghề nghiệp
Khôi phục lại nghề thêu là điều cần thiết đối với hầu hết các nhóm đối tượng nghề nghiệp, cao nhất là đánh giá của nhóm người không có việc (4,14) và nhóm đối tượng làm nông nghiệp 3,75 (phụ lục 2, bảng 15), có sự khác biệt đối với những người thuộc nhóm ngành công nhân viên chức, tuy nhiên họ không phải không đồng tình với ý kiến này. Điều này cho thấy nghề nghiệp quyết định kinh tế của người dân, càng những người có kinh tế khó khăn thì họ đánh giá cao đối với ý kiến này. Song, khôi phục nghề thêu không những mang lại lợi ích về kinh tế cho người dân mà còn giúp họ khôi phục lại nền văn hóa nhằm thu hút khách du lịch và phát triển du lịch.
Việc có sẵn sàng đầu tư để phục vụ du lịch cũng theo tinh thần ấy đối với các nhóm có nghề nghiệp khác nhau. Hầu như mọi người khi được hỏi đều có thái độ rất tốt đối với việc phát triển du lịch cộng đồng, tuy nhiên đầu tư về tài chính vẫn còn nhiều đối tượng còn đắn đo, nhất là nhóm người không có việc làm và làm nông nghiệp, điều này dễ hiểu bởi họ là những người bị chi phối về kinh tế, kinh tế đều quyết định hành động hành động của họ. Ngay cả nhóm đối tượng làm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp dù cũng có thái độ tích cực, song khi được hỏi họ vẫn cần có vốn để được đầu tư. Do đó, khi đề ra giải pháp có thể lưu ý đến việc xin đầu tư, hỗ trợ như cho vay vốn của chính quyền.
Về trình độ học vấn
Có sự khác biệt về đánh giá ý kiến “khôi phục nghề thêu là điều cần thiết” và ý kiến “sẵn sàng đầu tư để phục vụ du lịch”
Với ý kiến thứ nhất, đánh giá càng cao đối với những đối tượng có trình độ học vấn cao hơn. Song, dù có trình độ học vấn thấp hay cao, mọi người đều cho
rằng người Dao họ cần khôi phục nghề thêu, họ muốn duy trì những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Duy chỉ có nhóm những người không biết chữ đưa ra quan điểm trung lập, với mức đánh giá trung bình là 3,36. Có thể thấy những người có trình độ học vấn cao hơn, họ sẽ hiểu biết hơn về việc bảo tồn văn hóa, đó là việc làm hết sức thiết thực cho sự phát triển du lịch bền vững.
Bên cạnh đó, họ cũng sẵn sàng đầu tư để tham gia DLCĐ cũng như tham gia các khóa đào tạo để phục vụ khách du lịch. Thực tế cho thấy, những cá nhân, những hộ có trình độ học vấn càng cao sẽ dễ tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như sự nhạy bén nắm bắt thông tin thị trường, cơ hội kinh doanh. Đồng thời, có trình độ học vấn cao cũng sẽ nhận thức tốt hơn về lợi ích mà DLCĐ mang lại, từ đó sẽ có khả năng tham gia tổ chức DLCĐ tốt hơn. Đánh giá trung bình có sự khác biệt rõ hơn ở nhóm đối tượng có trình độ học vấn là cao đẳng và đại học – 4,21, thực sự khác biệt so với nhóm đối tượng có trình độ ở bậc tiểu học – 3,20.