Phân tích Attitude – thái độ tham gia du lịch của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 65 - 67)

Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊC HỞ BA VÌ

2.5. Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì

2.5.3. Phân tích Attitude – thái độ tham gia du lịch của cộng đồng

Khi điều tra về thái độ của người dân đối với sự phát triển của du lịch cộng đồng tại xã Ba Vì, các câu trả lời này đều có kết quả trả lời khá tích cực.

Nếu với câu hỏi về kỹ năng phục vụ khách du lịch được hỏi ở trên, có đến 84% số người được hỏi trả lời chưa được đào tạo kỹ năng nào thì ở đây, hầu hết trong số đó đều muốn tham gia các lớp đào tạo kỹ năng giao tiếp với mong muốn được đón tiếp và phục vụ khách du lịch (82,31%).

Tất cả 350 người được hỏi đều muốn làm du lịch, nếu không phải tự đón khách du lịch (46%) thì họ lại muốn liên kết với các công ty du lịch (54%), tuy nhiên trong số những người muốn liên kết với công ty du lịch, phần lớn họ chỉ mong muốn các công ty chỉ làm trung gian đón khách và họ chính là những người thu nhập chính. Điều này cho thấy, người dân đã nhận thức được vai trò và quyền lợi về phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch.

Tất cả các đáp viên đều muốn làm du lịch tại địa phương, tuy nhiên vẫn có đến 10,86% số đáp viên e ngại vì khách đến tham quan nhiều hơn. Khi được hỏi lý do, trong số ít đó có người không trả lời, có người cho rằng vì họ sợ khách du lịch đến mang những văn hóa không thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của họ, có khi lại gây nên những ô nhiễm môi trường vì rác thải từ sự thiếu ý thức của khách du lịch, hay sự thiếu ý thức của khách làm phá vỡ cảnh quan tự nhiên... Người dân cũng không ngại đón đối tượng khách là người nước ngoài, mặc dù trình độ sử dụng ngoại ngữ (như phân tích ở trên) là hạn chế, nếu chỉ 35,14% đáp viên muốn đón khách là người Việt Nam thì có đến 53,43% số họ muốn đón cả hai đối tượng khách là cả trong nước và ngoài nước. Khi được phỏng vấn sâu, họ cho rằng, nếu khách là người trong nước thì họ dễ dàng phục vụ hơn vì quen được văn hóa, ngôn ngữ nên dễ tiếp cận hơn; còn đối với khách nước ngoài, họ muốn tìm hiểu tính cách, con người, cũng như muốn nhận được khoản thu nhập cao hơn.

Có đến 88% số người được phỏng vấn cho rằng họ muốn cả gia đình họ được tham gia du lịch. Thực tế, họ cho rằng, du lịch cộng đồng nếu được phát triển tại ngay địa phương có thể giúp họ có được công ăn việc làm tại chỗ, không mất thời gian đi làm xa nhà mà có thể mang lại khoản thu nhất định phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình. Chỉ một số ít – 12% đáp viên còn lại không muốn điều này,

bởi hầu hết họ và gia đình là những người có công việc ổn định, thu nhập của họ cũng đủ khá giả để trang trải cho cuộc sống. Họ cho rằng, du lịch cộng đồng nếu phát triển tại địa phương sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện và mang lại thu nhập cao so với công việc hiện tại mà họ đang làm. Tuy nhiên, nếu có những dự án phát triển du lịch được tiến hành tại xã, họ lại sẵn sàng tham gia để có thể phục vụ du lịch (cụ thể xem phần kết quả khảo sát ở phụ lục 2, bảng 3)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)