Phân tích Skill – kỹ năng tham gia du lịch của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 64 - 65)

Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊC HỞ BA VÌ

2.5. Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì

2.5.2. Phân tích Skill – kỹ năng tham gia du lịch của cộng đồng

Để tham gia vào du lịch cũng như phát triển DLCĐ đòi hỏi người làm du lịch phải có kỹ năng, đáng quan tâm là cộng đồng dân cư. Nếu điều kiện tài nguyên và nhân văn chỉ là điều kiện cần thì, yếu tố kỹ năng là một trong những điều kiện đủ để DLCĐ phát triển. Qua bảng thống kê từ kết quả điều tra trên cho thấy, với 350 người tham gia trả lời, hầu hết các đáp viên đều chưa được đào tạo kỹ năng nào để đón tiếp và phục vụ khách du lịch, số người trả lời với phương án „không“ là 294 người, chiếm 84%. Số ít người tuy trả lời có được đào tạo kỹ năng như hướng dẫn (16%), giao tiếp (9,43%),..nhưng chỉ ở mức sơ sài vì có tham gia tập huấn thông qua dự án „Phát triển mô hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội“

Với câu hỏi về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, không khó để tác giả dự đoán được tỷ lệ những người biết sử dụng các kiểu ngôn ngữ. Điều tra cho thấy, tất cả các đáp viên được hỏi đều biết nói cả hai thứ tiếng là tiếng Kinh và tiếng Dao. Như vậy, từ sau cuộc vận động hạ sơn, cũng như sát nhập địa giới về đất thủ đô, người Dao đã hòa nhập và có chung tiếng nói với người Kinh, nhưng vẫn giữ được tiếng

nói của họ. Tỷ lệ người biết nói tiếng Anh (5,71%) chủ yếu là những người trẻ tuổi và những người là cán bộ xã. Cũng có số ít (3,14%) số người biết sử dụng ngôn ngữ khác, mà cụ thể là tiếng Trung. Khi được hỏi thêm, một số người có cho biết đó là bởi họ trước đây có di dời hay đi làm ăn xa phía khu biên giới giáp Trung Quốc nên việc sử dụng tiếng Trung được xem như là giao tiếp cơ bản mà thôi.

Đối với những văn hóa tiêu biểu của người Dao còn được lưu giữ đến nay, có 328 người (chiếm 93,7% số đáp viên) hiện còn có khả năng chế biến và bốc thuốc nam, ca hát là nhu cầu sinh hoạt văn nghệ phổ biến của người Dao và tỷ lệ người còn biết hát các làn điệu dân ca của dân tộc Dao chiếm 76,57%; thấp hơn là những người biết thêu thùa – 22%. Người đọc được chữ Nôm Dao rất ít, chỉ 19,14% trong số 350 đáp viên; và họ học chữ Nôm Dao chủ yếu để làm thầy cúng, thường là những người có chức vụ làm cán bộ xã, bí thư, chủ tịch...trước tiên là họ muốn được lòng dân. Bởi có biết cúng, làm thầy của dân thì dân mới bầu. Điều tra cho thấy con số làm thầy cúng rất ít, chỉ chiếm 9,14%.

Văn hóa văn nghệ của dân tộc Dao sẽ trở thành điểm nhấn để thu hút khách du lịch thông qua biểu diễn văn nghệ, nếu như người dân biết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đó. Theo kết quả điều tra được từ 350 đáp viên được hỏi, phần lớn người dân biết hát các làn điệu dân ca, tuy nhiên trong số 76,57% đáp viên trả lời biết hát các làn điệu dân ca của người Dao thì chỉ 60,86% có thể sử dụng nó để biểu diễn văn nghệ và phục vụ khách du lịch, người biết chơi các trò chơi dân gian chiếm 32,57%, biết chơi các nhạc cụ dân tộc chiếm 24,86%. Và chỉ rất ít số đáp viên được điều tra lại không biết những trò này (11,14%) (xem thêm ở phụ lục 2, bảng 2). Như vậy, hầu hết người dân đều có khả năng tham gia biểu diễn văn nghệ, và vấn đề duy trì và xâu chuỗi các giá trị văn hóa này để phục vụ phát triển du lịch chỉ là vấn đề về thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)