Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 34 - 35)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba

1.7.1.1. Tại làng Ghandruk thuộc khu bảo tồn Annapurna – Nepal

Giới thiệu chung

Ghandruk là một trong hai làng thuộc dự án bảo tồn vùng Annapurna – Nepal (có diện tích rộng 7629 km2, ở vùng núi Hymalaya). Dân cư ở đây thuộc các sắc tộc và tôn giáo khác nhau bao gồm các dân tộc thiểu số là Gurung, Thakali và Manangba. Họ đã từng sống ở đây nhiều thế kỷ nên có một nền văn hóa, phong tục tập quán và nhiều lễ hội phong phú, hấp dẫn du khách. Nguồn thu chủ yếu của người dân ở đây là từ nông nghiệp, chăn nuôi trang trại và một phần nhỏ đi xuất khẩu lao động. Làng Ghandruk nằm trong điều kiện khí hậu khác nhau – từ cận đới đến ôn đới, sa mạc và khô, khu vực này được thiên nhiên ban cho điều kiện tuận lợi cho cá loại động thực vật phát triển. [18],[24],[29]

Tháng 12/1986, được sự hỗ trợ của ACAP (Dự án khu bảo tồn thiên nhiên), vùng Annapurna đã bắt đầu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với mục đích bảo tồn thiên nhiên, môi trường, dự án đã cam kết người dân địa phương được thừa hưởng mọi thành quả lợi ích từ hoạt động du lịch trong vùng. Dự án mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về tài nguyên, về du lịch, các phương pháp quản lý hoạt động du lịch địa hương để cộng đồng hiểu biết và thao tác tốt công việc. Ban quản lý dự án dần trao quyền cho cộng đồng trong mọi lĩnh vực trong đó có du lịch.

Các dịch vụ phục vụ du khách bao gồm dịch vụ kinh doanh lưu trú dưới dạng nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, một số cộng đồng dân bản địa trở thành người hướng dẫn cho khách đi bộ tham quan rừng, dãy núi Hymalaya, leo núi…

Mô hình đã huy động được nhiều đơn vị tham gia gồm: đơn vị tổ chức ACAP (Annapurna Conservation Area Project), HMTTC (trung tâm đào tạo khách sạn). Đơn vị hỗ trợ là KMTNC (King Mahendra Trust for Nature Conservation) đã hỗ trợ cộng đồng về hoạch định, quản lý, thực thi kế hoạch và tài chính cho cộng đồng. Tham gia của các già làng trưởng bản góp phần động viên, nhắc nhở các thành viên cộng đồng. Cộng đồng dân cư người thực hiện các dịch vụ du lịch và tham gia bảo vệ môi trường.

Những tác động

- Xóa đói giảm nghèo cho người dân trong vùng, đặc biệt là các cộng đồng sống dựa vào điều kiện thiên nhiên

- Tạo ra thu nhập, giải quyết được công ăn việc làm bằng các dịch vụ du lịch, đặc biệt tạo nhiều việc làm cho phụ nữ

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa truyền thống dân tộc

- Nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ về tài chính, kinh nghiệm tổ chức

- Chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng - Có sự cam kết với cộng đồng về quyền lợi và chia sẻ lợi ích,

Nhận xét

Có thể thấy mô hình phát triển DLCĐ ở làng Ghandruk đã mang lại những thành công đáng kể, phát huy hết được những mục tiêu đặt ra của DLCĐ đối với sự phát triển bền vững cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)