Phân tích Knowledge – kiến thức tham gia du lịch của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 62 - 64)

Chƣơng 2 .THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊC HỞ BA VÌ

2.5. Phân tích KSAP của cộng đồng đối với việc phát triển du lịch xã Ba Vì

2.5.1. Phân tích Knowledge – kiến thức tham gia du lịch của cộng đồng

Có nhiều bên tham gia trong sự phát triển của du lịch cộng đồng, tuy nhiên cộng đồng dân cư đóng vai trò chủ chốt, bởi chính họ là những chủ thể của vùng đất nơi họ sinh sống, họ vừa sáng tạo nên những văn hóa, và cũng vừa quản lý chúng. Do vậy, sự hiểu biết của họ về văn hóa cũng như con người là yếu tố cần thiết để đánh giá khả năng tiếp cận du lịch cộng đồng. Qua khảo sát về kiến thức của người dân tác giả thu được kết quả như sau:

Thuốc nam của người Dao xã Ba Vì là một đặc trưng văn hóa truyền thống, đang được lưu truyền và góp phần đáng kể cho nền kinh tế gia đình nói riêng và địa

50.86, %

6.57, % 21.14, %

14.57, %

6.86, %

Cơ cấu lao động

Nông nghiệp Công nhân viên chức Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Không có việc Khác

phương xã Ba Vì nói chung. Với những giá trị và hiệu quả chữa bệnh trong các bài thuốc gia truyền từ cây thuốc nam, nghề trồng, chế biến và thu hái cây thuốc nam của người Dao thôn Yên Sơn, xã Ba Vì đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp bằng công nhận là “Làng nghề truyền thống” ngày 22/4/2014. Tuy nhiên, khi được hỏi thì vẫn có 34,86% người nhầm lẫn làng nghề đó được công nhận tháng 5/2014. Phần lớn (58,57%) số đáp viên trả lời đúng. (phụ lục 2, bảng 1)

Cũng theo thống kê ở sách “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, có tới 507 loại cây người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh. Qua khảo sát cho thấy có được 60,86% số người được hỏi trả lời đúng đáp án nhất (phụ lục 2). Điều này cho thấy sự am hiểu của người dân Ba Vì đối với các loài thuốc nam, sự gắn bó đối với nghề làm thuốc của họ.

Văn hóa Tết Nhảy đối với người Dao ở Ba Vì thì không người Dao là không biết đến, nhưng để thực sự có được hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của nó hầu như chỉ những người trung và cao tuổi trong làng mới cho được phương án đúng hơn hết (chiếm 66,57%), đó là cái Tết chào đón năm mới, không chỉ thể hiện nghi lễ cầu may, mà nó còn tỏ lòng biết ơn tổ tiên, là dịp luyện âm binh để bảo vệ cuộc sống cho gia đình, dòng họ.

Có nhiều điệu múa được người Dao dùng trong nghi lễ của tết Nhảy, tuy nhiên múa dao là điệu múa chính nhưng chỉ 58% số người trả lời đúng. Song sự nhầm lẫn chủ yếu là người dân cho rằng múa rùa là điệu múa chính. Đó là bởi nguồn gốc của điệu múa này, rằng sự tích truyền: Xưa kia mọi người đang yên vui hưởng cuộc sống thanh bình, mùa màng tươi tốt, lợn đầy nhà, gà đầy sân... bỗng xuất hiện một con rùa yêu quái đến quấy nhiễu bản làng, làm mùa màng thất bát, reo rắc bệnh tật cho con người, làm đảo lộn cuộc sống yên vui thanh bình của bà con trong bản. Vì thế, người dân phải kêu cứu đến Bàn Vương (Tổ của người Dao). Bàn Vương báo mộng cho dân làng trong bản biết tất cả đều do con rùa yêu quái gây ra, phải tìm cách bắt, giết rùa dâng cúng tổ tiên mới có thể yên ổn được. Từ đó trở đi, trò múa rùa chính thức ra đời nhằm diễn tả động tác bắt, trói và khiêng rùa về

nhà để dâng cúng Bàn Vương và các vị thánh tổ tiên người Dao. Lựa chọn phương án này, có đến 36,29% đáp viên (phụ lục 2, bảng 1).

Việc đo hiểu biết của người dân về DLCĐ khá khó, ngay cả bản thân giới khoa học cũng chưa hoàn toàn thống nhất về nội hàm khái niệm DLCĐ; hơn nữa đây là một vấn đề có tính học thuật, người dân không dễ tiếp cận. Do đó, chỉ một câu hỏi duy nhất cho sự hiểu biết về du lịch cộng đồng, tác giả muốn tham khảo ý kiến người dân về lợi ích mà DLCĐ mang lại, thì hầu hết các đáp viên đều chọn phương án là “nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống” – 53,71% và „tạo công ăn việc làm“ – 36,86%. Như vậy, cộng đồng dân cư xã Ba Vì đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của du lịch cộng đồng mang lại, lợi ích đó nhắm vào nhu cầu cơ bản của hầu hết người dân nơi đây, đó là nhu cầu về cải thiện đời sống và xóa đói giảm nghèo. (xem thêm ở phụ lục 2, bảng 1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)