Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 26 - 27)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.4. Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng

Vai trò của việc phát triển du lịch cộng đồng là mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương đồng thời rộng hơn là phát triển vùng, miền theo nguyên tắc phát triển bền vững dựa trên cả ba tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường. Đó cũng chính là mục tiêu của việc phát triển du lịch cộng đồng.

1.4.1. Về mặt kinh tế

Mục tiêu đầu tiên mà DLCĐ hướng tới đó là mang lại lợi ích kinh tế cho người nghèo thông qua việc cho phép họ tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch.Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là công cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói nghèo. Phần lớn, đóng góp đó là bởi sự phát triển của du lịch cộng đồng, cụ thể là khi DLCĐ phát triển thì vùng đất đó là vùng hấp dẫn du khách đến và tiêu thụ sản phẩm du lịch của địa phương, DLCĐ đã cung cấp một thị trường cho hàng hóa và dịch vụ địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ của du lịch. Có thể họ sẽ làm việc cho các doanh nghiệp du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, vận chuyển…), hay có thể

trực tiếp sản xuất các đồ thủ công truyền thống làm thành đồ lưu niệm bán cho khách du lịch.

1.4.2. Về mặt xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng là cách tốt nhất để tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương. Bằng tài nguyên tự nhiên vốn có ở địa phương đó, hay bởi chính văn hóa, nếp sinh hoạt hàng ngày của cư dân địa phương đã làm tiền đề để du lịch cộng đồng giúp người dân có được việc làm mới, giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị lớn.

Hơn nữa, du lịch cộng đồng không chỉ đơn thuần nhắm tới phát triển du lịch, mà sự phát triển ấy còn thúc đẩy sự công bằng xã hội bằng việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia vào du lịch hay không, như giao thông tốt hơn, đường điện, nguồn nước sinh hoạt…tốt hơn, từ đó góp phần thay đổi bộ mặt xã hội của địa phương.

1.4.3. Về mặt môi trường

Khi điều kiện sống khó khăn và lạc hậu, trình độ dân trí thấp và thiếu hiểu biết, nên vấn đề về bảo vệ tài nguyên môi trường có thể sẽ còn bị hạn chế đối với một số cộng đồng địa phương. DLCĐ phát triển sẽ góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa cũng như bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chính DLCĐ tạo cơ hội cho người dân địa phương giao lưu học hỏi từ khách du lịch, từ đó còn giúp họ nâng cao hiểu biết và kiến thức. Họ sẽ nhận ra việc bảo vệ tài nguyên chính là bảo vệ quyền lợi của họ. Tài nguyên càng được bảo tồn thì càng có giá trị để thu hút khách du lịch, từ đó kéo theo việc làm và thu nhập của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)