Các thành phần tham gia mô hình phát triển DLCĐ ở Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 86 - 121)

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Phát triển DLCĐ tại một địa bàn cần phải nhận được sự ủng hộ tích cực của nhiều cấp chính quyền như Phòng Du lịch, Sở VHTT & DL Hà Nội, thấp hơn có thể là các tổ chức đoàn thể như tổ chức công đoàn, thanh niên, hội phụ nữ...

Nhiệm vụ:

- Hỗ trợ chuyên môn và nâng cao năng lực cho ban quản lý du lịch và người dân

- Liên kết với các doanh nghiệp để quảng bá DLCĐ

- Huy động nguồn vốn đầu tư của nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức cho cộng đồng trong phát triển cơ sở vật chất

Ban quản lý DLCĐ

Ban quản lý là một tổ chức sự nghiệp có thu trực thuộc Ủy ban nhân dân xã, với nòng cốt phát triển từ các cán bộ cơ sở và các hộ kinh doanh thành đạt.

Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch cụ thể cho các hoạt động DLCĐ; triển khai hướng dẫn hoạt động cho những người có liên quan.

Phát triển DLCĐ Cộng đồng dân cư thực hiện Ban quản lý DLCĐ

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Khách du lịch Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

- Tổ chức các hoạt động phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. - Ký kết các hợp đồng với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình với mục

đích phục vụ khách du lịch.

- Phân bổ khách công bằng cho các hộ kinh doanh du lịch trong xã đảm bảo sự công bằng sao cho mọi hộ trong cộng đồng đều được tham gia và hưởng lợi. - Quản lý tài chính một cách minh bạch, công khai.

Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

Các tổ chức phi chính phủ là nguồn cung cấp về kỹ thuật, kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tư vấn cho các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan và đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy, cần phát huy và vận dụng một cách hiệu quả sự trợ giúp của các tổ chức này để phát triển mô hình du lịch cộng đồng.

Thị trường khách du lịch

Khi xây dựng bất cứ một loại hình nào, thì việc xác định thị trường mục tiêu là nhiệm vụ cần thiết. Không chỉ khách nội địa, mà ngày nay, DLCĐ đang thu hút một lượng khá lớn nguồn khách nước ngoài, họ không đơn thuần chỉ muốn đi du lịch thuần túy mà ngày càng muốn khám phá, tìm hiểu những văn hóa độc đáo, mới lạ từ những vùng xa xôi, hẻo lánh. Do đó, thị trường khách có thể được chia thành hai nhóm riêng biệt với những đặc điểm khác nhau để công tác làm DLCĐ được rõ ràng, cụ thể hơn.

Nhóm khách nội địa: Thường là những khách có nhu cầu nghỉ dưỡng cuối tuần và các dịp lễ tết. Hoặc nhóm khách là học sinh, sinh viên, đi du lịch kết hợp tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư xã Ba Vì.

Nhóm khách nƣớc ngoài: Là những khách du lịch đến Hà Nội (hoặc lân cận), muốn trải nghiệm thêm về nét văn hóa và đời sống của người dân bản địa. Hoặc cũng có thể là nhóm người nước ngoài đang sinh sống và làm việc

ở Hà Nội.

Cộng đồng dân cư thực hiện

Cộng đồng dân cư là những người đã góp vốn đầu tư các cơ sở hạ tầng, cung cấp hoàng hóa, dịch vụ như lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển khách... Cộng đồng dân cư tại địa bàn xã tham gia thực hiện cần hiểu được mục đích phát triển DLCĐ, sẵn sàng hưởng ứng các tham gia vào các chương trình phát triển, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn văn hóa truyền thống.

Trong mô hình phát triển DLCĐ có thể chia nhóm cộng đồng dân cư thành các tổ chức năng cụ thể như:

Tổ lƣu trú homestay

Các hộ gia đình trong nhóm này làm nhiệm vụ đầu tư về nhà ở kiểu homestay, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trang thiết bị tiện nghi đáp ứng nhu cầu của khách, thực hiện nhận khách theo sự phân công của ban quản lý du lịch xã, giới thiệu cho khách về văn hóa tại khu vực, phối hợp với các nhóm dịch vụ khác để phục vụ khách.

Tổ phục vụ ăn uống

Có thể ưu tiên cho gia đình không có điều kiện làm nhà nghỉ tham gia vào đội nhằm tạo cơ hội để mọi người đều có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ du lịch, nhưng phải có trách nhiệm phục vụ ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Những người hoặc gia đình tham gia tổ này cần được đào tạo về kỹ năng nấu nướng, chế biến lương thực thực phẩm.

Tổ văn nghệ

Gồm các thành viên đội văn nghệ xã, có trách nhiệm biểu diễn văn nghệ cho khách xem và tổ chức các hoạt động giao lưu. Tổ này nên được đầu tư về các thiết bị phục vụ biểu diễn như loa đài, điện chiếu sáng, trang phục biểu diễn…Hiện tại trong xã đó có tổ biểu diễn văn nghệ truyền thống của bà con dân tộc Mường, nhưng có thể phát triển thêm đội biểu diễn văn nghệ của dân tộc Dao bởi đây là

cộng đồng dân cư chiếm phần lớn nhất của xã.

Tổ đón tiếp và HDV

Tổ này bao gồm cán bộ trực ban của ban quản lý du lịch xã và những người có khả năng hướng dẫn khách tham quan. Trong đó, cán bộ trực ban sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức đón tiếp như phân bổ khách đến các nhà nghỉ, trong khi đội đón tiếp sẽ chịu trách nhiệm đăng ký tạm trú và các hoạt động giao tiếp và hướng dẫn. Nên gồm những người có hiểu biết về địa hình làng và cú kỹ năng nói chuyện. Có trách nhiệm đưa khách đi tham quan làng và khu vực người dân có thể hái lá thuốc, hướng dẫn cách lấy mật ong…

Tổ thuốc nam

Gồm các hộ trồng, sản xuất và chế biến các loại thực vật làm thuốc, hướng dẫn cho khách trải nghiệm hoạt động lên rừng tìm cây làm thuốc, hoặc xem các công đoạn từ trồng cây lấy thuốc, chăm sóc, thu hoạch, xử lý tới chế biến ra thành phẩm. Đồng thời nghiên cứu phát triển thêm các mặt hàng để có thể bán cho khách.

Tổ nấu rƣợu

Rượu men lá đang là một sản phẩm đặc trưng tại xã. Tổ này có trách nhiệm cung cấp rượu đặc trưng này phục vụ cho các bữa ăn, tiệc của các đoàn khách cũng như cho khách tham quan quy trình nấu rượu.

Tổ nuôi mật ong

Với diện tích đất rừng là chủ yếu, cùng với điều kiện thuận lợi về khí hậu là điều kiện thuận lợi cho người dân ở đây trồng cây và nuôi ong lấy mật. Tổ nuôi mật ong có trách nhiệm hướng dẫn khách cách lấy mật, quy trình nuôi ong lấy mật sẽ là tạo được những trải nghiệm mới cho du khách, đồng thời có thể tạo ên thu nhập bằng việc bán mật ong cho khách.

Tổ xe máy đƣa đón khách

Địa hình miền núi với giao thông nhiều đoạn dốc, các điểm dừng chân cách nhau khá xa. Tổ xe máy đưa đón khách sẽ đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách. Tổ này gồm các nam giới đủ sức khỏe và hiểu biết địa phương để kết hợp giới thiệu du lịch cho khách.

3.2.8.5. Nội dung phát triển DLCĐ tại xã Ba Vì

Xây dựng mô hình tham quan vườn thuốc nam, vườn rau người Dao

Vườn thuốc nam với các loại cây thuốc đặc trưng, gắn bó với cuộc sống người Dao ở Ba Vì cần được qui hoạch và chăm sóc tạo cảnh quan đẹp để du khách thăm quan. Cụ thể:

- Quy hoạch vườn thuốc, phân vùng cây theo chủng loại, biển tên và công dụng của từng loại thảo dược.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng như xây dựng hàng rào, lát đường đi cho khách, cống thoát nước, nhà vệ sinh cho khách sạch sẽ...

- Đầu tư cây thuốc và dụng cụ chế biến thuốc.

- Đào tạo bồi dưỡng lớp kỹ thuật chăm sóc cây và nghiệp vụ tiếp đón giới thiệu về các loại thảo dược, các loại rau đặc sản của dân tộc Dao Ba Vì cho khách du lịch.

Xây dựng mô hình tắm thuốc của người Dao

Dịch vụ tắm thuốc ở Ba Vì sẽ được xây dựng kết hợp với dịch vụ lưu trú homestay nhằm khuyến khích khách lưu trú và sử dụng sản phẩm của người bản địa. Các hoạt động cụ thể:

- Đầu tư xây dựng nhà Dao theo kiểu truyền thống có diện tích lớn và vườn trồng cây thuốc có thể làm dịch vụ tắm thuốc, kết hợp đầu tư trang thiết bị phục vụ dịch vụ tắm thuốc như hệ thống nóng lạnh, bồn tắm...

- Chỉ cho người dân biết cách tận dụng nguyên liệu trong vườn thuốc nam, không để lãng phí cây thuốc và tác dụng của nó, đồng thời đào tạo họ biết

cách hướng dẫn khách quy trình tắm thuốc (lấy thuốc, đun lá thuốc, hướng dẫn khách thời gian tắm và cách tắm...)

- Hoạt động phụ: tham quan vườn thuốc nam, tham gia các hoạt động truyền thống của các gia đình người Dao (đám cưới, lễ Cấp sắc, lễ Tủ Cải....), đi dạo quanh làng.

Xây dựng đội văn nghệ người Dao để biểu diễn phục vụ khách du lịch

Văn hóa của người Dao là nền văn hóa độc đáo, tuy nhiên qua thời gian cùng với sự du nhập và thay đổi của xã hội, nó đang dần bị mai một. Do đó, xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá độc đáo dựa trên cơ sở khôi phục, khai thác vốn văn nghệ dân gian của đồng bào người Dao Ba Vì là việc nên làm. Cụ thể là:

- Sưu tầm, khôi phục một số bài dân ca, điệu múa truyền thống, trang phục dân tộc để xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại bản cho du khách.

- Xây dựng đội Văn nghệ dân tộc Dao, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trang bị, trang phục, nhạc cụ, thiết bị âm thanh để đội văn nghệ có đủ điều kiện phục vụ khách du lịch một cách chuyên nghiệp và hấp dẫn.

- Xây dựng nhà truyền thống

Xây dựng sản phẩm du lịch từ lễ hội truyền thống của người Dao

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Dao, là điểm nhấn để xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa. Qua đây, có thể xây dựng sản phẩm du lịch từ hai lễ hội truyền thống tiêu biểu của cộng đồng người Dao là Tết Nhảy và lễ Cấp sắc, với các hoạt động cụ thể như:

- Vận động già làng, cán bộ lãnh đạo, nhân dân tham gia sưu tầm, đề xuất lựa chọn các hoạt động truyền thống khi tổ chức lễ hội. Vận động sự đóng góp vật chất và sự tham gia của nhân dân.

- Xây dựng kịch bản chi tiết, cung cấp nội dung thông tin về lễ hội, kế hoạch tổ chức, dự trù chi phí, phân chia được đóng góp cho địa phương.

- Đầu tư các vật dụng cần thiết cho lễ hội( cờ, kiệu, trang phục, đồ lễ, ...). - Tập luyện và tổ chức lễ hội.

- Đầu tư, quy hoạch, nâng cấp lại Nhà văn hoá Yên Sơn trở thành điểm giới thiệu văn hóa người Dao (trưng bày hiện vật như trang phục truyền thống, công cụ lao động, nhạc cụ, …nơi trình diễn văn hoá văn nghệ phục vụ khách du lịch).

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước về du lịch

3.3.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp Bộ và Tổng cục

- Xúc tiến phát triển sản phẩm DLCĐ của xã Ba Vì vào các chương trình xúc tiến phát triển du lịch quốc gia và địa phương bằng các hình thức và phương tiện khác nhau.

- Đề ra các chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ và tôn tạo tài nguyên du lịch của xã.

- Đầu tư CSHT, CSVCKT, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển DLCĐ tại địa phương.

- Liên kết, hợp tác, vận động các tổ chức hỗ trợ về các nguồn lực phát triển DLCĐ.

3.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương

- Ban hành phổ biến các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích cộng đồng địa phương và các chủ thể tham gia khác đóng góp, hỗ trợ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa nhằm phát triển du lịch, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của xã.

- Tiến hành quy hoạch DLCĐ tại các xã trong khu vực Ba Vì, đặc biệt là làng nghề thuốc nam ở xã Ba Vì. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra giám sát các hoạt động DLCĐ tại địa phương, nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, đặc sắc và hấp dẫn du khách.

- Phối hợp mở các lớp đào tạo nhằm giáo dục cộng đồng về ý thức, lòng tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, đặc biệt là các tầng lớp trẻ tuổi tích cực tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa và nghề truyền thống.

- Hỗ trợ kinh phí, vay vốn đối với các hộ gia đình tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và đầu tư xây dựng CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch.

- Tiến hành công tác xúc tiến quảng bá cho DLCĐ cùng với các sản phẩm du lịch của địa phương. Đưa thông tin về DLCĐ và các sản phẩm DLCĐ xã Ba Vì trên website của trung tâm xúc tiến và phát triển du lịch Hà Nội, và trên các ấn phẩm quảng bá khác.

- Sở VHTTDL Hà Nội cần tập trung triển khai mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thông qua các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

- Cần tuyên truyền giáo dục về hệ thống văn bản pháp luật cho CĐĐP phục vụ cho phát triển DLCĐ.

- Xây dựng trạm thông tin, biển chỉ dẫn, bảng nội quy, quy định đối với khách du lịch, xây dựng hệ thống xử lý rác thải, lắp đặt thùng rác trên những đoạn đường khách du lịch thường qua.

- Đưa ra các quy định và chính sách bảo vệ diện tích đất canh tác, có thể quy hoạch và mở rộng diện tích đất phục vụ việc bảo tồn cây thuốc nam.

- Hỗ trợ phần nào kinh phí và các chính sách thuận lợi cho việc bảo tồn phát triển nghề thuốc nam và các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển DLCĐ cũng như phát triển kinh tế xã hội.

- Tuyên truyền, giáo dục và khuyến khích người dân về ý thức tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và vệ sinh môi trường, xây dựng làng xóm văn minh sạch đẹp.

- Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của người dân và đảm bảo thực hiện đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước về đền bù và những quyền lợi của người dân khi bị thu hồi đất và tài nguyên cho các dự

án đầu tư. Đồng thời phải quản lý và phân chia minh bạch, công bằng các nguồn lợi khi phát triển du lịch cho CĐĐP.

3.3.3. Kiến nghị đối với các hộ kinh doanh du lịch và CĐĐP

- Mỗi người dân khi muốn trực tiếp tham gia phát triển DLCĐ cần thực hiện đăng ký kinh doanh du lịch theo pháp luật, cung cấp cho khách những sản phẩm DLCĐ tốt nhất.

- Điều kiện cần đối với mỗi cá nhân tham gia đó là phải tích cực trau dồi, học tập các kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và tu dưỡng phẩm chất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Nâng cấp CSVCKT, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt cần chú ý đến nhà vệ sinh.

- Tổ chức liên kết với các hộ gia đình khác để phân chia lượng khách và hỗ trợ nhau về dịch vụ sản xuất.

- Có tinh thần hợp tác với chính quyền địa phương, các tổ chức doanh nghiệp để được hỗ trợ về vốn, CSVCKT, kinh nghiệm...cho phát triển sản xuất nghề và kinh doanh du lịch.

- Đóng góp tích cực về vật chất cũng như tinh thần cho việc bảo tồn nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 86 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)