Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba

1.7.2.3. Mô hình phát triển DLCĐ tại làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế

Giới thiệu chung

Làng Đồi là một làng nghèo của huyện Nam Đông, cách khu di sản văn hóa thế giới ở Huế khoảng 60 km và là nơi ở của 110 hộ dân thuộc dân tộc thiểu số Katu. Tháng 1 năm 2004, SNV cùng với Sở Du lịch Huế đã khởi xướng dự án Du

lịch Văn hóa Cộng đồng làng Đồi. Sau 6 tháng, làng đã có thể đón khách du lịch, và lượng khách qua các năm sau đó đang đều có xu hướng tăng lên, tạo được nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong vùng.

Du khách đến thăm làng Đồi có thể thưởng thức các buổi biểu diễn nghệ thuật truyền thống của người Katu, thăm thác Kazan và ăn các món ăn cổ truyền. Làng vẫn chưa có dịch vụ nhà nghỉ, các bữa ăn còn chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Mỗi nhóm khách tới thăm thường chi tiêu khoảng 1 triệu VNĐ và tặng quà cho làng trị giá khoảng 1 triệu VNĐ. Số tiền này được phân chia như sau:

Biểu diễn văn hóa: 15.000 VNĐ/người. Nếu đoàn khoảng 30 người thì tổng là 450.000 VNĐ.

Bữa ăn cho du khách: 300.000 VNĐ.

Chi phí cho các thành viên trong ban quản lý: 7 x 15.000 VNĐ.

Các bên liên quan

SNV là tổ chức khởi xướng phát triển DLCĐ tại làng Đồi. SNV đã hỗ trợ một phần nhỏ về tài chính để xây dựng cơ sở vât chất, đào tạo, tổ chức cộng đồng, làm cầu nối thôn với các doanh nghiệp.

Các cấp lãnh đạo địa phương là Sở Thương mại và Công nghiệp huyện Khe Trê đóng góp vai trò trong dự án. Sở du lịch ban đầu cũng tham gia triển khai dự án nhưng đã rút lui gần đây khiến các đối tác ở phía huyện phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm. Do thiếu cán bộ, từ tháng 8 năm 2006, Sở đã không thể phân công cán bộ thường xuyên xuống tham gia vào dự án. Do vậy, sự phối hợp giữa làng, tỉnh huyện và đại diện SNV không đạt hiệu quả. [9]

Những tác động

Hơn nửa hộ dân trong làng đã có cơ hội kiếm tiền bằng việc tham và trực tiếp và hoạt động du lịch hoặc bán đồ thủ công và làm mật ong bán cho du khách.

Các hoạt động văn hóa truyền thống được khôi phục sau 1 thập kỷ bị lãng quên, làng xóm sạch sẽ do những hoạt động vệ sinh khu công cộng, trồng cây trong làng. Tuy nhiên, vấn đề nhận thức về bảo vệ môi trường vẫn cần được quan tâm hơn nữa.

Những tồn tại và thách thức

Thách thức lớn nhất đối với DLCĐ tại làng Đồi chính là làm sao để thương mại hóa sản phẩm. Song, quy trình đặt chố du lịch không thuận tiện, các công ty du lịch thường phải gửi danh sách khách tới phòng ban của huyện trước ít nhất 1 tuần mới có thể cho khách tới thăm thôn.

Đây còn là một cộng đồng yếu kém do thiếu một lãnh đạo có năng lực. Các thành viên trong ban quản lý du lịch còn thiếu nghiệp vụ quản lý cũng như tính quyết đoán. Quá trình phát triển năng lực cho dân làng cần được lưu tâm hơn nữa.

Bài học thu được

Việc phát triển năng lực cho cộng đồng địa phương là nhiệm vụ hàng đầu của mô hình DLCĐ. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các công ty du lịch trong quá trình quy hoạch là quan trọng nhằm kết nối các tuyến du lịch.

Cần quan tâm đến vấn đề về kinh tế, đảm bảo tối đa sự công bằng về phân chia lợi nhuận giữa các thành viên trong cộng đồng là bài học chính thu được từ mô hình này. Sự công bằng có thể củng cố ý thức cộng đồng và sự phối hợp giữa các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)