Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 31 - 34)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng

1.6.1. Cộng đồng địa phương

Cộng đồng dân cư địa phương là trọng tâm phát triển DLCĐ. Họ là những người làm chủ nguồn tài nguyên du lịch và trực tiếp phục vụ du khách. Chính họ sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm, lối sống thực, làm cho du khách cảm thấy thoải mái và thân thiện. Tuy nhiên, sự cởi mở và chân thực của họ chỉ là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của DLCĐ; song song đó, họ cần phải có kỹ năng và kiến thức để đáp ứng đầy đủ cho sự phát triển này. Chính vì vậy, đầu tư về mặt tài chính cho những lớp đào tạo này được xem là sáng suốt, tránh được những bất lợi lâu dài.

Cộng đồng địa phương là chủ sở hữu nguồn tài nguyên môi trường, bởi vậy họ cũng thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch, hàng hóa phục vụ du lịch, tham gia xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch… Nếu các dự án quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng không hợp lý sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường, xã hội, cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Do đó, khi quy hoạch các dự án phát triển DLCĐ cần tôn trọng và lấy ý kiến của cộng đồng, lựa chọn người có uy tín, trách nhiệm (như già làng, trưởng làng…) làm đại diện cho cộng đồng để đưa ra các quyết định phát triển du lịch; tránh những hành động tiêu cực để vừa thuận cho hiệu quả các dự án và giải quyết các vấn đề khó khăn cho cộng đồng.

1.6.2. Các tổ chức hỗ trợ phát triển

Các tổ chức hỗ trợ phát triển có thể là các tổ chức chính phủ, phi chính phủ.Các tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể hỗ trợ về mặt chuyên môn là chính và phần nhỏ hỗ trợ về mặt tài chính vì sự phát triển của cộng đồng.Các cá nhân, tư

nhân có thể là người đóng vai trò tham gia hỗ trợ về mặt tài chính. Bên cạnh đó, các tổ chức như các trung tâm phát triển du lịch, các trường đại học, cao đẳng có thể đóng góp về mặt đào tạo chất lượng phục vụ du lịch cho cộng đồng dân cư.

1.6.3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý và điều hành ở hai cấp vĩ mô và vi mô. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch được chia thành ba nhóm:

Nhóm thứ nhất là nhóm cơ quan quản lý nhà nước địa bàn về du lịch, gồm: Chính phủ (cấp trung ương) và ủy ban nhân dân các cấp (cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước một cách tổng trên mọi phương diện, trong đó có du lịch.

Nhóm thứ hai là nhóm cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch, gồm: Bộ VHTT-DL, mà trực tiếp là Tổng cục Du lịch - VNAT (cấp trung ương), Sở VHTT-DL, Phòng du lịch (cấp địa phương). Các cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề chuyên môn của ngành du lịch. Tại Việt Nam, VNAT có vị trí, chức năng và quyền lực trực thuộc Bộ VHTT-DL, cơ quan này chịu trách nhiệm về các chương trình hoạt động, quy hoạch, quảng bá và các chính sách phát triển du lịch ở tầm vĩ mô. Ở cấp độ thấp hơn, chính quyền tại địa phương điều hành du lịch phối hợp với các ngành công nghiệp khác để thực thi chính sách và quy hoạch du lịch do VNAT đề ra. Có ba cấp độ quản lý hành chính là chính quyền tỉnh, huyện và làng bản.Tại điểm DLCĐ, chính quyền làng bản trực tiếp quản lý hoạt động DLCĐ hàng ngày của điểm đó. Các cấp lãnh đạo tỉnh và huyện tham gia giám sát và chỉ đạo. Trong quá trình quy hoạch và thực hiện DLCĐ, sự có mặt của các cơ quan lãnh đạo tại tỉnh, huyện và làng bản không thể thiếu được.Và nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý thì DLCĐ tại địa phương đó càng có cơ hội thành công cao hơn.

Nhóm thứ ba là nhóm cơ quan quản lý nhà nước hữu quan về du lịch, gồm: Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Văn hóa và Thông tin… và các Sở tương ứng ở cấp địa phương. Các cơ quan này được thành lập để quản lý

các vấn đề thuộc ngành tương ứng. Do du lịch là một ngành đa chiều nên có nhiều mối liên quan đến các ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển du lịch cần phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của sản phẩm du lịch, vì nó có thể liên quan đến các trách nhiệm khác nhau của các bộ [7].

1.6.4. Các doanh nghiệp du lịch

Các doanh nghiệp du lịch được xem là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, đóng vai trò trung gian để giúp cộng đồng có thể tiếp cận và bán các sản phẩm du lịch của họ cho khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch cũng đóng vai trò hỗ trợ, đầu tư để tạo ra những sản phẩm du lịch mà cộng đồng chưa có khả năng cung ứng đủ.

Tại nhiều nơi, các doanh nghiệp du lịch đóng vai trò lớn trong việc phát triển DLCĐ và hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng qua việc sử dụng nguồn lực và đóng góp lợi ích kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, cũng một số nơi, nhiều doanh nghiệp du lịch lại đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch điểm đến theo kiểu bóc lột, cộng đồng địa phương không những không cải thiện được đời sống mà còn bị biến thành những lao động làm thuê, tài nguyên địa phương bị suy giảm và các doanh nghiệp cũng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

Rút ra, khi quy hoạch phát triển DLCĐ thì các yếu tố về tham gia của doanh nghiệp du lịch cần được xem xét kỹ lưỡng trên các phương diện về kinh tế - văn hóa – xã hội – môi trường để tránh những tác động tiêu cực đối với cộng đồng.

1.6.5. Khách du lịch

Tại điểm 2, điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam (2005), khách du lịch được định nghĩa là “người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”[15,tr.9], và khi tham gia vào DLCĐ thì nhóm khách này thường là những đối tượng có nhận thức cao, yêu thiên nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống, có ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp phát triển cộng đồng, cụ thể là họ có thể sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch

có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Họ thường là những nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động về môi trường và xã hội, học sinh, sinh viên, những người thích khám phá những vùng đất mới lạ, con người và phong tục khác biệt…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)