Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 43 - 46)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.7. Một số mô hình phát triển DLCĐ và bài học kinh nghiệm cho phát triển DLCĐ ở xã Ba

1.7.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở xã Ba Vì

DLCĐ là mô hình phát triển theo quan điểm phát triển của du lịch bền vững thông qua loại hình du lịch sinh thái. Phát triển DLCĐ là hướng đi mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và thành công đáng kể. Trong đó phổ biến là hình thức du lịch nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch xanh.

Qua nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ của một số nước và của một số khu vực ở Việt Nam có thể thấy yếu tố thành công cho DLCĐ tại các nước là sự

hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức phi chính phủ khởi xướng và giúp đỡ, sự tham gia một cách chủ động của người dân mà không nhất thiết là tham gia trực tiếp, họ có thể thông qua việc phục vụ cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch. Mỗi một mô hình đều có địa điểm nằm trong hoặc liền kề các khu bảo tồn hay vườn quốc gia nơi các dân cư sinh sống, cộng đồng dân cư có trình độ dân trí thấp. Hình thức tham gia của cộng đồng đã mang lại những kết quả đáng kể:

Về văn hóa - xã hội: Huy động được nguồn lực xã hội từ cộng đồng địa phương đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển xã hội bền vững. Nâng cao trình độ kiến thức văn hóa cộng đồng dân cư làng bản đồng thời tạo ra nhận thức vai trò của các thành viên cộng đồng trong các hoạt động du lịch.

Về tài nguyên môi trường: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với bảo vệ , bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa, nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với môi trường.

Về kinh tế: Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao đời sống mọi thành viên tham gia và góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Từ những kinh nghiệm về phát triển DLCĐ nêu trên, có thể thấy phát triển DLCĐ là một hình thức du lịch mới có thể áp dụng được ở xã Ba Vì, loại hình này không chỉ phù hợp với chủ trương phát triển bền vững của ngành du lịch mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương xã Ba Vì. Tuy nhiên, có thể đúc kết lại một số bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch cộng đồng ở Ba Vì như sau:

Thứ nhất, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì cộng đồng dân cư là yếu tố đang quan tâm. Họ phải được quyền tham gia bàn bạc về các chủ trương, kế hoạch, cũng như trong triển khai thực hiện chương trình. Và cần lưu ý rằng các vấn

đề bàn bạc cần được công khai minh bạch , đảm bảo lợi ích công bằng cho tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Thứ hai, muốn phát triển du lịch trước tiên phải có sự quan tâm của các cấp các ngành, tạo cơ hội để người dân có thể cung cấp được hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc. Đồng thời, cần phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm do người dân làm ra. Bằng cách này, du lịch đã giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, đáp ứng mục tiêu phát triển của DLCĐ.

Tiểu kết chƣơng 1

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về DLCĐ và có thể phân biệt DLCĐ với các loại hình du lịch khác bởi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành DLCĐ ngoài những điều kiện cần như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển…song song với nó là phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, đặc biệt là nguyên tắc dựa vào người dân và phân chia lợi ích hợp lý.

Luận văn nghiên cứu các mô hình DLCĐ thực tiễn cả trong và ngoài nước cho thấy những lợi ích mà DLCĐ mang lại cho người dân địa phương. Bên cạnh đó là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao nhận thức của cộng đồng và bảo tồn tài nguyên ở mỗi vùng địa phương. Theo đó, tác giả cho rằng phát triển DLCĐ ở xã Ba Vì có những nét tương đồng, và có thể áp dụng mô hình DLCĐ của làng Đồi – Nam Đông – Thừa Thiên Huế, bởi đây cũng là một làng nghèo, chưa có kinh nghiệm về du lịch; bên cạnh đó, vấn đề khôi phục văn hóa gốc được cho là cấp bách. Song, xây dựng mô hình cho phát triển DLCĐ ở Ba Vì cũng không thể bỏ qua những kinh nghiệm bài học từ những mô hình khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch cộng đồng xã ba vì, huyện ba vì (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)