Vấn đề giao thoa thể loại trong hồi ký Tô Hoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong hồi ký tô hoài (qua cát bụi chân ai, chiều chiều, chuyện cũ hà nội) (Trang 38 - 45)

5. Cấu trúc của luậ vă

1.2. Giao thoa thể l oi hƣ ột đặ trƣ g tr g hồi ký Tô Hoài

1.2.3. Vấn đề giao thoa thể loại trong hồi ký Tô Hoài

Lý thuyết về thể loại đã chỉ ra một quy luật khá phổ biến - đó à sự xâm nhập, thẩm thấu lẫn nhau giữa các thể loại một cách biện chứng mà giới nghiên cứu g i là những “ ằn r nh” văn h c. Có thể nói rằng sức sống của một thời đại văn h c phụ thuộc vào sự phong phú và khả năng hồi sinh, đổi mới của các thể loại. Từ đó, gi o tho thể loại được coi là vấn đề tất yếu.

Hồi k văn h c Việt N m, đặc biệt là hồi k gi i đoạn sau 1975 ngày càng phát triển và giữ một v trí đ ng kể trong đời sống thể loại. Trong sự phát triển của thể hồi ký, ranh giới giữa các thể loại không là tuyệt đối và luôn

luôn có tình trạng chuyển hóa thâm nhập lẫn nh u. Như vậy, chính sự giao thoa giữa các thể loại giúp hồi ký mở rộng đường biên trong việc tái hiện hiện thực, con người trong quá khứ. Sự dung hợp thể loại, tính chất iên văn bản cũng thể hiện tính hiện đại của hồi ký trong xu thế đổi mới tư duy nghệ thuật những năm s u 1975. Hồi ký củ Tô Hoài cũng nằm trong xu thế đổi mới nghệ thuật này.

Hồi ký rất đ dạng về kiểu loại, chúng dễ thâm nhập với các thể loại khác tạo nên những dạng thức rất phong phú. Hiện tượng “d ch chuyển” này không chỉ có ở hồi ký mà còn phổ biến ở bất cứ thể loại có sự tham gia của yếu tố tiểu sử, tự thuật. Cần dự và c i “gốc” và đặc trưng có tính trội để xác đ nh từng ranh giới và nội hàm củ chúng. Nhà văn khi s ng t c theo một thể loại nào đó, một mặt luôn tôn tr ng, tuân thủ những mô chuẩn quy ước, mặt khác - ít hoặc nhiều - luôn có nhu cầu thoát bỏ khỏi những mô chuẩn quy ước ấy, bằng c ch “nhìn s ng” những thể loại xung quanh, rút tỉa lấy tinh hoa của chúng, tổng hợp kinh nghiệm của hai hay nhiều thể loại, tạo ra những tác phẩm “ ệch chuẩn”. Nếu thành công nhà văn sẽ có những tác phẩm h y hơn, mới hơn; c n nếu chua thành công thì những thử nghiệm như vậy ít ra cũng là một gợi ý, một sự chuẩn b cho tác phẩm s u, người đi s u.

Tương t c giữa các yếu tố thuộc nhóm thể loại s ng t c có hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn,…và c c yếu tố thuộc nhóm thể loại sáng tác không hư cấu như hồi kí, kí sự, nhật kí, ghi chép,…tạo nên các thể loại đ n xen giữa các yếu tố hư cấu với yếu tố không hư cấu như truyện ký, tự truyện, tiểu thuyết tự thuật. Trong bài Ký và giảng d y ký – Hoàng Như i viết: “Những điểm kh c nh u cơ bản giữa hồi ký và tự truyện là tự truyện thiên về kể lại những chuyện thân mật, bình thường nhiều hơn mà hồi kí thì thiên về những sự kiện có tính l ch sử. Cũng do đặc điểm này, mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngoài ý muốn chủ quan củ người viết. Cho nên nói về giá tr

l ch sử thì hồi k hơn tự truyện, nhưng đứng về tính chất văn h c thì tự truyện có thể hơn hồi ký vì tự truyện thuộc phạm trù của truyện” [20, tr. 218]. Sự kh c nh u do hướng đến đối tượng phản nh kh c nh u và đặc trưng của tự truyện à hư cấu sáng tạo.

Căn cứ vào sự dung hợp thể loại, hồi ký có rất nhiều dạng thức: hồi ký - tự truyện, hồi ký mang dáng dấp tiểu thuyết tự thuật. Đặc biệt trong đời sống văn h c đương đại, khi mỗi tác phẩm muốn tự x c đ nh cho mình một thể loại thì hiện tượng giả hồi ký, giả tự truyện, giả tiểu thuyết… khá phổ biến. Như vậy, điều này cho thấy đường biên thể loại đã được mở rộng khả năng. Trong thực tế, một số tác phẩm khó có thể x c đ nh được thể loại. Người đ c tiếp nhận ở dạng kiểu khác với những thể mà tác giả đã cấp cho nó.

Tự truyện là câu chuyện kể về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là “cái tôi” người kể chuyện. Trong qu trình s ng t c người viết tự truyện nhiều khi cũng vận dụng hư cấu “thêm thắt”, “sắp xếp lại” các chi tiết của cuộc đời mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán. Vậy có hồi ký trong tự truyện là vì tác giả ghi lại những gì có thật (ký). Tác giả hồi tưởng lại những gì có thật đã trải qua trong quá khứ của chính mình, mà bản chất của hồi k đ i hỏi sự chính xác. Một tự truyện “ í tưởng” là tác phẩm mang cái nhìn hồi cố về một đoạn đời và nhân cách của tác giả, mà trong đó những sự kiện không đậm nét bằng tính thành thực và tính sâu sắc của những trải nghiệm đó. Vì thế trong tự truyện có hồi ký.

Hồi ký là hồi tưởng lại những điều mà mình có d p quan sát những sự việc và con người để lại những ấn tượng sâu sắc, gắn bó với những kỷ niệm riêng nhưng ại mang nội dung xã hội phong phú. Tâm điểm của hồi ký là thế giới bên ngoài. Vậy hồi ký có chất truyện là trong quá trình sáng tác, tác giả không sắp xếp đơn thuần các sự kiện mà có hư cấu để làm nổi bật “c i tôi”.

Bàn về vấn đề giao thoa thể loại, trong cuốn Người b n đọc ấy, chính Tô Hoài đư r nhận xét: Trước kia, những từ điển văn h c phân chia phóng sự thì chỉ trình bày sự việc, bút ký thì có những lời bình phẩm củ người viết. Bây giờ, ta có thể đ c một bài bút k trong đó không thiếu những đoạn viết theo lối phóng sự lẫn hồi ký, có khi cả truyện ngắn. Do đó, sự phân biệt các tiểu loại chỉ có tính chất tương đối.

Một tác phẩm có thể nghiêng về chất tự truyện, chất hồi ký hay chất tiểu thuyết tự thuật tùy trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, trường hợp những tác phẩm Cát bụi chân ai Chiều chiều của Tô Hoài, nếu xét thật khắt khe thì không nằm hoàn toàn trong đ a hạt của tự truyện, cũng không đ p ứng hết những yêu cầu của hồi ký. Ngoài ra, chúng ta thấy được sự thoát ly của Tô Hoài đối với hồi ký kiểu “truyền thống”, một sự thật riêng như mình nhớ, như mình hiểu, một sự thật không phải của sự kiện mà của thần thái những con người đã gặp, những thời kỳ đã sống qu , đó à vẻ lung linh chờn vờn của sự thật. Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh: “Ng y cả khi miêu tả những cơn trở dạ của l ch sử, Tô Hoài vẫn giữ được cái chất gi ng nhẩn nha, hóm hỉnh, vừa tinh tế, vừ không có đ nh nghiêm tr ng hóa vấn đề của mình. Theo tôi, cái nhìn không nghiêm tr ng hóa là thế mạnh của Tô Hoài, nó khiến cho nhà văn, dù viết thể loại nào đi chăng nữa, vẫn thổi được vào đó c i chất tiểu thuyết mà M. Bakhtin từng nói đến” [7, tr. 121]. Trong luận văn này, chúng tôi xem b tác phẩm Chuyện cũ Hà nội, Cát bụi chân ai, Chiều chiều thuộc nhóm tác phẩm hồi ký, từ đó, chúng tôi phân tích t c phẩm dự trên đặc trưng thể loại và tìm ra sự giao thoa.

Tiểu kết chương 1

Những vấn đề được đư r trong chương 1 được coi là tiền đề lí thuyết cơ bản để chúng tôi triển khai nội dung chương 2, 3. Tìm hiểu về thể loại hồi ký và các khái niệm liên quan giúp chúng tôi thấy được đặc trưng cơ bản của

thể loại này. Thêm vào đó, việc tìm hiểu về chặng đường sáng tác của Tô Hoài, đặc biệt là sự góp mặt của ba tác phẩm Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Chuyện cũ Hà Nội đã tạo những hình dung nhất đ nh về sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Từ đó, chúng t nhận thấy giao thoa thể loại được coi à đặc trưng của hồi ký của Tô Hoài.

Chƣơ g 2 GIAO THOA THỂ LOẠI GIỮA TRUYỆN VÀ HỒI KÝ TRONG TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI

Truyện nói chung và tiểu thuyết nói riêng vốn thuộc loại hình văn tự sự. Nhắc đến văn tự sự, người t ưu đến các yếu tố: sự kiện, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện.Sự kiện là những sự việc xảy r trong đời sống, là những hành động, việc làm, những sự gặp gỡ... có khả năng àm bộc lộ bản chất nhân vật, th y đổi mối quan hệ người và người, àm th y đổi cảm xúc, tình cảm, nhận thức, thậm chí số phận nhân vật. Cốt truyện là chuỗi sự kiện có tính liên tục trước sau, có quan hệ nhân quả hoặc có liên hệ về nghĩ , vừa có tác dụng biểu hiện tính cách, số phận nhân vật, vừa xây dựng bức tr nh đời sống hiện thực, vừa là yếu tố tạo hấp dẫn cho người đ c. Tiến trình các sự kiện sẽ tạo thành cốt truyện. Bình thường, đứng về cấu trúc cơ bản và truyền thống, cốt truyện thường có các thành phần cơ bản như: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Nhân vật cũng à yếu tố cơ bản của thể loại tự sự. Đó à oại nhân vật có tên tuổi, có l ch sử, có quá trình, có số phận. Khác với nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự được tập trung khắc hoạ tương đối cụ thể ở nhiều phương diện: ngoại hình, hành động, nội tâm, và đặc biệt là trong mối quan hệ với các nhân vật kh c. Người kể chuyện là một loại nhân vật đặc biệt. Đó à người kể chuyện trong tác phẩm, kể về nhân vật và các sự kiện, biến cố nào đó. Người kể có ngôi kể, vai kể, điểm nhìn, gi ng điệu kể. Nhân vật này có nhiệm vụ phân tích, nghiên cứu, giải thích, khêu gợi, bình luận, làm sáng tỏ m i quan hệ phức tạp giữa nhân vật và hoàn cảnh. Trong các tiểu loại của tự sự, các yếu tố trên có đặc trưng riêng. Ví dụ, thông thường, khi nhắc đến tiểu thuyết người t chú đến nghệ thuật dựng không khí tạo cốt truyện và gi ng điệu, xây dựng nhân vật qua việc đặt nhân vật vào muôn mặt đời thường, chi tiết giàu chất văn xuôi… Hồi ký Tô Hoài mang một số đặc trưng đó.

Hồi ký vốn là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng mà người viết ghi lại bằng những ấn tượng, hồi ức trực tiếp của mình. Viết hồi ký là nhằm đ p ứng những yêu cầu của hiện tại bằng những câu chuyện kể lại về đời tư, về người thật việc thật ngày hôm qua do chính người kể chuyện chứng kiến và tham gia vào sự việc. Nhắc đến hồi ký, người t nghĩ ng y đến tính xác thực củ đối tượng miêu tả và tính trung thực củ người hồi tưởng. Xét ở phương diện nghệ thuật, một trong những đặc trưng nổi bật nhất của thể hồi ký là cách kể chuyện theo dòng hồi tưởng, nhớ đến đâu kể đến đó và thường không sử dụng thủ pháp cốt truyện. Tất cả những điều đó cho thấy, dẫu được xếp vào dạng văn xuôi phi hư cấu nhưng nhìn chung hồi k chư hoàn toàn à sự thật mà chỉ là một góc nhìn. Thông thường, nhân vật Tôi - người kể chuyện trong hồi ký tự do lựa ch n điểm nhìn, gi ng điệu nghệ thuật cốt sao tái hiện được quá khứ rõ nét và sinh động. Với hồi ký, Tô Hoài có quan niệm riêng. Viết hồi ký không chỉ nhằm đ p ứng những yêu cầu của hiện tại bằng câu chuyện kể người thật, việc thật ngày hôm qu do chính người kể chuyện chứng kiến hoặc tham dự. Đó à những trang ghi chép những sự việc đời tư đã ùi vào qu khứ, song ghi chép ở đây không phải là một bản sao sự việc mà là sự sáng tạo. Do đó, hồi ký của Tô Hoài là một phần của hiện thực chư hoàn kết, tư tưởng thẩm mỹ của nó vẫn chư khuôn cứng lại. Những trang hồi ký của Tô Hoài hấp dẫn người đ c bởi cách sắp xếp, tổ chức sự kiện tạo cốt truyện hoặc nhân vật được điển hình hóa thông qua nghệ thuật khắc h đặc trưng. C c yếu tố trên góp phần tạo tính đ th nh cho văn bản.

Dễ thấy, các yếu tố sự kiện, nhân vật, người kể chuyện với những đặc trưng trên thuộc phạm trù của nghệ thuật tự sự, tiêu biểu là truyện và tiểu thuyết. Như vậy, phân tích các yếu tố đó, chúng t thấy được chất truyện trong hồi ký Tô Hoài, cụ thể qu b văn bản Cát bụi chân ai, Chiều chiều,

Chuyện cũ Hà Nội. Nói cách khác, hồi ký Tô Hoài có sự giao thoa thể loại với truyện và tiểu thuyết. Nhiều nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hồi ký Tô Hoài, đặc biệt là Cát bụi chân aiChiều chiều có tư duy tiểu thuyết và chính “chất tiểu thuyết” à yếu tố làm nên giá tr mỹ cảm độc đ o trong hồi ký của ông, góp phần tạo dựng phong cách nghệ thuật củ nhà văn. Vì vậy, trong chương h i này, chúng tôi àm rõ sự giao thoa giữa truyện và hồi ký trong sáng tác củ Tô Hoài trên c c phương diện: Kỹ thuật tự sự t o tính đa thanh cho văn bảnđiển hình hóa nhân vật. Trong đó, khi phân tích kỹ thuật tự sự, chúng tôi tập trung làm rõ sự đ dạng trong điểm nhìn, gi ng điệu. Ở mỗi yếu tố này, người đ c đều có thể thấy được dấu ấn thể loại truyện. Vì thế, hồi ký củ Tô Hoài không đơn thuần à văn bản “đơn sắc” mà khơi gợi b o điều thú v về cuộc sống, con người và thời cuộc. Ngoài r , đ c hồi ký Tô Hoài, độc giả cũng thấy được thế giới nhân vật phong phú, đ dạng như chân dung c c văn nghệ sĩ (Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân…) và cả nhân vật đời thường ở mỗi vùng miền. Hồi ký Tô Hoài nói về h rất cụ thể với những tính c ch điển hình thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật đậm chất truyện. Những đặc trưng trên đã cho thấy sự giao thoa thể loại giữa truyện và hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong hồi ký tô hoài (qua cát bụi chân ai, chiều chiều, chuyện cũ hà nội) (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)