Hiện thực cuộc sống xã hội trong hồi ký Tô Hoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong hồi ký tô hoài (qua cát bụi chân ai, chiều chiều, chuyện cũ hà nội) (Trang 86 - 92)

5. Cấu trúc của luậ vă

3.1. Tính chân thực trong phản ánh sự việc, nhân vật của hồi ký Tô Hoài

3.1.1. Hiện thực cuộc sống xã hội trong hồi ký Tô Hoài

3.1.1.1.Hiện thực cuộc sống sinh ho t

Hoàn toàn khách quan trong việc miêu tả hiện thực, Tô Hoài hướng ngòi bút vào cuộc sống thế sự, đời tư phản ánh bức tr nh đời sống xã hội trong những dạng thức chân thực nhất. Đ c hồi ký Tô Hoài, ta bắt gặp một cuộc sống thực đ ng diễn ra với tất cả các cung bậc thật nhất, đời thường nhất tạo nên tính chất đ th nh, đ diện cho cuộc sống.

Hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều là d p tác giả bộc lộ cuộc sống của mình và các bạn văn trong nhiều gi i đoạn. Chân thực nhất là những năm th ng đi thực tế, những năm kh ng chiến chống Mỹ ác liệt, thời kỳ tác giả được bầu àm trưởng ban dân phố. Cuộc sống hiện ra với b o điều thú v . Cuộc sống vùng quê yên bình trong những ngày đi thực tế ở xóm Đồng, Thái Bình dưới con mắt quan sát củ nhà văn có nhiều điều đ ng nói. Ngoài công

việc đồng áng của nhà nông bao giờ cũng bắt đầu từ rất sớm nên phải ăn cơm từ lúc tờ mờ, ông c n để đến cả “cái chợ h p hôm, h p mai chốc t đầu bến cũng g i là chợ Phố, có lẽ vì cũng có rèn, m y, qu n nước… chốc chốc lại đi qu một b n các cô, ống quần gấu váy túm lên tận bẹn, cặp đùi đen nh nh tr n như c i chĩnh. Đoàn người vác những dặm xuống chuôm sâu” [26, tr. 33]. Ở nơi ấy, nhà văn đã sống hoà mình cùng những người nông dân, tập ủ phân xanh, tập cấy lúa, giúp bà con sản xuất, xây dựng mô hình hợp tác xã. Cuộc sống ngắn ngủi trong những ngày thực tế ở xóm Đồng cũng đủ để tác giả phát hiện ra những thói tục riêng: Con gái chỉ khoảng 15 tuổi đã sắp về nhà chồng và ở đất này tuy chư thành con rể chính thức nhưng chàng rể đã rất năng đến gi đình vợ làm việc. Cuộc sống sinh hoạt qua những nét phác h tưởng chừng rất nhỏ dưới ng i bút Tô Hoài đã hiện ra khá rõ nét về một vùng quê lúa Thái Bình vốn bình yên, thơ mộng. Tiếp đó à quãng thời gian nửa cuối thập kỉ 60, nơi àng Nghĩ Đô cứ được cộng lại rồi chi r theo đ a giới hành chính và tổ chức chính quyền. Ở xã hội thu nhỏ ấy, trưởng b n đại diện khối phố cũng như trưởng thôn, xóm công việc chẳng khác nào chủ t ch xã. Bức tranh cuộc sống lúc bấy giờ được gói g n trong muôn cảnh sinh hoạt đời thường. Từ những cảnh rất đỗi bình yên “người ngồi giặt, người giã cua, người trẻ củi, trẻ con nhảy nhót, cụ già móm mém nhìn r đường” [26, tr. 219] đến cảnh xô x t ngày thường “ông ão quét vôi đi àm thuê về s y rượu d a giết vợ” [26, tr. 218]. Hay chỉ là những tiếng suốt ngày đụng chạm, lủng củng, to tiếng như có bệnh cãi nhau củ đôi vợ chồng hàng xóm nhưng khi có bảo vệ đến thì ngồi một chỗ lời qua tiếng lại chứ không vi phạm trật tự tr an, khiến những người làm công tác khu phố cũng không biết c n ngăn thế nào vì chẳng ai ch u im lặng. Rồi cảnh dân phố hăm hở tham gia h c tập ở lớp xoá mù chữ cũng thật nực cười. Lớp h c khi mới mở thì à đầu voi, một thời gian sau chỉ c n à đuôi chuột. Đi h c xoá mù chữ thì bẻm mép tán gẫu, để đến

những chuyện vặt vãnh tức cười: “ úc ông ấy nói, ông ấy có cái gân nói nối với gân chân, cứ đương nói ại nhấc một bên gót”. Cuộc sống sinh hoạt vun đắp ước mơ của những con người nơi đây khi chứng kiến đoàn người hăm hở, hăng s y o động với dự đ nh ấp ủ: “Biến sông Tô L ch thành một thắng cảnh đẹp của Hà Nội sắp r đời” [26, tr. 267]. Từ cảnh đ m cưới theo nếp sống mới của thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, được minh hoạ bằng đ m cưới nếp sống mới của hoạ sỹ Nguyễn Sáng với cô Thuỷ ngồi mẫu trường Mỹ thuật đến cảnh chống mê tín d đo n nhà bà N , cảnh diệt chuột của khu phố diễn r theo đ nh kỳ hàng năm.

Bức tranh xã hội trong cảm quan hiện thực của Tô Hoài thường bắt đầu từ bao cảnh sinh hoạt đời thường như thế. Mỗi bước thăng trầm trong cuộc sống sinh hoạt củ người dân là minh chứng đầy thuyết phục cho ngòi bút sắc sảo của Tô Hoài. Không có những sự kiện tr ng đại, hào hùng mà toàn là những những điều vụn vặt thông thường của cuộc sống. Ngòi bút Tô Hoài khéo léo góp vào bức tranh sinh hoạt củ con người đời thường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt: “Buổi chiều, máy bay Mỹ bắn rải rác lung tung nhiều nơi trong thành phố… ở một v i nước công cộng ngay trên phố một loạt đạn đã xả xuống mấy người đ ng nhặt rau, vo gạo àm cơm chiều. Mấy hôm không ai dám ra lấy nước, v i nước vẫn mở, nước xả lênh láng suốt đêm” [26, tr. 321]. Rồi đến cảnh tập c ng thương, băng bó trong thời chiến. Người giả b thương nằm thẳng cẳng dưới đường. Người b thương vừa nằm rên, vừ cười hà hà chờ y tế khu về qu n s t cho điểm, rồi các chuyện luyện chữ ch y, cơm nồi nước sôi tập thể… Hầu như cả cuộc sống sinh hoạt được thu nhỏ, gói ghém trong hồi ký Tô Hoài với m i ngõ ngách tầng bậc đời thường nhất thật như cuộc sống đ ng diễn ra hàng ngày.

Đến Cát bụi chân ai, cuộc sống sinh hoạt không thể hiện rõ ràng như

gi n được tính bằng những điểm mốc củ đời sống c nhân, không gi n cũng gắn với từng sinh hoạt củ con người. Nếu thời gian củ đời sống cộng đồng là những th ng năm, những gi i đoạn, thời kỳ thì thời gian củ đời sống cá nhân tập trung vào một ngày bình thường, với những cảnh sinh hoạt bình thường như cảnh h p chợ: “Ng y ngã tư, c i chợ cóc vẫn la liệt những chậu rau muống chẻ ngâm nước, những thúng cu đồng ch t đất cho nặng cân. Trên thùng những chiếc xe tải vừ đỡ ông tài ông ét rỡ củi xuống chất làm bếp thổi cơm chiều ngay trước hè ngôi nhà sập...” [25, tr. 46]. Hay là các buổi chiều chạng vạng hoặc đêm khuy . Thời gian hồi tưởng: những tối thứ bảy, những sự kiện tr ng đại chiến d ch sông Thao mùa hạ năm 1949. Tô Hoài chỉ tập trung kể vào thời gian chiều tối. Bởi đó không phải là thời gian chiến đấu mà là thời gi n để gặp gỡ trò chuyện: “Chập tối, tập kết ở Mậu A. Đi suốt đêm đến s ng. Năm giờ chiều máy bay không lên nữa. Nử đêm b n chỉ huy lên một c i nhà sàn”. Không gian trong tác phẩm là không gian sinh hoạt gần gũi, à nơi c c nhân vật gặp gỡ nh u: Qu n cà phê ngã s u đầu đường, căn g c nhỏ của Nguyễn Tuân, ngôi nhà của Sùng Dúng Lù hay Lạc Viên Qu n… Nó chỉ đủ để con người sinh hoạt và hàn huyên. Trong khoảng không gian và thời gi n đời tư đó con người sống với tư c ch c nhân hơn à một công dân xã hội với những chức vụ và nghĩ vụ được quy đ nh.

Cùng phản ánh một bức tranh sinh hoạt nhưng ở mỗi cuốn hồi ký là một điểm nhấn khác nhau về cuộc sống. Chiều chiều là bức tranh cuộc sống sinh hoạt đời thường qua từng thời kỳ l ch sử nhưng đến Cát bụi chân ai thì bức tr nh đời sống sinh hoạt lại bó g n cùng với cuộc đời của mỗi con người, mỗi nhân vật.

Với hồi ký Chuyện cũ Hà Nội, bằng vài nét ký h , Tô Hoài đã vẽ được cuộc sống của một thành phố nghìn tuổi đ ng đô th hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nử cũ nửa mới, nửa sang nử quê… Có một Hà Nội nhố

nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than. Cảnh lầm than ấy càng rõ nét ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đo n sục bắt rượu lậu và những người dân ành đói khổ phải đi nhận “tù rượu th y” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong truyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã àm vợi đi của làng Nghĩ Đô b o người. Tất cả điều đó được Tô Hoài đư ên tr ng s ch thật như những gì cuộc sống đ ng diễn ra.

3.1.1.2.Hiện thực bức tranh xã hội

Song hành cùng với cảnh sinh hoạt đời thường củ con người, Tô Hoài dựng lại cả một bức tranh xã hội rộng lớn suốt những năm từ 1940 - 1990. Cuộc sống xã hội được nhìn từ cự ly gần nên hiện ra muôn màu, muôn vẻ những cung bậc khác nhau. Có cái cao cả lẫn cái tầm thường, có cái xù xì, góc cạnh mà ít thấy những biến cố lớn lao, những bức tranh sử thi hoành tráng. Cuộc sống hiện r trong c i đời thường gần gũi không thiếu vẻ m ũ, nhếch nh c, cơ cực. Một bức tranh xã hội thu nhỏ phức tạp, tr n vẹn, hoàn tất hiện r như chính cuộc sống

Trong Chuyện cũ Hà Nội, không gi n được mở rộng, thời gi n được giãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Cả một nội th Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đ u ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ ươm,… Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự biểu hiện đ dạng của cái nội thành đ đo n ắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ H i” khinh khỉnh, vàng ng c đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đ tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “ ột d ” dân nghèo, có cả chợ đư người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân àm

nô bộc cho thiên hạ. Rồi c i tàu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài tử thưở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo ơ uy sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Đến Cát bụi chân ai, cuộc sống xã hội mở r trước mắt người đ c không phải là chuyện cơm nồi, nước sôi thường ngày như những hồi ký khác mà là cả một câu chuyện thế sự dài được thể hiện qua số phận con người cụ thể để khái quát về xã hội. Không chỉ là chuyện ăn, ở, sinh hoạt củ c c nhà văn mà là câu chuyện về tư tưởng củ c c nhân sĩ trí thức thời kỳ chỉnh huấn Nhân văn Gi i phẩm.

Đến Chiều chiều, cuộc sống lại vận động theo chiều hướng khác. Không còn những gay gắt của việc kiểm duyệt Nhân văn Gi i phẩm mà là cuộc sống ở vùng quê nơi c c nhà văn đi thực tế, cuộc sống xã hội trong những ngày cải cách ruộng đất, trong những ngày nhà văn àm trưởng ban khu phố, hay trong những năm đổi mới củ cơ chế th trường. Không còn là những thảm cảnh nheo nhóc đói kh t của những năm 45, cũng không “đ o to bú ớn” như trong “chợ văn” mà là những cuộc đu chen để chạy theo thành tích giữa các hợp tác xã, các tổ sản xuất để cuối cùng chỉ c n à “tr trẻ r nh” như lời ông Ngải. Không chỉ chạy theo thành tích, bức tranh xã hội còn thể hiện đầy đủ ở nạn “trốn thành tích”. C c số liệu, thành tích được báo cáo khống, báo chí càng thổi kèn đu đủ bốc thơm thì c c nơi ập đoàn, ập đội kéo đến h c tập càng nhiều. Huyện bạn, tỉnh bạn, b trăm ph o đài huyện cả nước đổ đến. Các xã láng giềng phải nghĩ r mẹo trốn thành tích.

Bức tranh cuộc sống trong hồi ký Tô Hoài hiện ra giống như cuộc đời thực, thấm đẫm, chứa chan tình cảm củ người nghệ sĩ: “Không ên gi ng, không nhấn mạnh. Thậm chí không muốn bất cứ sự can thiệp của một ý chí chủ quan nào nhằm x c đ nh một chủ đề tư tưởng” [32, tr. 24]. Hồi ký của Tô

Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của bản thân sự sống một cách chân thực nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giao thoa thể loại trong hồi ký tô hoài (qua cát bụi chân ai, chiều chiều, chuyện cũ hà nội) (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)