Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý; - Đào tạo nghề cho người lao động;

- Tăng cường đào tạo tại chỗ cho người lao động tại doanh nghiệp; - Thu hút lao động có chất lượng cao vào các doanh nghiệp.

- Động viên khích lệ, tuyên dương, khen thưởng đúng người và kịp thời. * Ở Bắc Ninh: để nâng cao chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, từ mục tiêu trên tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thực hiện tốt một số nội dung như: thường xuyên quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người lao động, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách và từng bước tăng thu nhập cho người lao động, điều chỉnh chính sách kịp thời, hợp lý cho người lao động và xây dựng nhà ở cho người lao động theo nhiều hình thức; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đa dạng đối tượng lao động, không phân biệt giới tính, độ tuổi; tạo ra môi trường sống hấp dẫn để giữ chân họ sống và làm việc với Bắc Ninh; giáo dục hướng nghiệp sát thực tế hơn, rèn kĩ năng để có thể tham gia lao động được ngay (cần những gì); cải thiện thông tin để người lao động có lựa chọn đúng đắn, phù hợp khả năng; khuyến khích các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại chỗ… (Cao Thị Nhung, 2010).

trong doanh nghiệp là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy vai trò động lực cho phát triển kinh tế khu vực. Trên tổng thể, nâng cao chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp đầu tiên phải phát triển toàn diện từ thể chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, rèn luyện các phẩm chất tâm lý xã hội thích ứng với doanh nghiệp. DABACO là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước. Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 5.538 tỷ đồng (chưa gồm DT tiêu thụ nội bộ), tăng 36,84% so với thực hiện năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt: 249,7 tỷ đồng. Đến năm 2013, Công ty đã có tổng tài sản 3.500 tỷ đồng, vốn điều lệ 627 tỷ đồng, 30 nhà máy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đơn vị trực thuộc và trên 5.000 lao động (Tập đoàn Dabaco – Bắc Ninh, 2013). Để có được những con số ấn tượng như vậy, điều mà Chủ tịch HĐQT tập đoàn quan tâm chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty. Với chế độ chính sách ưu ái: tặng quà nhân viên công ty trong mỗi dịp sinh nhật, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế luôn đóng góp đầy đủ, tạo niềm tin cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn công ty, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cũng như trình độ quản lý cho cán bộ nhân viên trong tập đoàn, tạo sân chơi thể thao giúp đội ngũ nhân viên có thời gian tập luyện thể dục thể thao thường xuyên…. (Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, 2013b).

2.2.3. Bài học rút ra để nâng cao chất lượng lao động tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Cụm công nghiệp đa nghề hình thành và đi vào hoạt động từ năm đã dần ổn định và hoạt động đạt hiệu quả nhưng nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề hoặc làm việc không đúng ngành chuyên môn được đào tạo nên hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp chưa cao.

Để nâng cao chất lượng lao động, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các biện pháp như:

nâng cao nhận thức cho người lao động về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp vị trí việc làm cho người lao động, từng bước làm thay đổi được nhận thức của người lao động về công tác đào tạo nghề để người lao động xác định được đào tạo nghề vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình từ đó chủ động và tích cực tham gia học nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

2. Huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể trong huyện, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể quần chúng trong xã như: Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...

3. Cần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng đối tượng lao động trong các doanh nghiệp để xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo phù hợp với khả năng, năng lực, trình độ của người lao động.

4. Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động để nâng cao về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.

5. Triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh, cũng như lao động trong các doanh nghiệp để nắm chắc nhu cầu đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực; kế hoạch dạy nghề phải cụ thể, phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của người lao động.

6. Đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề như đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề; đồng thời mở nhiều các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn.

7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hóa đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và cơ chế, chính sách rõ ràng cho người lao động tham ra đào tạo (hưởng nguyên lương); đồng thời thu hút nhân tài và chuyên gia trình độ cao, khuyến khích người lao động phát huy năng lực, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật (tạo môi trường làm việc tốt, bình đẳng, trân trọng ý kiến sáng tạo của người lao động...).

8. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng và các chế độ khác bảo đảm, kịp thời, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể duc thể thao....

Những biện pháp nâng cao chất lượng lao động nêu trên nhằm đáp ứng được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp theo đúng ngành nghề tuyển dụng và cải thiện được đời sống của người lao động ngày được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 32)