Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp nâng cao chất lượng lao động trong cụm công nghiệp đa nghề

4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

Chất lượng lao động trong các doanh nghiệp qua phân tích thực tế thì còn có rất nhiều vấn đề bất cập, kể cả trình độ của chủ doanh nghiệp đến kỹ năng lành nghề của người lao động trong doanh nghiệp cần có những hướng giải quyết trong thời gian tới.

Trong khi lao động ở các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ phần lớn lao động trong các doanh nghiệp không qua đào tạo, đó là thực tế khó khăn của các doanh nghiệp trong cụm CN đa nghề Đông Thọ. Các doanh nghiệp trong tỉnh nói chung và các doanh nghiệp thuộc cụm CN đa nghề Đông Thọ nói riêng thì có lợi thế là nguồn lực ở các địa phương rất nhiều, có thể tận dụng ngay nguồn lực này để tạo lợi thế cho mình. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cao, thị hiếu của người tiêu dùng hay nói cách khác là đòi hỏi, yêu cầu của thị trường về sản phẩm cần có chất lượng cao, chủng loại phong phú,…. nếu như trình độ lao động không đáp ứng được thì doanh nghiệp khó mà phát triển được. Không một doanh nghiệp nào là không muốn mình phát triển, mở rộng và tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Song trên thực tế thì các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê lao động có tay nghề cao, đào tạo những lao động của chính mình do nguồn kinh phí có hạn. Nếu không được sự hỗ trợ của các cấp thì các doanh nghiệp khó mà cải thiện được chất lượng lao động trong doanh nghiệp.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển được cần phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn tốt, vì yếu tố con người từ trước đến nay đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh, vấn đề nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết.

Lực lượng lao động đang làm việc tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ là một bộ phận của lực lượng lao động trên địa bàn huyện. Hiện nay, thực trạng về chất lượng lao động của huyện thấp hơn so với các địa bàn khác, các khu côn nghiệp khác ở các huyện như Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ,….Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là mối quan tâm của riêng các doanh nghiệp mà là mối quan tâm chung của cả huyện.

cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, ngoài các yếu tố như công nghệ, vốn thì một trong những nhân tố không kém phần quan trọng để các doanh nghiệp thực hiện được chiến lược đó là yếu tố con người. Vì các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp này có vốn đầu tư ban đầu là không lớn, hơn thế công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp này chưa thực sự có điều kiện để đổi mới đồng bộ. Chính vì vậy để có thể nâng cao tiềm lực của mình trên thương trường các doanh nghiệp hiện tại cần phải biết sử dụng triệt để những nguồn lực mà mình có lợi thế.

Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, các doanh nghiệp trên địa bàn cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ còn phải đầu tư rất nhiều, không chỉ đầu tư vào lực lượng lao động mà còn phải sử dụng nguồn kinh phí đó vào cải tiến công nghệ, thuê mặt bằng để tổ chức sản xuất kinh doanh. Do vậy, cần có sự hỗ trợ về kinh phí, cũng như về cán bộ đào tạo cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp này trong thời gian tới. Một mặt giúp các doanh nghiệp trên địa bàn có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, lao động quản lý có trình độ để đáp ứng được với yếu cầu hiện tại, mặt khác việc giúp các doanh nghiệp trên địa bàn cũng là làm cho lực lượng lao động chung của huyện, nhất là lao động trong doanh nghiệp đóng trên địa bàn cụm công nghiệp được nâng cao tay nghề lên.

Chính vì vậy, sự hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ vừa góp phần phát triển, nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo động lực phát triển nền kinh tế của huyện, giải quyết được vấn đề xã hội về lao động và việc làm.

Sau khi lao động đã được qua đào tạo thì phải gắn với vấn đề sử dụng lao động có hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp cần có những chính sách đãi ngộ để thu hút, giữ chân những lao động có trình độ chuyên môn cao ở lại doanh nghiệp, tiếp tục cống hiến trí tuệ, công sức cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu lao động có trình độ cao không được sử dụng, đó là sự lãng phí. Chính những đội ngũ lao động như thế này đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp, sức mạnh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những người lao động giỏi.

Nâng cao chất lượng lao động cần phải gắn với sử dụng lao động có chất lượng cao, không để tình trạng lao động đã được qua đào tạo và có tay nghề cao lại không được sử dụng, hoặc được sử dụng nhưng không đúng chỗ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)