Điều kiện an sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.3.Điều kiện an sinh

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động trong các doanh nghiệp tạ

4.2.3.Điều kiện an sinh

4.2.3.1. Thu nhập và chỗ ở của người lao động

Thu nhập và chỗ ở hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tại Cụm Công nghiệp đa nghề Đông Thọ nói riêng, tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tới tâm lý người lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tới tính thần và trách nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu mức lương thấp thì ngược lại. Do đó doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. Song song với nó thu nhập và điều kiện sinh hoạt hàng ngày của người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với thể trạng của con người. Vì

vậy điều kiện sinh hoạt của người lao động phụ thuộc vào mức thu nhập hàng tháng theo năng suất lao động của họ, khi có thu nhập cao thì mức sinh hoạt cao hơn là khi thu nhập thấp. Vì điều kiện sinh hoạt của người lao động tại nơi làm việc sẽ tác động tới trạng thái tinh thần của người lao động. Ngoài mức thu nhập, còn có yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng lao động như các chế độ làm ngoài giờ, thai sản, khen - thưởng và việc đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,...

a. Chế độ lương

Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ đều trả lương theo các hình thức sau:

- Trả lương theo thời gian: Gắn với mức độ phức tạp, tinh thần trách nhiệm mà công việc đòi hỏi, mức độ hoàn thành công việc và số ngày công thực tế; vừa theo mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ, vừa theo kết quả cuối cùng của từng người, từng bộ phận. Áp dụng đối với chức danh lãnh đạo quản lý, chuyên môn nghiệp vụ(lương của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp). Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại(tùy theo tính chất công việc và được tính theo tỷ lệ phần trăm với mức lương tối thiểu vùng);

Biều đồ 4.1. Mức lương trung bình một lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ qua các năm

Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2016)

- Trả lương theo khối lượng công việc được giao khoán: Áp dụng đối với các bộ phận giao khoán công việc làm theo thỏa thuận có thời hạn;

- Trả lương theo hiệu quả cuối cùng: Áp dụng đối với các chức danh lãnh đạo như: Các thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên chuyên trách(nếu có). Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng quản trị thì chỉ được nhận lương của một chức danh có mức lương cao nhất.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp còn có chế độ như phụ cấp đi lại, phụ cấp điện thoại, phụ cấp xăng xe ... các mức phụ cấp phụ thuộc vào quyết địnhcủa chủ doanh nghiệp nhưng sẽ giới hạn về thời gian khi công việc kết thúc.

Ngoài các khoản phụ cấp trên thì hầu hết các doanh nghiệp đều đóng bảo hiểm cho người lao động sau 3 tháng thử việc và được nhận vào làm chính thức, ngoài ra ở các công ty có môi trường làm việc độc hại, mức độ rủi ro cao thì còn được mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân lao động làm việc tại những nơi này; các ngày nghỉ phép, lễ, tết, ốm đau, thai sản, ma chay, cưới hỏi đều được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và được hưởng 100% lương; được cung cấp trang bị bảo hộ lao động, khám sức khỏe định kỳ... Mục đích của thù lao tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi để môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và chăm lo đời sống cho người lao động.

Tổng quỹ lương và phúc lợi của các công ty hiện nay là tương đối lớn tuy nhiên việc phân phối không đồng đều. Người có thu nhập cao nhất khoảng gần 40 triệu đồng/tháng và người có thu nhập thấp nhất khoảng 4,2 triệu đồng / tháng.

Qua đánh giá của người lao động về chế độ lương thì có tới 92,5% số lao động được hỏi cho rằng mức lương của họ nhận được là hợp lý so với công sức họ bỏ ra, chỉ có 7.5% số la động cho rằng mức lương của họ chưa hợp lý và họ chưa thỏa mãn với mức lương nhận được, nguyên nhân là do việc phân phối nguồn thu nhập không chú trọng năng lực và trình độ chuyên môn. Cán bộ được đào tạo ở nước ngoài, có khả năng ngoại ngữ và chuyên môn cao nhưng cũng chỉ được hưởng mức thu nhập nhỉnh hơn cán bộ có trình độ chuyên môn tương đương nhưng đào tạo trong nước, không có khả năng giao tiếp với đối tác nước ngoài. Chính vì vậy, trong thời gian qua, có một số cán bộ sau thời gian ngắn công tác tại một số doanh nghiệp đã xin nghỉ việc để vào làm ở doanh nghiệp có mức lương cao hơn.

Bảng 4.23. Đánh giá của người lao động về chế độ lương

Chỉ tiêu Số ý kiến (n=80) Tỷ lệ (%)

1. Tính hợp lý của lương

- Hợp lý 74 92,5

- Chưa hợp lý 6 7,5

2. So với mức chi tiêu

- Có tích lũy 45 56,25

- Đủ chi tiêu 21 26,25

- Thiếu 14 17,5

Nguồn: Phỏng vấn và tổng hợp của tác giả (2016)

Từ bảng trên ta thấy được mức chi tiêu của người lao động có tích lũy là 56,25%, mức lương đủ chi tiêu là 26,25% còn lại 17,5% là không đủ chi tiêu. Số không đủ chi tiêu có thể do lương thấp, các khoản chi trả trong sinh hoạt cao nên dẫn tới việc không đủ chi tiêu.

Theo phỏng vấn chị Nguyễn Thị Tới – công ty TNHH BS Tech Vina: “Nhà tôi ở cách Công ty khoảng 30km và tôi thuê nhà ở trọ gần công ty để thuận tiện cho việc đi làm, mỗi tháng trả tiền thuê trọ 1.200.000đ/tháng. Trong khi đó lương hàng tháng được lĩnh là 4.200.000đ/tháng ngoài ra còn tiền điện, tiền nước mất khoảng 400.000đ/tháng vì vậy phải có kế hoạch chi tiêu hết sức hợp lý mới có thể đảm bảo cho việc sinh hoạt hàng ngày của tháng đó là vấn đề khó khăn cho người lao động với mức thu nhập còn thấp so với giá cả hàng hóa, dịch vụ hiện nay”.

Tại công ty TNHH Wontech Việt Nam, khi được phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hường - công nhân sản xuất tại công ty và đã làm việc tại công ty từ những ngày đầu bắt đầu hoạt động được biết “ Nhà tôi ở cách công ty 150km, cũng phải thuê nhà trọ ở gần công ty để thuận tiện cho việc đi lại và chăm sóc con cái. Với mức lương thưởng hiện tại của tôi là 8.400.000đ/tháng và lương thưởng của chồng tôi thì chúng tôi ngoài tiền thuê nhà là 2.100.000đ/tháng, tiền sinh hoạt hàng ngày và thuê người trông con thì chúng tôi vẫn có tiền để gửi về quê cho bố mẹ nuôi các em ở quê, tôi rất hài lòng với công việc hiện tại cũng như mức lương và chế độ đãi ngộ của công ty dành cho công nhân ở xa như chúng tôi. Vì mỗi khi nghỉ lễ tết về quê công ty cũng như công đoàn công ty đều tổ chức cho xe đưa đón công nhân ở xa về quê, có quà cho anh chị em công nhân đem về mỗi dịp lễ tết. Điều

này làm cho anh chị em chúng tôi hết sức phấn khởi và luôn nguyện cống hiến công sức của mình cho công ty ngày càng phát triển.”

Có thể thấy rằng, chi phí về thuê nhà ở của người lao động thường chiếm khoảng từ 15% đến 20% trong khoản thu nhập của họ. Các nhà trọ càng gần Cụm Công nghiệp đa nghề thì mức tiền thuê, mức chi phí cho hoạt động ăn uống lại càng cao. Đó là khoản chi phí lớn và chính là khó khăn, trở ngại của người lao động, đặc biệt là người lao động ở xa phải thuê nhà ở tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, việc thuê nhà ở trọ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người lao động như vấn đề an ninh, bảo vệ tài sản, hay các bệnh dịch cũng có nguy cơ lây lan cao...

b. Công tác an sinh xã hội (chăm lo đời sống cho công nhân lao động)

Tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ hiện tại 100% các doanh nghiệp đang hoạt động đều đã có tổ chức Công đoàn. Trong những năm qua, tổ chức Công đoàn là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho người lao động đã phối hợp chặt chẽ chuyên môn, làm tốt vai trò của Công đoàn trong việc vận động, giáo dục cán bộ công nhân viên phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, chấp hành các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Công đoàn còn tổ chức thăm hỏi động viên giúp đỡ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp kịp thời khi họ gặp chuyện khó khăn, tai nạn lao động, việc hiếu, hỷ... đã thực sự tác động rất nhiều tới tinh thần của người lao động.

Quan tâm đời sống tinh thần của công nhân viên trong các doanh nghiệp, cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp hàng năm kết hợp với Công đoàn công ty hoặc công đoàn cấp trên tổ chức đi tham quan du lịch cho những người có thành tích cao trong công tác.

Theo chị Nguyễn Thị Hằng – công nhân xưởng lò xo công ty TNHH MTV Yangmin Enterprise Việt Nam: “Công ty tôi ngoài việc kết hợp với Công đoàn tổ chức đi tham quan nghỉ mát cho anh chị em cán bộ công nhân, còn tổ chức giao lưu bóng đá nữ với các đơn vị bạn tại sân bóng của công ty hoặc tổ chức thi văn nghệ giữa các phòng ban, phân xưởng với nhau trong toàn công ty. Những cuộc thi này đều được đông đảo công nhân viên trong công ty hưởng ứng và tham gia hết sức nhiệt tình sau những giờ làm việc căng thẳng. Tôi nghĩ rằng không chỉ công ty tôi mà các doanh nghiệp khác cũng nên tạo ra những sân chơi bổ ích như vậy cho công nhân lao động của mình để họ có niềm vui, niềm phấn khởi và động lực làm việc hơn nữa, tăng tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong công ty với nhau.”

Ngoài ra, theo chị Ngô Thị Quế - chủ tịch Công đoàn công ty TNHH Poconvina Việt Nam thì: “Mỗi khi chúng tôi tổ chức giải đá bóng đều phải đi thuê sân bãi nhân tạo rất xa, mất thời gian, do đó chúng tôi mong muốn có một sân bãi riêng trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ để anh em công nhân có thể có những trận bóng thật vui vẻ và thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng mà không phải mất công đi xa để thuê. Tôi cũng mong muốn có một khu vui chơi, nhà trẻ cho con em công nhân lao động ở xa giúp các chị em đi làm không còn lo lắng việc con mình ở nhà không có ai trông sau khi hết thời gian nghỉ sinh con”.

Trên đây chỉ là một số ý kiến rất nhỏ về điều kiện chăm lo đời sống an sinh của công nhân lao động. Đây cũng là khó khăn chung của tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ nói riêng và trên địa bàn huyện Yên Phong nói chung.

4.2.3.2. Dịch vụ xã hội chăm sóc sức khỏe và tinh thần

Sức khỏe sẽ làm tăng chất lượng của nguồn lao động cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khỏe tốt làm nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong làm việc, đồng thời rất thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất lao động góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, chính vì vậy việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động phải được chủ doanh nghiệp thường xuyên quan tâm, nhất là việc khám sức khỏe định kỳ một năm chia làm 02 đợt hoặc nhiều hơn là tùy thuộc vào tính chất đặc thù công việc của từng doanh nghiệp để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, về tâm lý học yên tâm làm việc cho doanh nghiệp. Chính sách về chăm sóc sức khỏe nhằm mục đích tạo cho người lao động có năng lực, tiếp thu kiến thức nhanh và nâng cao năng suất lao động.

Theo chị Nguyễn Thị Huệ - công nhân phân xưởng sản xuất công ty TNHH Nexcon Việt Nam: “ Do môi trường làm việc của công ty tôi có bộ phận làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại nên hàng năm ngoài việc được khám sức khỏe định kỳ 1 lần thì bộ phận tiếp xúc với môi trường độc hại được kiểm tra sức khỏe 2 lần 1 năm. Kết quả khám sức khỏe được bộ phận hành chính bảo lưu, nếu người lao động có vấn đề gì về sức khỏe thì sẽ được công ty đưa đi khám chữa bệnh và cho nghỉ phép hằng năm theo đúng quy định của nhà nước. Việc được khám sức khỏe định kỳ làm công nhân lao động chúng tôi cảm thấy yên tâm lao động, phát hiện sớm bệnh tật và đi điều trị khám chữa bệnh kịp thời nên không có trường hợp nào để xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Ngoài việc khám sức khỏe định

kỳ, công ty còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, giao lưu bóng chuyền sau những giờ làm việc căng thẳng vất vả giúp anh em có được sự phấn khích, nhiệt tình trong những hoạt động này tăng cường sự đoàn kết, gắn bó giữa công nhân lao động ở các phân xưởng bộ phận với nhau”.

Theo phỏng vấn trực tiếp bà Trần Thị Tuyên – phó phòng hành chính nhân sự công ty TNHH MTV Yangmin Enterprise Việt Nam “ Hiện nay tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ đã có một số công ty có cabin chứa sữa do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và lắp tại 1 số công ty đông công nhân lao động là nữ cho bà mẹ đang trong thời gian cho con bú nên giữa các giờ nghỉ giải lao chị em công nhân có thể ra cabin để vắt và cất trữ sữa vào cabin. Đây là điều kiện rất thuận lợi vì trước khi có cabin vắt và trữ sữa do Tổng LĐLĐVN phát động và phối hợp lắp đặt, nhiều nữ CNLĐ sau nghỉ sinh 4 tháng đi làm trở lại có nhiều sữa nhưng phải vào nhà vệ sinh vắt sữa và bỏ đi trong khi con họ ở nhà lại khát sữa, phải uống sữa ngoài, ăn dặm. Khi có cabin vắt, trữ sữa các chị có không gian sạch sẽ, thoáng mát để định kỳ 3 lần/ngày vào vắt sữa, trữ lạnh, cuối giờ mang về cho con uống hôm sau”.

Theo bà Lê Thị Hồng Vinh – phó chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Phong “ Mỗi cabin vắt và trữ sữa tại doanh nghiệp rộng ít nhất 4m2, cao 2,5m, được trang bị tủ lạnh trữ sữa, có treo tranh truyền thống, tờ rơi, ghế ngồi… tạo không gian thư giãn, thoải mái để lao động nữ vừa nghỉ ngơi vừa vắt sữa, vừa trữ sữa cho con. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để công đoàn và doanh nghiệp quan tâm tới chị em lao động nữ hơn”.

Khi nói đến đời sống văn hóa tinh thần của còn người là phạm trù rất rộng, chính vì thế ở đây luận văn tập trung vào nghiên cứu một số nhân tố ảnh hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 85 - 92)