Số liệu điều tra về trình độ bậc nghề của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 64)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ Trình độ bậc - Bậc 1 - Bậc 2 - Bậc 3 - Bậc 4 - Bậc 5 - Bậc 6 - Bậc 7 757 205 240 145 102 35 30 0 100 27,08 31,71 19,15 13,47 4,63 3,96 - 2.350 797 1.122 208 142 44 37 0 100 33,92 47,70 8,86 6,06 1,88 1,58 - 2.978 1.012 1.213 394 208 92 59 0 100 33,99 40,73 13,23 6,98 3,09 1,98 -

Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2015)

Chất lượng lao động trong các doanh nghiệp qua phân tích thực tế thì còn có rất nhiều vấn đề bất cập, kể cả trình độ của chủ doanh nghiệp đến kỹ năng lành nghề của người lao động trong doanh nghiệp cần có những hướng giải quyết trong thời gian tới.

Trong khi lao động trong doanh nghiệp tại Cụm CN đa nghề Đông Thọ có 67,5% tỷ lệ lao động được qua đào tạo, thì chỉ còn lại số ít lao động trong các doanh nghiệp không qua đào tạo, đó là thực tế còn khó khăn của các doanh nghiệp tại Cụm CN đa nghề Đông Thọ. Đặc điểm của các doanh nghiệp là nguồn vốn eo hẹp chỉ có thể tận dụng những nguồn lực có sẵn trong xã hội, hay những nguồn lực mà doanh nghiệp có sẵn. Các doanh nghiệp trong huyện nói chung và các doanh nghiệp trong Cụm CN đa nghề Đông Thọ nói riêng thì có lợi thế là nguồn lực ở các địa phương rất nhiều, có thể tận dụng ngay nguồn lực này để tạo lợi thế cho mình. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển cao, thị hiếu của người tiêu dùng hay nói cách khác là đòi hỏi, yêu cầu của thị trường về sản phẩm cần có chất lượng cao, chủng loại phong phú,…. nếu như trình độ lao động không đáp ứng được thì doanh nghiệp khó mà phát triển được. Không một doanh nghiệp nào là không muốn mình phát triển, mở rộng và tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Song trên thực tế thì các

doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê lao động có tay nghề cao, đào tạo những lao động của chính mình do nguồn kinh phí có hạn. Nếu không được sự hỗ trợ của các cấp thì các doanh nghiệp khó mà cải thiện được chất lượng lao động trong doanh nghiệp.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển được cần phải có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn tốt, vì yếu tố con người từ trước đến nay đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp là việc hết sức cần thiết.

Bảng 4.14. Tự đánh giá khả năng trau dồi nâng cao năng lực bản thân của lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp

đa nghề Đông Thọ

Chỉ tiêu Tự đánh giá Cán bộ quản lý đánh giá

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Thường xuyên tự trau

dồi, nâng cao năng lực 80 100 80 100

Không ngừng sáng tạo

và học hỏi 80 100 75 93,75

Không muốn học hỏi,

trau dồi kiến thức 0 0 5 6,25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Ngoài những yếu tố trên, lao động trực tiếp còn cần có các kỹ năng như: - Tự trau dồi và nâng cao năng lực bản thân được đánh giá thông qua các tiêu chí: Thường xuyên tự đánh giá năng lực bản thân để nâng cao tay nghề, không ngừng sáng tạo, tự học, học từ sai lầm của bản thân và của đồng nghiệp để rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân, có khả năng tiếp cận nắm bắt và phát triển được các vấn đề mới. Qua điều tra khảo sát lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp thì có thể thấy kỹ năng trau dồi và nâng cao năng lực bản thân của đội ngũ lao động trực tiếp được đánh giá ở chưa cao. Do trong thực tế, vẫn còn những vấn đề đòi hỏi cần trau dồi nâng cao năng lực bản thân thì đội ngũ lao động trực tiếp còn chưa chịu học hỏi, nỗ lực học tập

Khi được phỏng vấn trực tiếp 80 người lao động trực tiếp thì hầu như tất cả đều nhận định bản thân thường xuyên tự trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực, không ngừng sáng tạo và học hỏi trong quá trình làm việc. Như vậy, vấn đề tự học hỏi, trau dồi kiến thức đã đáp ứng được tốt yêu cầu công việc hiện tại và

trong tương lai của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ. Đối với cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá vê việc thường xuyên tự trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực của lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ 100%; việc không ngừng học hỏi và sáng tạo chỉ chiếm 93,75% còn lại 6,25% là số lao động không muốn học hỏi, trau dồi kiến thức mà ỷ vào bản thân biết làm việc, làm được việc nên không muốn học hỏi xung quanh. Đây cũng là vấn đề mà người lao động trực tiếp cần thay đổi suy nghĩ cũng như tư duy trong cách làm việc. Dù có giỏi đến đâu thì vẫn cần có sự học hỏi, trau dồi kiến thức giữa các đồng nghiệp với nhau giúp bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong công việc.

- Kỹ năng làm việc theo nhóm được thế hiện ở các tiêu chí: Chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ đồng nghiệp, phối hợp với đồng nghiệp trong việc triển khai thực hiện các công việc chuyên môn đạt hiệu quả.

Bảng 4.15. Lao động trực tiếp và cán bộ quản lý đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của lao động trực tiếp

Chỉ tiêu Tự đánh giá Cán bộ quản lý đánh giá

Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)

Chia sẻ kinh nghiệm với

đồng nghiệp 48 60 52 65

Phối hợp với đồng nghiệp

trong công việc 80 100 80 100

Giiúp đỡ đồng nghiệp 80 100 80 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Việc chia sẻ kinh nghiệm làm việc với đồng nghiệp của các nhân viên trong các doanh nghiệp tự đánh giá chỉ có 48 người chia sẻ, đạt 60%; cán bộ quản lý của lao động trực tiếp đánh giá đạt 52 người tương đương với 65%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì xuất phát từ tâm lý cạnh tranh nghề nghiệp, người lao động sợ những người xung quanh cũng giỏi hoặc giỏi hơn họ và đe dọa tới vị trí công việc của họ nên mức độ chia sẻ công việc là thấp, họ cần cởi mở hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp. Mặc dù vậy nhưng việc phối hợp với đồng nghiệp trong công việc không vì thế mà giảm đi, đối với lao động tự đánh giá và cán bộ quản lý đánh giá thì việc phối hợp trong công việc vẫn chiếm tỷ lệ 100% bởi vì kinh nghiệm họ có thể không chia sẻ nhưng trong công việc

phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, phân xưởng thì mới có thể giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển được. Chính bản thân người lao động hiểu được điều đó nên việc phối hợp giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc là rất tốt.

Như vậy, kỹ năng làm việc theo nhóm thực tế chỉ cần giải quyết khâu đồng nghiệp nên cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ lần nhau tạo sự phối hợp đồng nhất thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn rất nhiều, như vậy công việc thường xuyên sẽ hoàn thành vượt kế hoạch và đạt hiệu quả cũng như chất lượng cao.

4.1.4.5. Thái độ làm việc của lao động trực tiếp làm việc tại các doanh nghiệp

Mức độ hoàn thành công việc được đánh giá ở mỗi vị trí công việc là khác nhau, thường thì người lao động trực tiếp luôn phải hoàn thành tốt công việc của mình ở mỗi khâu để phấn đấu đạt được lên vị trí cao hơn. Như vậy, đánh giá được thể hiện đúng thực tế.

Bảng 4.16. Lao động trực tiếp và cán bộ quản lý đánh giá thái độ làm việc của lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề

Đông Thọ

Chỉ tiêu Tự đánh giá Cán bộ quản lý đánh giá

Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)

Hoàn thành công việc 76 95,0 78 97,5

Sẳn sàng chịu trách nhiệm với

công việc 68 85,0 70 87,5

Thực hiện công việc đúng tiến độ 64 80,0 65 81,25

Chấp hành kỷ luật 70 87,5 65 81,25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Việc hoàn thành công việc của đội ngũ lao động trực tiếp được đánh giá và tự đánh giá đều tương đối cao trên 95%. Việc thực hiện công việc đúng tiến độ với chất lượng của đội ngũ lao động mới thì chỉ được đánh giá ở mức trên 80%. Thực tế cho thấy ở các doanh nghiệp trong nước công việc thường xuyên chậm so với tiến độ đề ra, ngoài lý do khách quan thì phần chủ quan liên quan đến các cá nhân cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc sẵn sàng chịu trách nhiệm với công việc thì chỉ được đánh giá từ 85% trở lên nguyên nhân xuất phát từ việc không hoàn thành công việc đúng tiến độ nên dẫn tới sức ép và sự căng thẳng nên nhiều nhân viên còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Việc chấp hành kỷ luật lao động chỉ được đánh giá 87,5% đối với việc lao động tự đánh giá, còn cán bộ quản lý trực tiếp đánh giá ở mức 81,25%. Nguyên nhân nhiều khi công nhân mới vào làm chưa nắm rõ nội quy nơi làm việc, còn gây mất trật tự, đi muộn, không dùng đồ bảo hộ lao động khi tham gia lao động… các lỗi đều chỉ rất nhỏ nhưng vi phạm quá 3 lần thì sẽ bị kỷ luật, còn lại là nhắc nhở nhẹ nhàng đối với người lao động.

Hộp 4.1. Đánh giá về thái độ làm việc của lao động trực tiếp tại công ty TNHH CPRO Việt Nam

Tình hình người lao động tại công ty thực hiện việc chấp hành kỷ luật cũng tương đối tốt. Tuy nhiên công ty tôi chuyên sản xuất và linh phụ kiện cho hệ thống camera giám sát nên yêu cầu bảo hộ rất quan trọng vậy mà vẫn còn 1 số công nhân mới tham gia làm việc quên không dùng đồ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang y tế nên vẫn bị nhắc nhở thường xuyên. Do ý thức của một số công nhân còn kém, chưa có ý thức trong việc tự dùng đồ bảo hộ cho mình nên vẫn cần phải lập biên bản vì vi phạm quá 3 lần theo nội quy của công ty. Doanh nghiệp cũng đã thường xuyên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng không chỉ nghiệp vụ chuyên môn của người lao động mà còn bàn tới vấn đề chấp hành kỷ luật lao động nhưng cũng chỉ được một thời gian đầu, có lẽ công ty cần tìm ra biện pháp xử lý nghiêm túc hơn trong việc này thì người lao động mới có ý thức cao.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Lượng – quản lý nhân sự công ty TNHH CPRO Việt Nam (2016)

Hộp 4.2. Tình hình thực hiện nội quy làm việc cho lao động tại công ty TNHH BS Tech Vina

4.1.5. Thu nhập bình quân của lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong khu công nghiệp đa nghề Đông Thọ, huyện Yên Phong

Cùng với sự phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp và tăng trưởng cao về sản xuất thì hiệu quả kinh tế của khu vực các doanh nghiệp tạo ra tuy còn khiêm tốn nhưng bước đầu có những tiến bộ mang tính đột phá quan trọng. Cụ thể: chất lượng của các hàng hoá được tăng lên cả về số lượng và chất lượng, với các mặt hàng phong phú và đa dạng hơn, nhiều nhóm sản phầm đã dần dần chiếm lĩnh thị trường trong nước, phát triển thêm nhiều mặt hàng và thị trường cũng ngày càng được mở rộng. Đồng nghĩa với việc tăng lên cả về chất lượng, số lượng cũng như sự phong phú của các mặt hàng thì doanh thu của các doanh nghiệp trong 3 năm trở lại đây cũng tăng theo, điều đó được diễn giải bằng những con số qua bảng số liệu được điều tra về doanh thu bình quân trong các doanh nghiệp theo loại hình bảng 4.17.

Số lượng các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ, Yên Phong ngày càng tăng lên nhanh, cùng với đó là sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển, tăng lên về quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, lợi nhuân sản xuất thì càng có cơ hội và điều kiện để đầu tư nâng cao năng lực, trình độ cho người lao động, tăng các chế độ đãi ngộ Việc chấp hành kỷ luật của lao động ở công ty tương đối tốt, tuy nhiên để hạn chế tối đa việc không chấp hành tốt kỷ luật lao động thì Công đoàn công ty tôi đề ra biện pháp bị nhắc nhở nhẹ tức là lần 1, 2 trong việc không chấp hành nội quy lao động của công ty thì sẽ bị phạt 50.000đ xung vào quỹ của tổ đó. Đến lần thứ 3 thì sẽ bị khiển trách. Từ việc thu tiền phạt dẫn tới người lao động tỏ ra ý thức tự giác cao hơn trong việc chấp hành kỷ luật lao động tại nơi làm việc.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Ngô Duy Nghĩa – phó chủ tịch Công đoàn công ty TNHH BS Tech Vina (2016)

giác phấn đấu nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tay nghề để đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Bảng 4.17. Doanh thu bình quân/lao động năm 2015 của các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ

Tên đơn vị Doanh thu thuần (nghìn đồng) Số lao động (người) Doanh thu bình quân/lao động (nghìn đồng/người)

Công ty TNHH Cresyn Hà Nội 1.407.248.975 2.000 703.625

Công ty TNHH Flexcom VN 1.250.268.750 1.600 781.418

Công ty cổ phần Catalan 726.353.199 755 962.057

Công ty TNHH MTV Yangmin

Enterprise(Việt Nam) 367.853.180 567 648.770

Công ty TNHH Nexcon Việt Nam 776.893.160 375 2.071.715

Công ty TNHH Cpro Việt Nam 217.278.500 100 2.172.785

Công ty TNHH Wontech Việt Nam 45.719.060 81 564.432

Công ty BS Tech Vina 49.203.410 28 1.757.260

Công ty TNHH Poconvina 49.312.020 27 1.826.370

Công ty TNHH BC System 29.554.020 25 1.182.160

Công ty TNHH SX dây đồng Phúc

Kiên 30.200.150 20 1.510.000

Nguồn: Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (2015)

Đánh giá về tình hình phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật an toàn lao động trong doanh nghiệp tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ là rất tốt, thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đảm bảo cho việc quản lý, điều hành của chủ doanh nghiệp để làm được vấn đề đó các chủ doanh nghiệp đã làm tốt việc xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả nội quy, quy định của công ty đối với người lao động. Việc người lao động chấp hành tốt nội quy, quy định của doanh nghiệp góp phần nâng cao

hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp và từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động.

Bảng 4.18. Thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng 9 11,25

Thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng 43 53,75

Thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng 23 28,75

Thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng 5 6,25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

Điều tra khảo sát về tình hình thu nhập của người lao động hàng tháng nhằm phản ánh về hiệu quả và năng suất lao động, cũng như xem chủ doanh nghiệp chi trả có xứng đáng đảm bảo đời sống của họ hay không, mức thu nhập phản ánh tại bảng 4.18 cho thấy mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng/người chiếm tỷ lệ cao nhất có 43 người, chiếm gần 54% % tổng số lao động, đứng thứ hai về mức thu nhập là từ 5 - 7 triệu đồng/tháng/người có 23 người, chiếm tỷ lệ gần 29% tổng số, tiếp theo nữa là mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng/người có 9 người, chiếm tỷ lệ hơn 11% tổng số, cuối cùng là thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 64)