Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 28)

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý; - Đào tạo nghề cho người lao động;

- Tăng cường đào tạo tại chỗ cho người lao động tại doanh nghiệp; - Thu hút lao động có chất lượng cao vào các doanh nghiệp.

- Động viên khích lệ, tuyên dương, khen thưởng đúng người và kịp thời. * Ở Bắc Ninh: để nâng cao chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, từ mục tiêu trên tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành thực hiện tốt một số nội dung như: thường xuyên quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người lao động, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách và từng bước tăng thu nhập cho người lao động, điều chỉnh chính sách kịp thời, hợp lý cho người lao động và xây dựng nhà ở cho người lao động theo nhiều hình thức; khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đa dạng đối tượng lao động, không phân biệt giới tính, độ tuổi; tạo ra môi trường sống hấp dẫn để giữ chân họ sống và làm việc với Bắc Ninh; giáo dục hướng nghiệp sát thực tế hơn, rèn kĩ năng để có thể tham gia lao động được ngay (cần những gì); cải thiện thông tin để người lao động có lựa chọn đúng đắn, phù hợp khả năng; khuyến khích các doanh nghiệp mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại chỗ… (Cao Thị Nhung, 2010).

trong doanh nghiệp là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy vai trò động lực cho phát triển kinh tế khu vực. Trên tổng thể, nâng cao chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp đầu tiên phải phát triển toàn diện từ thể chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, rèn luyện các phẩm chất tâm lý xã hội thích ứng với doanh nghiệp. DABACO là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất cả nước. Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 5.538 tỷ đồng (chưa gồm DT tiêu thụ nội bộ), tăng 36,84% so với thực hiện năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt: 249,7 tỷ đồng. Đến năm 2013, Công ty đã có tổng tài sản 3.500 tỷ đồng, vốn điều lệ 627 tỷ đồng, 30 nhà máy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đơn vị trực thuộc và trên 5.000 lao động (Tập đoàn Dabaco – Bắc Ninh, 2013). Để có được những con số ấn tượng như vậy, điều mà Chủ tịch HĐQT tập đoàn quan tâm chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty. Với chế độ chính sách ưu ái: tặng quà nhân viên công ty trong mỗi dịp sinh nhật, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế luôn đóng góp đầy đủ, tạo niềm tin cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong toàn công ty, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao tay nghề cũng như trình độ quản lý cho cán bộ nhân viên trong tập đoàn, tạo sân chơi thể thao giúp đội ngũ nhân viên có thời gian tập luyện thể dục thể thao thường xuyên…. (Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, 2013b).

2.2.3. Bài học rút ra để nâng cao chất lượng lao động tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện có nhiều chuyển biến tích cực mang tính ổn định và vững chắc. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá. Cụm công nghiệp đa nghề hình thành và đi vào hoạt động từ năm đã dần ổn định và hoạt động đạt hiệu quả nhưng nguồn lao động chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề hoặc làm việc không đúng ngành chuyên môn được đào tạo nên hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp chưa cao.

Để nâng cao chất lượng lao động, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các biện pháp như:

nâng cao nhận thức cho người lao động về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp vị trí việc làm cho người lao động, từng bước làm thay đổi được nhận thức của người lao động về công tác đào tạo nghề để người lao động xác định được đào tạo nghề vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình từ đó chủ động và tích cực tham gia học nghề để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

2. Huy động được sự tham gia, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể trong huyện, đặc biệt là sự tham gia của các đoàn thể quần chúng trong xã như: Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh...

3. Cần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng đối tượng lao động trong các doanh nghiệp để xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo phù hợp với khả năng, năng lực, trình độ của người lao động.

4. Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, huy động được sự tham gia của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có khả năng thu hút nhiều lao động để nâng cao về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho người lao động.

5. Triển khai thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh, cũng như lao động trong các doanh nghiệp để nắm chắc nhu cầu đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực; kế hoạch dạy nghề phải cụ thể, phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhu cầu học nghề của người lao động.

6. Đầu tư tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề như đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề; đồng thời mở nhiều các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn.

7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác xã hội hóa đào tạo nghề, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động và cơ chế, chính sách rõ ràng cho người lao động tham ra đào tạo (hưởng nguyên lương); đồng thời thu hút nhân tài và chuyên gia trình độ cao, khuyến khích người lao động phát huy năng lực, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật (tạo môi trường làm việc tốt, bình đẳng, trân trọng ý kiến sáng tạo của người lao động...).

8. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chính sách lương - thưởng và các chế độ khác bảo đảm, kịp thời, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể duc thể thao....

Những biện pháp nâng cao chất lượng lao động nêu trên nhằm đáp ứng được nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp theo đúng ngành nghề tuyển dụng và cải thiện được đời sống của người lao động ngày được nâng cao.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng.

Tọa độ địa lý của Yên Phong nằm trong khoảng vĩ độ (21°8’45”) đến (21°14;30”) độ vĩ Bắc; và khoảng kinh độ từ (105°54;30”) đến (106°4;15”) độ kinh Đông.

Phía Bắc lấy Sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang).

Phía Nam giáp huyện Đông Anh (TP. Hà Nội), huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).

Phía đông giáp thành phố Bắc Ninh (Bắc Ninh).

Phía tây lấy Sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn (Thành phố Hà Nội).

Trung tâm huyện Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 15km về phía Đông; cách Thủ đô Hà Nội 29km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A 8km về phía Nam, có quốc lộ 18 chạy qua cách sân bay quốc tế Nội Bài 15km về phía Tây, cách cảng Hải Phòng 115km về phía Nam, quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với KCN và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông; tuyến quốc lộ 3B Hà Nội-Thái Nguyên, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội với các vùng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Phía Bắc có Sông Cầu, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông đến Hải Dương, Hải Phòng tạo nên tiềm lực phát triển mạnh kinh tế, thương mại, dịch vụ. Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng (đã có 73 di tích được cấp bằng công nhận cấp Quốc gia, cấp tỉnh). Lễ hội dân gian phong phú và đặc sắc, Yên Phong còn là vùng quê du lịch hấp dẫn cho du khách trong nước và quốc tế.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Phong (2015)

Địa hình Yên Phong tương đối bằng phẳng, tuy dốc từ tây bắc xuống đông nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển 07m. Yên Phong được bao bọc bởi 03 con sông: Sông Cầu phía Bắc; Sông Cà Lồ phía Tây; Sông Ngũ Huyện Khê bao phía Nam.

Nhiệt độ trung bình cả năm của Yên Phong là 23,4°. Nhiệt độ trung bình mùa nóng là từ 24° - 29°; Nhiệt độ trung bình mùa lạnh từ 16° - 21°.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

Mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió mùa đông bắc thường mang theo giá rét và sương muối. Tốc độ gió trung bình 10m/s. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Đông Nam, thường mang theo mưa, nên gọi là mùa mưa. Tốc độ gió trung bình từ 20 – 25m/s. Hàng năm có bão ảnh hưởng đến Yên Phong nhưng ảnh hưởng không lớn.

Mỗi năm có lượng mưa trung bình từ 1512mm. Tháng có mưa nhiều nhất trong năm là tháng 07 (348,3mm). Tháng có mưa thấp nhất trong năm là tháng 12 (28.1mm).

* Tài nguyên đất

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất cho thấy: Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Toàn huyện có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu.

* Các loại tài nguyên khác - Nguồn nước mặt

Yên Phong có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh. Phía Bắc huyện là sông Cầu, phía Đông và phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sông Cà Lồ. Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm nước lũ xuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông rộng, nước chảy siết. Mùa khô lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp.

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã Văn Môn đến xã Đông Phong, là ranh giới giữa huyện Từ Sơn, Tiên Du và Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến đến xã Tam Giang dài 7 km, là ranh giới giữa huyện Yên Phong với Huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội.

- Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 4 - 6 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

- Tài nguyên nhân văn

Yên Phong là một huyện có truyền thống văn hoá lâu đời. Nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian được phát triển ở Yên Phong rất sớm và nổi tiếng. Yên Phong lại là vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng. Di tích văn hoá khảo cổ ở Yên Phong có Di Chỉ Nội Gầm xã Dũng Liệt, Yên Phong có 20 di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng, đó là các cơ sở cách mạng thời kháng chiến. Yên Phong còn có nhiều danh lam thắng cảnh: Chùa trăm gian ở Yên Phụ, chùa Khai Nghiêm ở Vọng Nguyệt xã Tam Giang. Đặc biệt nhiều địa danh gắn liền với chiến thắng quân Tống thế kỷ thứ XI

như Đền Núi - khu căn cứ chiến lược Thất Diệu Sơn, Đền Xà - Ngã Ba Xà, Chùa Bồ Vàng - Bến sông Như Nguyệt v.v ...

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Với thực tế về điều kiện tự nhiên như trên, Yên Phong có nhiều lợi thế để khai thác những điều kiện tự nhiên hiện có để phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Đất đai đa dạng thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao, khí hậu, thuỷ văn điều hoà đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và bền vững. Yên Phong có một diện tích mặt nước ao hồ rộng lớn có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mô hình hộ gia đình cũng như phát triển trang trại. Mặt khác, Yên Phong nằm trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy một nền kinh tế phát triển toàn diện. Bên cạnh những ưu thế nói trên, điều kiện tự nhiên của Yên Phong có những hạn chế nhất định. Do hệ thống sông bao bọc, hàng năm Yên Phong luôn bị thiên tai đe doạ, sản xuất nông nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan, việc sử dụng các chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp bừa bãi, ý thức về môi trường của người dân chưa cao, vì vậy một thách thức lớn là Yên Phong luôn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề giải quyết về môi trường luôn đặt ra một cách cấp bách, ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống. Do đó trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn thảm hoạ về môi trường.

Tóm lại: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Yên Phong có nhiều thuận lợi, những bất lợi do tự nhiên đem lại chỉ là những yếu tố nhỏ, có thể khắc phục trong tương lai gần. Nếu khai thác hết những ưu thế do điều kiện tự nhiên đem lại chắc chắn Yên Phong sẽ là một trong những điểm kinh tế của khu vực Đồng bằng Bắc bộ Tuy nhiên để khai thác hết những lợi thế kể trên, chúng ta cần phải bỏ ra nhiều công sức để cải tạo thiên nhiên, quy hoạch sản xuất, quy hoạch dân cư và cải tạo môi trường.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất cho thấy: đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình,

sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát.

Căn vào số liệu thống kê năm 2015 của phòng Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 28)