Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động trên thế giới

- Giáo dục và đào tạo thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu, chế độ tăng lương và tăng thưởng là đòn bẩy để thúc đẩy nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm và tính sáng tạo trong sản xuất.

- Chính sách giáo dục được xây dựng phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế. - Xây dựng đội ngũ nhân tài có chất lượng cao, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, sử dụng nhân tài một cách khoa học...

- Luôn hướng đến khả năng, sở thích cũng như năng khiếu để phát huy cao nhất tiềm năng của mình.

* Ở Nhật Bản: như chúng ta đã biết, sự lớn mạnh vượt bậc của nền kinh tế Nhật bản nhiều thập kỷ qua đã chứng minh: coi trọng việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chìa khoá của sự thành công. Trong đó, nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp là sự phản ánh rõ nét nhất việc xác lập và vận hành đúng đắn chủ trương này, thể hiện rất rõ thông qua hoạt động đào tạo lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như người lao động, làm việc chính là quá trình tiếp tục đào tạo bồi dưỡng để họ nâng cao chuyên môn và trau dồi đạo đức nghề nghiệp. Do đó, cùng với hệ thống đào tạo chung, chế độ đào tạo của doanh nghiệp cũng như tự đào tạo của người lao động đã tạo nên một quá trình “khép kín” hay người ta còn gọi là “đào tạo suốt đời”, mà nhờ đó trình độ người lao động được nâng lên rõ rệt và nhân cách của họ ngày một hoàn thiện hơn. Trong quá trình đó, đào tạo và đào tạo lại rất quan trọng, là nhân tố chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp Nhật Bản và cho chính người lao động (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Phương thức đào tạo cho người lao động ở các doanh nghiệp Nhật Bản mang nhiều sắc thái khá riêng biệt và độc đáo.

Đào tạo tại chỗ (OJT)

Hình thức đào tạo này là doanh nghiệp thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp với công việc và kỹ năng của mọi người lao động, nhất là đối với những người mới được tuyển dụng. Thông thường, những năm đầu khi mới vào, người lao động phải chuyển đổi nhiều công việc. Mục đích của sự luân chuyển này là nhằm làm cho người lao động hiểu biết công việc ở nhiều bộ phận để từ đó có thể thực hiện tốt công việc chính của mình. Những người có trách nhiệm bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là những lao động có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm. Những nhà quản lý trực tiếp, các nhà lãnh đạo và quản lý trong công ty cũng là thầy giáo chính của người lao động (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Đào tạo ngoài công việc (OFF-JT)

Cùng với hình thức đào tạo tại chỗ, các doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng loại hình đào tạo ngoài công việc. Nội dung của đào tạo ngoài công việc là nhằm bổ sung những kiến thức chung và cập nhật cho người lao động, để tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng đến kỹ năng nghề nghiệp có thể áp dụng trong doanh nghiệp. Do đó việc

liên tục bồi dưỡng chuyên môn tay nghề cho người lao động được các doanh nghiệp coi như là một nội dung để nâng cao chất lượng cho công nhân (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Hình thức đào tạo ngoài công việc khá đa dạng, song tựu trung lại có 3 loại chính: đào tạo theo nhóm, đào tạo tự nguyện và đào tạo bên ngoài. Để đảm bảo chất lượng, các khoá đào tạo của các doanh nghiệp Nhật Bản thường mời giáo viên bên ngoài đến trình bày những vấn đề có liên quan. Hình thức học tập theo nhóm được chú trọng. Theo đó việc thảo luận, sử dụng các phương pháp giảng dạy và nghe nhìn hiện đại, kiểm tra chéo… đã được áp dụng. Để thực hiện có hiệu quả loại hình đào tạo này, các doanh nghiệp đã dành một phần kinh phí hỗ trợ: mua tài liệu, chi phí đi lại, ăn ở… Tính trung bình, mỗi người được chi vào khoảng từ 30.000 đến 100.000 yên (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

* Ở Tập đoàn Samsung - Hàn Quốc: như chúng ta đã biết, Hàn Quốc là một trong những nước có công nghiệp mới của khu vực Châu á, chỉ trong vòng khoảng 35 năm họ đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế và khoa học kỹ thuật, với chiến lược chuyển giao tiếp nhận công nghệ của các nước đã phát triển họ đã rút ngắn khoảng cách so với các nước đã phát triển chỉ trong thời gian ngắn. Các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc đã có những bước tiến chiếm lĩnh thị phần của các nước phát triển và đóng vai trò nhà đầu tư quan trọng đối với các nước đang và chậm phát triển. Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay Chính phủ Hàn Quốc cũng như các Tập đoàn của Hàn Quốc đã có những chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, đặc biệt là các chính sách đào tạo nguồn lao động hợp lý và hiểu quả mà chúng ta có thể học tập (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Tập đoàn Samsung là một trong những Tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông, họ đã đề ra sách lược đối với công tác đào tạo nguồn lao động cho Tập đoàn rất hiệu quả. Về mặt tổ chức công tác đào tạo nguồn lao động Tập đoàn Samsung thành lập trung tâm đào tạo riêng của mình cùng với 30 cơ sở, viện nghiên cứu đào tạo ở trong nước. Song song với việc đào tạo trong nước Tập đoàn còn liên tục đưa đi đào tạo ở nước ngoài (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Trung tâm đào tạo nguồn lao động của Tập đoàn Samsung đề ra mục tiêu “nhân tài số 1” để tìm kiếm và đào tạo nhân tài cho Tập đoàn. Các loại hình đào tạo của Trung tâm cũng rất đa dạng, Tập đoàn tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật

chất hiện đại cho người học. Nội dung đào tạo không những tập trung vào việc đào tạo chuyên môn mà còn đề cao các nội dụng liên quan đến tư tưởng, hành vi ứng xử hàng ngày trong công việc để tạo lập cho người học lòng trung thành, tận tuỵ với Tập đoàn. Phương pháp đào tạo là gắn người học với công tác nghiên cứu khoa học, với hoạt động thực tế của Tập đoàn. Đặc biệt, các chương trình đào tạo của trung tâm đào tạo luôn luôn thay đổi cho phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ của Tập đoàn. Việc đánh giá kết quả đào tạo bằng kết quả thực tế các công trình nghiên cứu được ứng dụng và thực tế, Tập đoàn cũng đánh giá cao những thành tích mà người học đã đóng góp vào hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và có cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ đối với những người đó. Để thực hiện được chiến lược này, hàng năm Tập đoàn Samsung đã đầu tư hàng chục triệu đô la Mỹ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực (Trịnh Xuân Thắng, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 28)