Tình hình dân số huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 43)

Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) Tỷ lệ

(%)

14/13 15/14

1. Tổng số dân Người 123,71 125,96 127,96 101,81 101,59 101,7 - Dân số thành thị Người 13,53 13,764 14,005 101,73 101,75 101,7 - Dân số nông thôn Người 110,18 112,2 113,95 101,83 101,57 101,7 2. Tổng số hộ Hộ 27,493 27,686 27,789 100,70 100,37 100,5 - Số hộ phi nông nghiệp Hộ 2,438 2,498 2,554 102,46 102,24 102,3 - Số hộ nông nghiệp Hộ 25,055 25,188 25,244 100,53 100,22 100,3 3. Tổng lao động Người 56,292 57,345 58,238 101,87 101,56 101,7 - Số lao động PNN Người 4,988 5,356 5,443 107,38 101,62 104,4 - Số lao động NN Người 51,304 51,989 52,795 101,34 101,55 101,4 Nguồn:Chi cục Thống kê huyện Yên Phong (2015)

Công tác giải quyết việc làm còn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Huyện ủy đã có Nghị quyết chuyên đề về giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích mở rộng ngành nghề, mở rộng hình thức vay vốn để giải quyết việc làm.

Đời sống dân cư và thu nhập

Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định và cải thiện nhiều mặt. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội và sự nỗ lực tạo việc làm của từng hộ gia đình, từng người lao động. Đời sống nông thôn ngày càng được nâng cao, diện đói nghèo ngày càng thu hẹp, số hộ giàu tăng lên, những nhu cầu cơ bản về sinh hoạt của nhân dân như ăn, ở, mặc, đi lại ngày càng được cải thiện hơn.

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của tỉnh.

Thị trấn Chờ, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện có tổng diện tích tự nhiên 844,83 ha, năm 2013 với 14.500 người, mật độ dân số 1.815 người/km2 đứng thứ 3 toàn huyện sau xã Văn Môn (2.240 người/km2), Yên Phụ (1.841 người/km2). Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, dân số, cơ sở hạ tầng, công trình văn hoá, phúc lợi, nhà ở, đất ở cũng tăng lên khá nhanh. Huyện ngày càng phát triển cả về quy mô và chiều sâu. Đồng thời các hoạt động công nghệ thông tin, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế thương mại - dịch vụ góp phần gia tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện.

Ngoài khu vực thị trấn Chờ trên địa bàn huyện còn có các khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp rời. Trong tương lai việc phát triển đô thị của huyện tập trung chính ở các khu vực này. Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện: giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ. Sự chuyển dịch như trên là phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và làm tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo của huyện.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế huyện Yên Phong

Giao thông

Yên Phong có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, có đường QL 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài (cách trung tâm huyện hơn 20km về phía tây) với cảng nước sâu Cái Lân ( Quảng Ninh), đoạn đường đi qua Yên Phong từ Tây bắc xuống Đông nam dài 14 km, đường QL3 nối Hà nội với Thái Nguyên đoạn qua huyện Yên Phong đã được triển khai xây dựng năm 2009 chiều dài 6,77km. Đường tỉnh lộ 295 và ĐT277 đi từ phía bắc qua trung tâm huyện có nút giaovới QL18 xuống phía nam, nối vào QL1A đã được cải tạo nâng cấp, đường ĐT286 từ Bắc Ninh sang Hà Nội có nút giao cắt với QL3. Cùng với sự hình thành tuyến đường cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên và dự án xây dựng cầu Đông Xuyên đi Bắc Giang và các dự án phát triển khu cụm công nghiệp và làng nghề cũng như Trung tâm các xã trong huyện, việc quy hoạch xây dựng với nhiều điều kiện phát triển rất rõ nét và thuận lợi. Trong tương lai gần, Yên Phong sẽ rất thuận lợi cho giao thông đi lại, đây là điều kiện tốt thu hút các nhà đầu tư. Đây là điều kiện để các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân Yên Phong tận dụng lợi thế, đón nhận cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhanh và bền vững.

Giáo dục đào tạo

Toàn huyện có 48 trường ở các ngành học, bậc học. Trong đó có 40/48 trường đạt chuẩn quốc gia. Nhiều địa phương trong huyện đã quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất trường học. Năm học 2013-2014, Yên Phong là một trong những huyện tốp đầu của tỉnh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT toàn huyện đạt 100 % (mặt bằng chung của tỉnh là 99,07 %). Kết quả xét tốt nghiệp THCS: 99,5 % số học sinh được công nhận tốt nghiệp; trong đó có 23,2 % giỏi; 41,3 % khá. Đi liền với các thành tích trên, công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thức thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học từ huyện đến các thôn làng, dòng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục trong huyện.

Y tế - sức khỏe

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn được huyện đặc biệt chú trọng. Theo số liệu mới nhất năm 2014 không có dịch bệnh xảy ra; công tác khám chữa bệnh được Bệnh viện đa khoa; trạm y tế các xã, thị trấn duy trì thường xuyên, sẵn sàng trực cấp cứu phục vụ nhân dân trong mọi thời điểm; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện tốt. Chương trình tiêm chủng mở rộng luôn được chú trọng duy trì, đạt hiệu quả cao. Công tác khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi được thực hiện đúng quy định. Năm 2014, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 10,9 % (giảm 1,6 % so cùng kỳ 2013). Bệnh viện đa khoa huyện trong năm đã khám chữa bệnh cho 114.598 lượt người đạt 118 % kế hoạch; điều trị nội trú cho 9721 lượt người đạt 123 % kế hoạch (không có tai biến chuyên môn).

Năm 2014, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được huyện tập trung cao trong chỉ đạo thực hiện và có chuyển biến, kết quả:

- Tổng số sinh: 2.815 cháu, tỷ suất 18,15 ‰ (giảm 1,92 ‰ so với năm 2013); tỷ số giới tính khi sinh 115 nam/100 nữ.

- Số người sinh con thứ ba trở lên: 530 (giảm 1,5 % so với năm 2013). Trong đó có 10 trường hợp là cán bộ, đảng viên.

3.1.2.4. Tình hình phát triển kinh doanh huyện

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng, trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ XIV, XV, XVI, nhân dân và cán bộ huyện Yên Phong đã nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, đạt được nhiều kết quả khá toàn diện. Kinh tế liên tục tăng

trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng giảm.

Trong giai đoạn từ 2013 đến 2015, tình hình kinh tế huyện Yên Phong đã có được sự tăng trưởng rất nhanh. Giá trị sản xuất của toàn huyện năm 2013 là hơn 5,5 nghìn tỷ đồng và đến năm 2016 đã tăng lên hơn 6,4 nghìn tỷ đồng. Có được sự phát triển nhanh chóng này một phần nhờ vào chủ trương thu hút đầu tư vào đầu tư vào huyện, với sự đóng góp đặc biệt là nhà máy của Samsung, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, vừa góp phần thúc đẩy kinh tế huyện phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng góp phần thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ ngày càng phát triển. Nền kinh tế phát triển làm cho người dân đầu tư cho giáo dục, đào tạo ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.

Biểu đồ 3.2. Giá trị sản xuất của huyện Yên Phong qua 3 năm (tỷ đồng)

Nguồn:Chi cục Thống kê huyện Yên Phong (2015)

Trong sản xuất nông nghiệp, tiếp tục phát triển theo hướng nông nghiệp gắn với nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được chuyển mạnh sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn như: ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó đã giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, tăng sức cạnh tranh nông sản trên thị trường.

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Phong qua 3 năm (%)

Nguồn:Chi cục Thống kê huyện Yên Phong (2015)

Cơ cấu kinh tế huyện Yên Phong trong những năm trờ lại đây có được sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng tăng và đóng góp của các mô hình sản xuất có giá trị cao như rau an toàn, trong khi đó giá trị sản xuất ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn tăng nhưng có dấu hiệu chững lại cùng với khó khăn chung của nền kinh tế. Do vậy, cơ cấu kinh tế huyện Yên Phong trong giai đoạn 2013 – 2015 có những sự biến động lớn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn là ngành có đóng góp lớn nhất vào tổng giá giá trị sản xuất của huyện (gần 47%); ngành thương mại dịch vụ là hơn 36%; và ngành nông nghiệp là hơn 17% (Biểu đồ 3.3).

Đánh giá tổng quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua và thực trạng nền kinh tế, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Phong lần thứ XXII đã nêu rõ: “Huyện Yên Phong sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể. Yên Phong nằm trong khu vực phía bắc tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có đường quốc lộ 18 đi qua và là một trong ba huyện được tỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, tạo cơ hội cho huyện phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ”.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp 3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Số liệu và nguồn gốc của các số liệu thứ cấp được thu thập như bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 43)