Thực trạng chất lượng lao động quản lý trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 57)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng lao động trong cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ,

4.1.3. Thực trạng chất lượng lao động quản lý trong các doanh nghiệp

Chất lượng lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với bất cứ loại hình doanh nghiệp hiện có, nhất là đối với lao động chất lượng cao, nó quyết định chủ yếu đến sự phát triển nhanh và bền vững của doanh nghiệp; đồng thời đột phá về năng suất lao động, là đòn bầy để thúc đầy và tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường và quốc tế hoá như hiện nay, các công ty, doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến chất lượng lao động chứ không phải khai thác số lượng người lao động.

Thực tế ở nước ta cho thấy, chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các KCN, Cụm công nghiệp. Các dự án thu hút đầu tư vào các Cụm công nghiệp ở các địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao, kỷ luật lao động tốt, song đa số người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Để đánh giá được chất lượng lao động, cần xem xét kỹ trên nhiều tiêu chí như: trạng thái sức khỏe của người lao động, trình độ chuyên môn đào tạo, số năm làm việc (kinh nghiệm),...

a. Trình độ văn hóa

Trong lực lượng lao động đội ngũ lãnh đạo chủ các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đến sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ cho thấy trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp thể hiện qua bảng số liệu 4.4.

Bảng 4.4. Trình độ văn hóa của chủ doanh nghiệp

Trình độ văn hóa Năm So sánh (%)

2013 2014 2015 14/13 15/14 Bình quân 1. Tổng số doanh nghiệp 15 24 33 160 137,5 148,32 2. Trình độ VH của chủ DN - THCS - THPT 15 - 15 24 - 24 33 - 33 160 - 160 137,5 - 137,5 148,32 - 148,32 Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2015)

Qua bảng số liệu trên, nhìn chung trình độ văn hóa của chủ các doanh nghiệp đạt tỷ lệ 100% tốt nghiệp THPT điều đó cho ta thấy các chủ doanh nghiệp đã có sự đột phá nhiều về trình độ văn hóa so với những năm trước đây. Để vận hành bộ máy hoạt động của doanh nghiệp tồn tại và phát triển trước tiên chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có trình độ văn hóa cao, hiểu biết rộng là điều kiện cần thiết cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; đồng thời để đội ngũ lao động cấp dưới tin tưởng vào sự lãnh đạo của chủ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong nền kinh tế hiện nay, xu hướng chủ doanh nghiệp ngày càng được nâng về trình độ văn hoá để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tỷ lệ 100% chủ doanh nghiệp tốt nghiệp THPT, điều này chứng minh rằng khi bắt đầu đăng ký kinh doanh thì chủ đầu tư đã có những hiểu biết rộng hơn, nắm bắt được thông tin của thị trường nhanh nhạy, để có những quyết định chính xác và hiệu quả. Đây cũng là điều phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước. Khi trình độ văn hoá của chủ doanh nghiệp ngày càng được nâng cao sẽ là điều kiện cho việc tiếp thu những kiến thức chuyên môn, năm bắt kịp thời khoa học kỹ thuật tiến tiến và kiến thức thị trường tốt hơn thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

b. Trình độ và giới tính của chủ trong doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp

Bên cạnh đó, trình độ đào tạo của các chủ doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ còn có sự khác nhau về giới tính. Tỷ lệ nữ giới là chủ doanh nghiệp có trình độ cao còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số các doanh nghiệp. Bảng số liệu sau sẽ thể hiện tỷ lệ chủ doanh nghiệp theo trình độ đào tạo giữa nam, nữ chủ doanh nghiệp.

Theo số liệu báo cáo tổng hợp mới đây, bảng biểu trên trong tổng số doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ thì trình độ của các chủ doanh nghiệp là tiến sĩ chưa có, còn trình độ bình quân qua đào tạo trong 3 năm 2013-2015 từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lên trên 60% trong tổng số chủ doanh nghiệp, đây là con số khá cao.

Giữa chủ các doanh nghiệp là nam và nữ vẫn có một khoảng cách khá xa, tỷ lệ nam luôn chiếm ưu thế hơn nữ. Do đặc điểm của nam giới là thích đột phá trong lĩnh vực kinh doanh hơn, họ muốn làm được một điều gì đó thể hiện khả năng lãnh đạo của mình. Còn về mình nữ giới còn có nhiều nguyên nhân khách

quan khác mà họ còn dàng buộc. Thế nên số lượng chủ doanh nghiệp là nam cũng chiếm tới 90% còn nữ chủ doanh nghiệp là 10%. Có lẽ cũng chính điều này có thể làm cho tỷ lệ chủ doanh nghiệp trong các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp có trình độ cao là nam nhiều hơn. Nhưng xu thế hiện nay, nữ chủ doanh nghiệp đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Không còn như trước đây là nữ chỉ biết công việc gia đình, mà ngày nay nếu ai đó có khả năng thì cơ hội kinh doanh cho mỗi cá nhân bình đẳng như nhau không phân biệt giới tính, cũng không chỉ giành riêng ưu tiên cho nam giới.

Bảng 4.5. Trình độ đào tạo và giới tính của chủ doanh nghiệp

Trình độ đào tạo Năm So sánh (%)

2013 2014 2015 14/13 15/14 Bình quân 1. Tổng số chủ doanh nghiệp - Nam - Nữ 15 15 - 24 21 3 33 30 3 160 140 - 137,5 142,86 100 148,32 141,42 10 2. Trình độ đào tạo của chủ DN

- Cao đẳng - Đại học - Thạc sỹ 15 5 10 - 24 2 21 1 33 2 30 1 160 40 210 - 137,5 100 142,86 100 148,32 63,24 173,21 10 Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2015)

Tuy nhiên các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ đang gặp một số khó khăn như đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơ chế thị trường, thiếu đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật chất lượng cao... việc đào tạo bồi dưỡng cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức và chưa đạt yêu cầu về chất lượng, trình độ cũng như tay nghề. Trong khi đó, nhu cầu lao động có trình độ đào tạo nghề của doanh nhân và các nhà quản lý của các doanh nghiệp ngày càng tăng, việc trợ giúp của Nhà nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

c. Khả năng tư duy và phân tích vấn để của cán bộ quản lý

Khả năng tư duy và phân tích vấn đề của lao động quản lý được thể hiện qua các tiêu chí: Phân tích và tổng hợp vấn đề. Nắm bắt và phân tích vấn đề mới, làm việc khoa học – sáng tạo, khả năng phán đoán và dự báo. Qua kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy, khả năng tư duy và phân tích vấn đề của đội ngũ cán bộ quản lý được đánh giá ở mức trung bình. Do trong thực tê,s những

vấn đề đòi hỏi cần sự tư duy và phân tích sâu vấn đề thì đội ngũ cán bộ quản lý tỏ ra khá yếu, hầy hết phân tích đều hời hợt. Như vậy, kỹ năng tư duy duy và phân tích vấn đề của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và trong tương lai đề ra. Do đó cần có giải pháp cụ thể để nâng cao kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề của đội ngũ cán bộ quản lý.

Bảng 4.6. Tự đánh giá khả năng tư duy và phân tích vấn đề của cán bộ quản lý

Chỉ tiêu Tự đánh giá Cấp trên đánh giá

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Có khả năng phân tích và

tổng hợp vấn đề 10 66,6 11 73,3

Nắm bắt và phân tích vấn đề

mới 13 86,7 12 80

Làm việc khoa học, sáng tạo 14 93,3 12 80

Khả năng phán đoán, dự báo 11 73,3 13 86,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua điều tra 15 cán bộ quản lý và 5 cấp trên trực tiếp của các cán bộ quản lý tại 1 số doanh nghiệp trên địa bàn Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ nhận thấy rằng: Kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề một cách có hệ thống tuy được đánh giá trên 60% nhưng thực tế đây là yếu tố cơ bản của đội ngũ cán bộ quản lý của từng doanh nghiệp, khả năng phân tích và tổng hợp chưa cao, tầm nhìn bao quát kém. Như vậy, kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề một cách có hệ thống của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và cần được nâng cao hơn nữa.

Kỹ năng nắm bắt và phân tích các vấn đề mới cũng nhận được sự đánh giá cao của cấp trên cũng như bản thân cán bộ quản lý tự đánh giá tương đối cao, trên 80%. Thực tế, những vấn đề thường gặp là quen thuộc, khả năng phân tích và nắm bắt các vấn đề mới còn chậm. Cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp FDI có khả năng nắm bắt và phân tích vấn đề mới nhanh và nhạy bén hơn các doanh nghiệp trong nước bởi vì họ qua môi trường đào tạo chuyên nghiệp, kinh nghiệm làm việc và sự va chạm tiếp xúc với các vấn đề mới là thường xuyên.

Về phương pháp làm việc cũng như kỹ năng phán đoán, dự báo về ngành Thực tế cho thấy phương pháp làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự khoa học và chủ động như các cán bộ quản lý thuộc các doanh nghiệp nước ngoài; do đó khả năng dự báo cũng chỉ được trong

phạm vi ngắn hạn, còn dài hạn thì thực sự khó phán đoán chuẩn xác được do khả năng còn yếu và việc tiếp cận các thông tin còn hạn chế. Các doanh nghiệp FDI trong Cụm công nghiệp tuy số lượng ít nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thực sự rất khoa học, chủ động trong việc tiếp cận công việc cũng như cách giải quyết công việc; khả năng dự đoán dự báo về ngành khá tốt, có thể dự báo được dài hạn do khả năng tiếp cận thông tin đối với các cán bộ quản lý thuộc doanh nghiệp FDI là tương đối tốt.

Tóm lại, kỹ năng tư duy và phân tích vấn đề đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu, rộng về vấn đề liên quan đến hoạt động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ trước tới nay tại các doanh nghiệp vẫn còn ít cán bộ quản lý được tham gia các khóa đào tạo về quản trị chiến lược, quen làm những việc mang tính sự vụ, lãnh đạo giao việc gì thì làm việc đó, chưa chủ động đề xuất và có sáng tạo trong công việc.

d. Khả năng tự trau dồi và nâng cao năng lực bản thân cán bộ quản lý

Để xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp khả năng tự trau dồi và nâng cao năng lực bản thân cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhận thấy qua kết quả phỏng vấn trực tiếp 15 cán bộ quản lý và 5 giám đốc quản lý trực tiếp thì thấy kết quả đạt ở mức khá cao. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số cán bộ quản lý không tự đánh giá năng lực của mình thông qua kết quả họ đạt được hàng tháng, do vậy họ cũng không xác định được hoặc xác định một cách mơ hồ về năng lực họ còn yếu để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển cho phù hợp. Như vậy, vấn đề tự đánh giá năng lực bản thân để xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp của một số cán bộ quản lý khá tốt.

Bảng 4.7. Tự đánh giá khả năng tự trau dồi và nâng cao năng lực bản thân của đội ngũ cán bộ quản lý

Chỉ tiêu Tự đánh giá Cấp trên đánh giá

Số người Tỷ lệ(%) Số người Tỷ lệ(%)

Khả năng sáng tạo và

trau dồi kiến thức 14 93,3 13 86,7

Thường xuyên nâng cao

năng lực bản thân 15 100 14 93,3

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Kết quả phỏng vấn 15 cán bộ quản lý tự đánh giá khả năng tự trau dồi kiến thức của bản thân là 93,3%, cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá là 86,7%; đối với việc thường xuyên nâng cao năng lực bản thân thì 100% cán bộ quản lý được phỏng vấn đều nhận định bản thân luôn luôn nâng cao năng lực để đáp ứng kịp

yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra; đối với cấp trên trực tiếp quản lý đánh giá việc nâng cao năng lực của bản thân cán bộ quản lý là 93,3%. Như vậy, việc đánh giá khả năng sáng tạo, trau dồi kiến thức và nâng cao năng lực bản thân của cán bộ quản lý và cấp trên quản lý trực tiếp đối với cán bộ quản lý là tương đối cao, đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 57)