Trình độ học vấn của người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

qua các năm. Bảng số liệu 4.6 thể hiện tỷ lệ trình độ văn hoá của lao động trong các doanh nghiệp trong Cụm CN đa nghề Đông Thọ.

Bảng 4.11. Trình độ học vấn của người lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp trong các doanh nghiệp

Trình độ văn hoá 2013 2014 2015 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tiểu học 20 2,6 22 0,9 10 0,3 Trung học cơ sở 166 21,9 125 5,4 120 4,0 Phổ thông trung học 571 75,5 2.203 93,7 2.848 95,7 Cộng 757 100 2.350 100 2.978 100

Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2015)

Qua bảng số liệu cho thấy trình độ văn hoá của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ có xu hướng tăng lên với tốc độ khá tích cực. Trình độ văn hoá của lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu ở trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông luôn chiếm trên 75% trở lên so với tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Cụ thể qua các năm 2013 với 75,5%, năm 2014 là 93,7%, năm 2015 là 95,7%; Còn tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp tiểu học trong các doanh nghiệp ngày càng giảm đi qua các năm từ 2013 đến năm 2015 giảm từ 2,6% xuống tới 0,3%.

Với tình hình hiện nay lao động THPT tăng lên, lao động tiểu học giảm đi cho thấy trình độ văn hóa của đội ngũ lao động đã được nâng lên đáng kể và những năm tới thay vào đó là tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học cơ sở chiếm 100% tổng số lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn Cụm CN đa nghề Đông Thọ nói riêng và trên địa bàn huyện Yên Phong nói chung.

Trên nền tảng nẵm vững kiến thức lý thuyết, có kinh nghiệm thực tế, nên năng lực tiếp thu và áp dụng phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào làm việc ngày càng cao trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính vì trình độ văn hoá của lao động trong các doanh nghiệp tại Cụm CN đa nghề Đông Thọ có tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học ngày càng tăng, dẫn đến quá trình nhận thức, tiếp thu với kỹ năng làm việc mới được nhanh, hiệu quả hơn. Khi có tầm hiểu biết thì những lao động này sẽ có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong công việc của mình.

Bảng 4.12. Trình độ đào tạo của lao động trong các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ

Trình độ đào tạo 2013 2014 2015 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Đại học 10 1,3 520 22,1 842 28,3 Cao đẳng 203 26,8 239 10,2 519 17,4 Trung cấp 192 25,4 498 21,2 524 17,6 Sơ cấp 160 21,1 207 8,8 124 4,2

Chưa qua đào tạo 192 25,4 886 37,7 969 32,5

Cộng 757 100 2.350 100 2.978 100

Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (2015)

Có thể nói, với trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao của các lao động thì sẽ góp phần làm cho sức mạnh của các doanh nghiệp được cải thiện tạo lên sức mạnh tổng hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần cải thiện, nâng cao cả về chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất ra. Tuy nhiên so với yêu cầu như hiện nay thì trình độ văn hoá của người lao động trong các doanh nghiệp chỉ

Qua bảng trên cho thấy tỷ trọng lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ có xu hưóng tăng liên tục từ năm 2013 đến năm 2015. Năm 2013 tỷ lệ lao động trực tiếp qua đào tạo làm việc trong các doanh nghiệp tại Cụm là 74,6%, năm 2014 là 62,3% và năm 2015 là 67,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có sự chênh lệch giữa các trình độ chuyên ngành đào tạo theo từng giai đoạn, nhưng nói đến lao động qua đào tạo trong 3 năm (2013-2015) thì lao động có trình độ chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ trên 25% tổng số lao động trong Cụm CN đa nghề Đông Thọ, còn nói đến số lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn trong doanh nghiệp phải nói đến số lao động đã qua đào tạo bình quân trong 3 năm (2013-2014) chiếm tỷ trên 75% tổng số lao động trong doanh nghiệp tại Cụm CN đa nghề chia đều cho mỗi loại hình đào tạo. Qua số liệu phân tích có thể nói, tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp là khá cao có khả năng đáp ứng được với yêu cầu hiện nay. Mặc dù số lao động qua đào tạo theo số lượng thống kế theo trình độ, nhưng có thể nói số lượng lao động qua đào tạo làm việc trong các doanh nghiệp tại Cụm CN đa nghề Đông Thọ lại không được sử dụng theo ngành, nghề đào tạo mà chủ yếu tập trung vào làm việc theo dây truyền, xưởng sản xuất như những lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên để đánh giá chất lượng lao động qua đào tạo là rất khó khăn, thiếu sự chính xác và tính khách quan mà đang tồn tại trong doanh nghiệp hiện nay.

Thực tế điều tra các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ cho thấy nguyên tắc sắp xếp bậc lương trong các doanh nghiệp là khoa học và tương đối hợp lý đối với người lao động như nhân viên kỹ thuật và nhân viên hành chính quản lý dựa vào các yếu tố cơ bản như trình độ và khả năng chuyên môn; chức vụ hiện giữ và phạm vi trách nhiệm; tinh thần và kết quả công tác; đồng thời dựa trên một số nguyên tắc khác. Qua bảng 4.13 cho thấy lao động trong các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp và chế biến cho nên phần lớn lao động mới vào làm việc năm 2013 sắp xếp ở bậc 1 và 2 có 445 người, chiếm tỷ lệ 58,79% tổng số (bậc 1 và 2/7 chưa được gọi là thợ, chỉ là thợ phụ) còn lại là bậc 3,4,5,6 chiếm tỷ lệ rất thấp; tương tự năm 2014, 2015 cũng vậy, tỉ lệ lao động ở bậc 1,2 cũng vẫn chiếm đa số trên 74%, còn lại là bậc 3,4,5,6. Từ số liệu phản ánh cho thấy lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ chủ yếu là lao động phổ thông, hoặc đào đạo ở mức sơ cấp nên khi vào làm việc chủ DN bố trí sắp xếp bậc lương rất thấp; đồng thời còn phản ánh số lượng lao động mới vào làm việc hoặc đang học việc nên năng suất lao động phần nào còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng lao động tại cụm công nghiệp đa nghề đông thọ, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)