Số con sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 và DVN2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 57 - 58)

Khối lượng sơ sinh sống/con

Kết quả theo dõi cho thấy: khối lượng sơ sinh sống/con của lợn DVN1 (1,52 kg) cao hơn của lợn DVN2 (1,47 kg), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05.

Khối lượng sơ sinh của Du×(LY) là 1,32 kg/con. Theo Lê Đình Phùng (2009), khối lượng lợn con sơ sinh của tổ hợp lai F1(PD) × F1(LY) đạt 1,35 kg/con. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho biết khối lượng sơ sinh của tổ hợp lai Du×(LY) là 1,39kg/con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả một số nghiên cứu trên.

Tuy nhiên kết quả trong nghiên cứu này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005), các tác giả cho biết ở nái F1(YL) khối lượng sơ sinh/con trung bình đạt 1,57 kg/con. Phạm Thị Đào (2014) cho biết, khối lượng sơ sinh/con ở tổ hợp lai Pi × F1(LY ) là 1,58 kg. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối giống với đực L, Du, PD đạt khối lượng sơ sinh/con tương ứng 1,37; 1,39 và 1,41 (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, (2010).

Tại cơ sở chăn nuôi chỉ yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật đối với khối lượng sơ sinh trung bình dao động từ 1,3 – 1,6 kg như vậy phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh trung bình/con càng cao (>1,6kg/con) thể hiện số con sinh ra/ổ thấp hoặc khẩu phần ăn của lợn chửa cao dễ gây đẻ khó và gây tổn thương đường sinh dục lợn nái khi đẻ dẫn đến dễ viêm sinh dục sau đẻ. Nếu khối lượng sơ sinh trung b́nh/con thấp (<1.3 kg) thì số con sơ sinh/ổ cao hoặc là khẩu phần lợn chửa thấp, cần điều chỉnh lại khẩu phần lợn chửa, lợn nái đẻ ra con yếu khó nuôi, khả năng tiết sữa kém.

Hình 4.13 cho thấy sự khác nhau về khối lượng sơ sinh sống/con của lợn DVN1 và DVN2:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)