Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến năng suất sinh trưởng của lợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 44 - 54)

Chỉ tiêu DVN1 (n=100) DVN2 (n=100)

Mean SD Mean SD

Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 72,82 1,98 72,89 4,07 Khối lượng bắt đầu (kg) 29,39a 1,39 28,88b 1,17 Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 150,83 3,04 151,39 4,79 Khối lượng kết thúc (kg) 98,71 5,35 98,26 3,34 Số ngày kiểm tra (ngày) 78,01 2,60 78,50 5,80 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) 889,58 84,83 887,48 67,01

Dày mỡ lưng (mm) 11,00 0,64 10,95 0,67

Dày cơ thăn (mm) 55,53a 2,24 54,93b 2,30

Tỷ lệ nạc (%) 60,96 0,95 60,89 1,01

Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,66 0,34 2,61 0,30

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khối lượng bắt đầu theo dõi của DVN1 (29,39 kg) cao hơn của DVN2 (28,88 kg), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên, khối lượng kết thúc, tăng khối lượng trung bình và dày mỡ lưng của 2 đàn lại không có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Phương Thuý và cs. (2016) khi nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đến các chỉ

tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Duroc nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco.

Mặc dù không có sự sai khác giữa 2 nhóm lợn này, tuy nhiên tăng khối lượng trung bình (889,58 g/ngày), tỷ lệ nạc (60,96 %) và tỷ lệ mỡ giắt (2,66 %) ở lợn DVN1 có xu hướng cao hơn so với lợn DVN2. Như vây, khi sử dụng con bố là Duroc sinh trưởng và mẹ là Duroc mỡ giắt tạo ra đời con có ưu thế hơn về khả năng sinh trưởng.

Đặc điểm chung về lợn Duroc có khả năng thích ứng, chịu đựng cao với điều kiện khí hậu nóng, ít nhạy cảm với stress. Lợn đực giống trưởng thành có khối lượng từ 250 – 280kg, lợn nuôi thịt có khả năng tăng trọng đạt 785 g/ngày, ở 172 ngày có thể đạt 100kg và cho tỉ lệ nạc cao. Độ dày mỡ lưng ở xương sườn số 10 là 3,09cm, diện tích cơ thăn là 30,45 cm2. Chất lượng thịt rất tốt do tỷ lệ mỡ dắt cao khoảng 4% so với các giống lợn hiện đại khác (2%) và màu thịt thường đỏ hơn. Lập luận này cho thấy năng suất sinh trưởng của đàn lợn DVN1 và DVN2 là rất tốt với tăng khối lượng trung bình đạt 889,58 g/ngày và 887,48 g/ngày; ở 152 ngày đã đạt 100kg thể trọng; tỷ lệ nạc rất cao 60,9%.

Tăng khối lượng trung bình của lợn DVN1 và DVN2 đạt tiêu chuẩn so với quyết định số 675/QĐ-BNN-CN phê duyệt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014) quy định đối với lợn Duroc giống gốc (≥ 800 g/ngày). Mặt khác, kết quả công bố của Rauw et al.

(2006) cho thấy, lợn Duroc nuôi tại Tây Ban Nha có mức tăng khối lượng trung bình đạt 861 g/ngày.

Theo Lê Thanh Hải và cs. (1995), khi sử dụng đực Duroc và đực F1

(Pietrain x Yorkshire) cho phối với lợn cái Yorkshire cho kết quả tăng trọng trung bình 537,04-549,10 g/con/ngày, có tỷ lệ nạc là 56,23-56,42 %. Theo Đặng Vũ Bình và cs (2008) cho biết tăng trọng trung bình của con lai L x F1(Y x MC), D x F1(Y x MC) và (P x D) x F1(Y x MC) lần lượt là 679,48; 673,6 và 656,74 g/ngày. Công bố của Nguyễn Văn Thắng (2007) về tăng khối lượng trung bình của L x(Y x MC) và P x(Y x MC) là 546,12 và 581,5 g/ngày. Con lai L x(Y x MC) nuôi tại viện chăn nuôi đạt 568,7 g/ngày (Nguyễn Thiện. (1994); con lai Y x (Y x MC) và P x(Y x MC) là 577,8 và 661,1 g/ngày

Sự khác biệt về khối lượng bắt đầu và khối lượng kết thúc kiểm tra của hai tổ hợp lai được thể hiện cụ thể thông qua hình 4.1 và 4.2.

Hình 4.1. Khối lượng bắt đầu kiểm tra của lợn DVN1 và DVN2

Hình 4.2. Khối lượng kết thúc kiểm tra của lợn DVN1 và DVN2

Mặc dù, tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn DVN1 và DVN2 có sự chện lệch, tuy nhiên sự chênh lệch này không mang ý nghĩa thống kê (hình 4.3).

Hình 4.3. Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) của lợn DVN1 và DVN2

Chỉ tiêu dày cơ thăn của lợn DVN1 (55,53mm) và DVN2 (54,93 mm) khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) tạo ra sự khác biệt về năng suất sinh trưởng, và được thể hiện rõ qua hình 4.4. So sánh chỉ tiêu này với các công bố trước, theo Nguyễn Văn Thắng (2007) cho biết diện tích cơ thăn của con lai L x(Y x MC) và con lai P x(Y x MC) lần lượt là 42,94 và 49,51 cm2.

Theo Phan Xuân Hảo và cs. (2009), dày mỡ lưng trung bình của các tổ hợp lai giữa lợn nái Y, L và F1(L×Y) phối giống với đực PiDu tương ứng là 20,18; 19,22 và 19,52mm. Kết quả trên cho ta thấy, sử dụng con lai PiDu phối với các giống lợn khác cho kết quả khá cao về độ dày mỡ lưng. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho biết tỷ lệ nạc của các tổ hợp lai L×(L×Y), Du×(L×Y) và (Pi×Du)×(L×Y) đạt tương ứng 55,56; 56,60 và 60,93 %. Với cùng phương pháp xác định, Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho biết tổ hợp lai (Pi×Du)×Y), (Pi×Du)×L và (Pi×Du)×(L×Y) đạt tỷ lệ nạc tương ứng là: 56,21; 56,88 và 56,51%. Hai tổ hợp lai Du×(L×Y), Pi×(L×Y) đạt tỷ lệ nạc tương ứng là: 56,94; 60,71 %.

Hình 4.4. Dày cơ thăn của lợn DVN1 và DVN2

4.1.2. Ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2

Năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2 theo tính biệt được thể hiện qua bảng 4.2. Các tính trạng về năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2 đều chịu sự ảnh hưởng của tính biệt (P<0,05), ngoại trừ chỉ tiêu về tuổi bắt đầu kiểm tra, khối lượng kết thúc và tỷ lệ mỡ giắt (P>0,05). Tuy nhiên, Tác giả Deen and Bikei (2004), cho biết giới tính gần như không có ảnh hưởng tới tăng trọng của lợn.

Tuổi kết thúc kiểm tra, tuổi đạt 100kg, số ngày kiểm tra và dày mỡ lưng ở con cái đạt cao hơn so với con đực, và sự chênh lệch này mang ý nghĩa thống kê (P<0,05). Cụ thể, dày mỡ lưng ở con cái là 11,2 mm và con đực là 10,75mm. Ngược lại, lợn đực chiếm ưu thế hơn ở các chỉ tiêu khối lượng bắt đầu (29,52 kg), tăng khối lượng trung bình(899,97 g/ngày), dày cơ thăn (56,32 mm) và tỷ lệ nạc (61,41 %). Có thể nói, năng suất sinh trưởng ở con đực cao hơn so với con cái ở lợn DVN1 và DVN2. Kết qủa này có sự tương đồng với Leach et al (1996), Youssao et al .(2002). Hanset et al. (1995) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giới tính đến tăng khối lượng và tỷ lệ nạc. Các tác giả đều kết luận tăng khối lượng của lợn đực cao hơn cái , nhưng tỷ lệ nạc lại thấp hơn.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của tính biệt đến năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2

Chỉ tiêu Cái (n=100) Đực (n=100)

Mean SD Mean SD

Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 72,51 2,72 73,2 3,58 Khối lượng bắt đầu (kg) 28,74b 1,37 29,52a 1,13 Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 152,06a 4,35 150,16b 3,41 Khối lượng kết thúc (kg) 98,24 5,2 98,73 3,57 Số ngày kiểm tra (ngày) 79,55a 5,63 76,96b 2,34 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) 877,09b 91,72 899,97a 54,88

Dày mỡ lưng (mm) 11,20a 0,56 10,75b 0,66

Dày cơ thăn (mm) 54,14b 2,11 56,32a 1,91

Tỷ lệ nạc (%) 60,43b 0,81 61,41a 0,89

Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,63 0,37 2,64 0,27

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

So sánh một số chỉ tiêu sinh trưởng của con lai DVN1 và DVN2 với lợn Pietrain. Cụ thể, theo Nguyễn Văn Đức và cs. (2010) đã nghiên cứu trên lợn Piétrain thuần cho biết tỷ lệ nạc đạt 58,75%. Kết quả nghiên cứu của Saintilan et al. (2013) cho thấy, lợn Piétrain nuôi tại Pháp có dày mỡ lưng đạt 18,10 mm và tỷ lệ nạc đạt 65,30%. Hà Xuân Bộ (2015) cho biết, lợn cái có khối lượng bắt đầu (16,51 kg), khối lượng kết thúc (96,71 kg), tăng khối lượng trung bình hàng ngày (525,33 g/ngày), dày mỡ lưng (8,76 mm), dày cơ thăn (58,59 mm) cao hơn so với đực không thiến (16,11 kg; 96,14 kg; 523,65 g/ngày; 7,90 mm và 55,47 mm) nhưng tỷ lệ nạc ở con cái (64,05 %) thấp hơn ở con đực (64,25 %). Kết quả công bố của Đỗ Đức Lực và cs. (2008) khi nghiên cứu trên đàn lợn Piétrain kháng stress nhập từ Bỉ năm 2007 cho thấy, lợn cái có dày mỡ lưng (9,78 mm), dày cơ thăn (60,88 mm) cao hơn so với lợn đực (7,70 mm và 59,00 mm).

đạt 100 kg, tăng khối lượng trung bình, khối lượng kết thúc, dày mỡ lưng và dày cơ thăn giữa con cái và con đực được thể hiện từ hình 4.5 đến 4.9.

Hình 4.5. Khối lượng bắt đầu theo dõi theo tính biệt

Hình 4.7. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày của con cái và con đực

Hình 4.8. Khối lượng kết thúc theo dõi của con cái và con đực

Dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc của con cái và con đực có sự khác nhau rõ rệt. Khi con cái có dày mỡ lưng (11,20 mm) thì con đực (10,75 mm); Dày cơ thăn đối với con cái (54,14 mm) thì con đực (56,32 mm); Tỷ lệ nạc của con cái đạt (60,43 %), con đực có tỷ lệ nạc cao hơn (61,41 %). Ta nhận thấy xu hướng tăng độ dày mỡ lưng thì sẽ giảm độ dày cơ thăn và tỷ lệ nạc giảm (Bảng 4.2).

11.2 10.75 54.14 56.32 0 10 20 30 40 50 60 Cái Đực K íc h th ướ c (m m ) Dà y mỡ l ưng (mm) Dà y cơ thă n (mm)

Hình 4.9. Dày mỡ lưng và dày cơ thăn của con cái và con đực

Bảng 4.3 và 4.4 biểu diễn sự ảnh hưởng của tổ hợp lai đến từng tính biệt Nhìn chung, ở mỗi tính biệt tổ hợp lai hầu như không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn (P>0,05), ngoại trừ khối lượng bắt đầu theo dõi.

4.1.3. Năng suất sinh trưởng của lợn cái DVN1 và DVN2

Năng suất sinh trưởng của lợn cái DVN1 và DVN2 được trình bày chi tiết ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3.Năng suất sinh trưởng của lợn cái DVN1 và DVN2

Chỉ tiêu DVN1 (n=50) DVN2 (n=50)

Mean SD Mean SD

Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 72,52 0,86 72,50 3,77 Khối lượng bắt đầu (kg) 29,03a 1,52 28,46b 1,14 Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 151,52 3,58 152,60 4,97 Khối lượng kết thúc (kg) 98,24 6,67 98,23 3,17 Số ngày kiểm tra (ngày) 79,00 3,32 80,10 7,24 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) 877,70 106,95 876,48 74,55

Dày mỡ lưng (mm) 11,23 0,45 11,17 0,66

Dày cơ thăn (mm) 54,48 2,27 53,80 1,89

Tỷ lệ nạc (%) 60,48 0,72 60,38 0,89

Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,66 0,36 2,60 0,37

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Bảng 4.3 cho thấy, Các chỉ tiêu năng suất sinh trưởng của lợn cái không có sự sai khác giữa DVN1 và DVN2 (P>0,05). Chỉ riêng chỉ tiêu khối lượng bắt đầu (kg) giữa con cái DVN1 (29,03 kg) cao hơn con cái DVN2 (28,46 kg) là có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả theo dõi cho thấy tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng, dày cơ thăn, tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giắt của lợn cái DVN1 và DVN2 tương đương nhau.

Sự khác nhau về khối lượng bắt đầu của lợn cái DVN1 và DVN2 được thể hiện rõ trên hình 4.10.

Hình 4.10. Khối lượng bắt đầu của lợn cái DVN1 và DVN2 4.1.4. Năng suất sinh trưởng của lợn đực DVN1 và DVN2 4.1.4. Năng suất sinh trưởng của lợn đực DVN1 và DVN2

Năng suất sinh trưởng của lợn đực DVN1 và DVN2 được thể hiện trên bảng 4.4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)