Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 36)

2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Giống lợn Duroc là giống lợn được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và nhân ra khắp thế giới bởi các ưu điểm của nó là tăng khối lượng nhanh, tỷ lệ nạc cao, khả năng thích nghi tốt. Chính vì vậy mà cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về khả năng sản xuất của giống lợn Duroc thuần và các tổ hợp lai có sự tham gia của giống lợn Duroc.

Theo Bzowka et al. (1997), năng suất sinh sản của lợn Large White Ba Lan, Landrace Bỉ, Duroc như sau:

Chỉ tiêu Large White Landrace Duroc

Số con đẻ ra còn sống/ổ 11,08 10,55 9,6

Số con 21 ngày/ổ 10,43 9,65 8,79

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 192 186 188

Leman and Roderffer (1976) cho thấy: tuổi thành thục của lợn đực giống bắt đầu vào khoảng 5- 8 tháng tuổi và lượng tinh dịch sản xuất ra tăng dần đến ổn định khi lợn đạt 18 tháng tuổi. Tại thời điểm này, mỗi lần xuất tinh thể tích tinh dịch đạt 200 – 400 ml/lần, tổng số tinh trùng tiến thẳng từ 20 – 80 tỷ/lần. Mức này duy trì đến 60 tháng tuổi sau đó giảm dần.

Theo Castro et al. (1997), phẩm chất tinh dịch của lợn đực Braxin là 150,00 – 201,10 ml, hoạt lực tinh trùng là 77,8 – 79,1 %.

Huang et al. (2000) công bố hoạt lực tinh trùng của lợn Landrace, Yorkshire và Duroc ở Đài Loan lần lượt đạt: 71,1- 82,6; 58,9 - 80,5 và 58,3 - 80,5.

Kunc et al. (2001) cho biết rằng, phẩm chất tinh dịch của giống lợn của Duroc, Pietrai, Large White như sau:

Giống Thể tích V (ml) Nồng độ (triệu/ml) VAC (tỷ) Hoạt lực A (%) Large White 256,4 486,89 117,8 65,2 Duroc 170,1 578,70 52,8 61,9 Pietrain 224,7 512,08 30,6 68,0

2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nước ta ngay từ những năm 60 đã tiến hành nhập một số giống lợn ngoại như Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire, Pietrain,... để cải tiến giống lợn nội thông qua việc lai giữa hai giống với nhau giữa đực ngoại với cái nội tạo con lai F1 nuôi lấy thịt làm tăng tỷ lệ nạc lên tới 40 - 45%. Ngoài ra, các giống lợn ngoại còn được lai tạo với nhau để tạo ra các tổ hợp lai nuôi lấy thịt nâng cao tỷ lệ nạc đáp ứng cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Đồng và cs. (2002), hai giống Duroc và Meishan có khả năng sinh sản như sau:

Chỉ tiêu Duroc Meishan

Số con đẻ ra con sống/ổ 10,14 13,25

Khối lượng sơ sinh/ổ 1,47 1,30

Khối lượng sơ sinh toàn ổ 14,9 17,25

Số con cai sữa/ổ 9,43 9,80

Khối lượng cai sữa/con 5,74 6,01

Khối lượng cai sữa/ổ 54,07 58,89

Kết quả nghiên cứu của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) về khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc, L19 với nái F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc:

Chỉ tiêu Giống lợn Duroc Giống L19 Thể tích tinh dịch (ml) 220,50 229,30 Hoạt lực tinh trùng 0,79 0,76 Nồng độ tinh trùng(triệu/ml) 271,05 317,2 Sức kháng tinh trùng 4.004,20 3977,70 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) 6,74 6,65 Chỉ tiêu tổng hợp VAC (tỷ/ml) 46,27 54,09

Giá trị pH của tinh dịch 7,24 7,25

Giống lợn Duroc cũng là nguồn nguyên liệu chính trong chương trình cấp Nhà nước về tạo lợn lai 3-4 giống ngoại đạt trên 52 % tỷ lệ nạc.

Lê Thanh Hải và cs. (1996) xác định một số tổ hợp lai ngoại x ngoại để sản xuất lợn lai nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc cao trên 52 %. Kết quả này cho thấy tỷ lệ nạc ở Yorkshire thuần đạt 55,03 %, con lai Landrace x Yorkshire và Landrace x (Landrace x Yorkshire) đạt 54,05-55,30 %, còn con lai Landrace x (Duroc x Yorkshire), (Duroc x Landrace) x (Landrace xYorkshire), Duroc x (Landrace x Yorkshire) đạt 56,00-57,31 %.

Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2008) cho thấy tổ hợp lai Duroc x F1(Yorkshire x Móng Cái) là 12,35 con, công thức lai Pietrain x F1(Yorkshire x Móng Cái) là 11,44 con. Khối lượng sơ sinh/con ở công thức lai (PietrainxDuroc) x (Yorkshire x Móng Cái) là 1,15 kg; công thức lai Landrcace x (Yorkshire x Móng Cái) là 1,07 kg; công thức lai Duroc x F1(Yorkshire x Móng Cái) là 1,02 kg.

Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho biết kết quả nghiên cứu về số con đẻ ra/ổ của các tổ hợp lai PiDu x Yorkshire là 11,99; tổ hợp lai PiDu x Landrace là 11,46; tổ hợp lai PiDu x F1(LY) là 11,75 con.

Kết quả nghiên cứu năng suất sinh sản các tổ hợp lợn lai giữa nái lai F1(Landace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) với đực Duroc và L19 của tác giả Đặng Văn Soạn và cs. (2010): Số con đẻ ra còn sống/ổ của F1(Landace x Yorkshire) là 11,20 con, F1(Yorkshire x Landrace) là 11,50 con. Khối lượng sơ sinh/con của F1(Landace x Yorkshire) là 1,49 kg, F1(Yorkshire x Landrace) là 1,46 kg.

PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

DVN1 và DVN2 là kết quả ghép đôi giao phối giữa 2 dòng lợn Duroc đặc trưng có sinh trưởng (dòng Magnus) và tỷ lệ mỡ giắt cao (Dòng Kanto) tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Nghiên cứu thực hiện trên đàn lợn Duroc (DVN1 và DVN2) tại tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình (đối với các chỉ tiêu sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch) và tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Lợn DVN1 và DVN2 là sản phẩm thuộc đề tài Trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái tổng hợp và lợn đực cuối cùng từ nguồn gen nhập nội có năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc”.

Công thức tạo nhóm lợn DVN1 và DVN2 được trình bày như sau: + DVN1 (♂ Duroc sinh trưởng x ♀ Duroc mỡ giắt)

+ DVN2 (♂ Duroc mỡ giắt x ♀ Duroc sinh trưởng)

Giống lợn Duroc, gồm 2 dòng Kanto và Magnus được nhập từ Công ty Hypor của Canada. Dòng Kanto hướng về chất lượng thịt, thịt có tỷ lệ mỡ giắt cao, tăng khối lượng/con/ngày ≥ 900 gam, tiêu tốn thức ăn 2,4 – 2,5 kg, tỷ lệ nạc > 60 %, tỷ lệ mỡ giắt > 3 %, số con cai sữa/nái/năm ≥ 20 con. Dòng Magnus hướng về sinh trưởng; tăng khối lượng/con/ngày ≥ 1000 gam, tiêu tốn thức ăn 2,3 – 2,4 kg, tỷ lệ nạc > 61%, tỷ lệ mỡ giắt > 2,5%, số con cai sữa/nái/năm ≥ 22 con

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khả năng sinh trưởng của lợn DVN1, DVN2

- Khả năng sinh trưởng của lợn đực, cái DVN1 - Khả năng sinh trưởng của lợn đực, cái DVN2

3.2.2. Khả năng sinh sản của lợn DVN1, DVN2

- Khả năng sinh sản chung của lợn nái DVN1 và DVN2 - Khả năng sinh sản của lợn nái DVN1 qua các lứa - Khả năng sinh sản của lợn nái DVN2 qua các lứa

3.2.3. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2

- Số lượng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều kiện nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện nghiên cứu

Đàn lợn được nuôi theo phương thức công nghiệp, chuồng trại đảm bảo yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Nuôi dưỡng theo quy trình của Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình đối với nghiên cứu về sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch và sinh sản theo quy trình của Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Thức ăn cho các đối tượng lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Kế thừa các số liệu đã có trước đó và theo dõi ghi chép số liệu năng suất sinh trưởng, sinh sản và phẩm chất tinh dịch của giống lợn DVN1 và DVN2 từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2019.

- Với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lượng lợn con sơ sinh còn sống, để lại nuôi và số con còn sống ở các thời điểm sơ sinh, để nuôi và cai sữa.

- Với các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng lợn ở các thời điểm.

3.3.3. Xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh trưởng

Khối lượng cá thể được ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm (72,82-72,89 ngày) và kết thúc thí nghiệm (150,83-151,39 ngày) khi khối lượng đạt 100 kg. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) - Khối lượng bắt đầu (kg) - Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) - Khối lượng kết thúc (kg) - Số ngày kiểm tra (ngày)

- Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) - Dày mỡ lưng (mm)

- Tỷ lệ nạc (%) - Tỷ lệ mỡ giắt (%)

Khối lượng (kg) được cân theo từng cá thể bằng cân điện tử vào các thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Tăng khối lượng/ ngày (gram) được tính bằng tăng khối lượng trong thời gian thí nghiệm chia cho số ngày nuôi kiểm tra.

Độ dày mỡ lưng (mm), độ dày cơ thăn (mm) và tỷ lệ mỡ giắt (%) được đo trên từng cá thể tại thời điểm kết thúc kiểm tra bằng máy siêu âm ExaGo (ECM, Pháp) ở vị trí P2 cách đường sống lưng 6,5 cm. Ước tính tỉ lệ thịt nạc dựa vào độ dày mỡ lưng và dày cơ thăn theo công thức của Bộ Nông nghiệp Bỉ (Ministère des Class Moyennes et de l’Agriculture, 1999).

Tỉ lệ nạc (%) = 59,902386 – 1,060750X1 + 0,229324X2

Trong đó, X1: Độ dày mỡ lưng (mm) và X2: Độ dày cơ thăn (mm)

3.3.4. Xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản

- Số con sơ sinh/ổ (con) - Số con sơ sinh sống/ổ (con) - Số con chọn nuôi/ổ (con) - Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

- Khối lượng sơ sinh sống/con (kg) - Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg) - Số con cai sữa/ổ (con)

- Tỷ lệ cai sữa (%)

- Khối lượng cai sữa/con (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Cân khối lượng lợn con tại thời điểm sơ sinh khi đã lau khô, cắt rốn và chưa cho bú sữa đầu bằng cân đồng hồ 5 kg (sai số tối thiểu: ±10g – tối đa: ±30g). Cân tổng khối lượng lợn con tại thời điểm cai sữa bằng cân đồng hồ 150kg (sai số tối thiểu: ±250g – tối đa: ±750g).

Số con sơ sinh/ổ (con) được xác định bằng cách đếm số lợn con đẻ ra (kể cả con sống và con chết) được tính sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng.

Số con sơ sinh sống/ổ (con) được xác định bằng cách đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24h của mỗi ổ.

Số con để nuôi/ổ (con) được xác định bằng cách đếm tổng số lợn con để lại nuôi của một ổ. Theo quy định của trang trại những con có khối lượng < 0,7kg, bị dị tật hoặc không đủ sức khỏe đều bị loại thải.

Số con cai sữa/ổ (con) được xác định bằng cách đếm số con còn sống của ổ đến khi cai sữa.

Khối lượng sơ sinh/con (kg) được xác định bằng khối lượng sơ sinh/ ổ chia cho số con sơ sinh.

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) được xác định bằng cách cân khối lượng sơ sinh tổng các con ở mỗi ổ ngay sau khi đẻ xong, được lau khô, cắt rốn và chưa cho bú sữa đầu.

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) được xác định bằng cách cân khối lượng của toàn ổ khi cai sữa.

Số con sơ sinh sống sau 24h

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = x 100% Số con đẻ ra

Số con nuôi sống đến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = x 100%

Số con để nuôi

3.3.5. Xác định các chỉ tiêu phẩm chất lượng tinh dịch

Thể tích tinh dịch V(ml) được xác định bằng cốc đong tổng lượng tinh dịch của một lần khai thác

Hoạt lực tinh trùng A (%) được xác định trên vi trường kính hiển vi có độ phóng đại 300 lần để ước tính tỉ lệ tinh trùng có hoạt động tiến thẳng trong trường quan sát.

Nồng độ tinh trùng C (triệu/ml) được đo trên máy đo nồng độ tinh trùng bằng quang phổ.

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%): được xác định bằng cách đếm trên kính hiển vi sau khi đã nhuộm.

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC, tỷ/lần): Là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh, được tính bằng cách nhân thể tích tinh dịch (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1(2002) với các mô hình thống kê sinh trưởng (1), sinh sản (2) và phẩm chất tinh dịch (3), cụ thể:

Yij =  + DVNi + eij (1)

Trong đó, Yij: Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn j trong nhóm i : Trung bình quần thể

DVNi: Ảnh hưởng của nhóm lợn i (DVN1, DVN2) eij: Sai số ngẫu nhiên

Yijk =  + DVNi +LUAj + eijk (2)

Trong đó, Yijk: Các chỉ tiêu sinh sản của lợn k ở lứa j và trong nhóm i : Trung bình quần thể

DVNi: Ảnh hưởng của nhóm lợn i (DVN1, DVN2) LUAj: Ảnh hưởng của lứa j (1, 2 và 3)

eijk: Sai số ngẫu nhiên

Yij =  + DVNi + eij (3)

Trong đó, Yij: Các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn j trong nhóm i : Trung bình quần thể

DVNi: Ảnh hưởng của nhóm lợn i (DVN1, DVN2) eij: Sai số ngẫu nhiên

So sánh cặp giữa 2 giá trị trung bình bằng phương pháp Duncan.

3.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trạm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi. Đối với sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch, nghiên cứu được triển khau tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đối với sinh sản, nghiên cứu được tiến hành tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp trong thời gian từ 7/2018 đến tháng 8/2019.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA LỢN DVN1 VÀ DVN2 4.1.1. Năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2 4.1.1. Năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2

Năng suất sinh trưởng của lợn DVN1 và DVN2 được thể hiện qua bảng 4.1. Kết quả phân tích thống kê cho thấy các chỉ tiêu về năng suất sinh trưởng không có sự sai khác giữa DVN1 và DVN2 (P>0,05), ngoại trừ khối lượng bắt đầu và dày cơ thăn của lợn DVN1 (29,39 kg và 55,53 mm) cao hơn lợn DVN2 (28,88kg và 54,94mm), sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp lai đến năng suất sinh trưởng của lợn

Chỉ tiêu DVN1 (n=100) DVN2 (n=100)

Mean SD Mean SD

Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) 72,82 1,98 72,89 4,07 Khối lượng bắt đầu (kg) 29,39a 1,39 28,88b 1,17 Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) 150,83 3,04 151,39 4,79 Khối lượng kết thúc (kg) 98,71 5,35 98,26 3,34 Số ngày kiểm tra (ngày) 78,01 2,60 78,50 5,80 Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) 889,58 84,83 887,48 67,01

Dày mỡ lưng (mm) 11,00 0,64 10,95 0,67

Dày cơ thăn (mm) 55,53a 2,24 54,93b 2,30

Tỷ lệ nạc (%) 60,96 0,95 60,89 1,01

Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,66 0,34 2,61 0,30

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khối lượng bắt đầu theo dõi của DVN1 (29,39 kg) cao hơn của DVN2 (28,88 kg), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên, khối lượng kết thúc, tăng khối lượng trung bình và dày mỡ lưng của 2 đàn lại không có sự khác nhau mang ý nghĩa thống kê. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Phương Thuý và cs. (2016) khi nghiên cứu ảnh hưởng của khối lượng đến các chỉ

tiêu về khả năng sinh trưởng của lợn Duroc nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco.

Mặc dù không có sự sai khác giữa 2 nhóm lợn này, tuy nhiên tăng khối lượng trung bình (889,58 g/ngày), tỷ lệ nạc (60,96 %) và tỷ lệ mỡ giắt (2,66 %) ở lợn DVN1 có xu hướng cao hơn so với lợn DVN2. Như vây, khi sử dụng con bố là Duroc sinh trưởng và mẹ là Duroc mỡ giắt tạo ra đời con có ưu thế hơn về khả năng sinh trưởng.

Đặc điểm chung về lợn Duroc có khả năng thích ứng, chịu đựng cao với điều kiện khí hậu nóng, ít nhạy cảm với stress. Lợn đực giống trưởng thành có khối lượng từ 250 – 280kg, lợn nuôi thịt có khả năng tăng trọng đạt 785 g/ngày, ở 172 ngày có thể đạt 100kg và cho tỉ lệ nạc cao. Độ dày mỡ lưng ở xương sườn số 10 là 3,09cm, diện tích cơ thăn là 30,45 cm2. Chất lượng thịt rất tốt do tỷ lệ mỡ dắt cao khoảng 4% so với các giống lợn hiện đại khác (2%) và màu thịt thường đỏ hơn. Lập luận này cho thấy năng suất sinh trưởng của đàn lợn DVN1 và DVN2 là rất tốt với tăng khối lượng trung bình đạt 889,58 g/ngày và 887,48

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)