Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 39 - 44)

NGHIÊN CỨU

3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

DVN1 và DVN2 là kết quả ghép đôi giao phối giữa 2 dòng lợn Duroc đặc trưng có sinh trưởng (dòng Magnus) và tỷ lệ mỡ giắt cao (Dòng Kanto) tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Nghiên cứu thực hiện trên đàn lợn Duroc (DVN1 và DVN2) tại tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình (đối với các chỉ tiêu sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch) và tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Lợn DVN1 và DVN2 là sản phẩm thuộc đề tài Trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái tổng hợp và lợn đực cuối cùng từ nguồn gen nhập nội có năng suất, chất lượng cao phục vụ chăn nuôi tại các tỉnh phía Bắc”.

Công thức tạo nhóm lợn DVN1 và DVN2 được trình bày như sau: + DVN1 (♂ Duroc sinh trưởng x ♀ Duroc mỡ giắt)

+ DVN2 (♂ Duroc mỡ giắt x ♀ Duroc sinh trưởng)

Giống lợn Duroc, gồm 2 dòng Kanto và Magnus được nhập từ Công ty Hypor của Canada. Dòng Kanto hướng về chất lượng thịt, thịt có tỷ lệ mỡ giắt cao, tăng khối lượng/con/ngày ≥ 900 gam, tiêu tốn thức ăn 2,4 – 2,5 kg, tỷ lệ nạc > 60 %, tỷ lệ mỡ giắt > 3 %, số con cai sữa/nái/năm ≥ 20 con. Dòng Magnus hướng về sinh trưởng; tăng khối lượng/con/ngày ≥ 1000 gam, tiêu tốn thức ăn 2,3 – 2,4 kg, tỷ lệ nạc > 61%, tỷ lệ mỡ giắt > 2,5%, số con cai sữa/nái/năm ≥ 22 con

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Khả năng sinh trưởng của lợn DVN1, DVN2

- Khả năng sinh trưởng của lợn đực, cái DVN1 - Khả năng sinh trưởng của lợn đực, cái DVN2

3.2.2. Khả năng sinh sản của lợn DVN1, DVN2

- Khả năng sinh sản chung của lợn nái DVN1 và DVN2 - Khả năng sinh sản của lợn nái DVN1 qua các lứa - Khả năng sinh sản của lợn nái DVN2 qua các lứa

3.2.3. Phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2

- Số lượng và phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Điều kiện nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện nghiên cứu

Đàn lợn được nuôi theo phương thức công nghiệp, chuồng trại đảm bảo yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Nuôi dưỡng theo quy trình của Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình đối với nghiên cứu về sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch và sinh sản theo quy trình của Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương. Thức ăn cho các đối tượng lợn là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Kế thừa các số liệu đã có trước đó và theo dõi ghi chép số liệu năng suất sinh trưởng, sinh sản và phẩm chất tinh dịch của giống lợn DVN1 và DVN2 từ tháng 7/2018 đến tháng 8/2019.

- Với các chỉ tiêu số lượng: đếm số lượng lợn con sơ sinh còn sống, để lại nuôi và số con còn sống ở các thời điểm sơ sinh, để nuôi và cai sữa.

- Với các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng lợn ở các thời điểm.

3.3.3. Xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh trưởng

Khối lượng cá thể được ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm (72,82-72,89 ngày) và kết thúc thí nghiệm (150,83-151,39 ngày) khi khối lượng đạt 100 kg. Các chỉ tiêu theo dõi gồm:

- Tuổi bắt đầu kiểm tra (ngày) - Khối lượng bắt đầu (kg) - Tuổi kết thúc kiểm tra (ngày) - Khối lượng kết thúc (kg) - Số ngày kiểm tra (ngày)

- Tăng khối lượng trung bình (g/ngày) - Dày mỡ lưng (mm)

- Tỷ lệ nạc (%) - Tỷ lệ mỡ giắt (%)

Khối lượng (kg) được cân theo từng cá thể bằng cân điện tử vào các thời điểm bắt đầu và kết thúc thí nghiệm. Tăng khối lượng/ ngày (gram) được tính bằng tăng khối lượng trong thời gian thí nghiệm chia cho số ngày nuôi kiểm tra.

Độ dày mỡ lưng (mm), độ dày cơ thăn (mm) và tỷ lệ mỡ giắt (%) được đo trên từng cá thể tại thời điểm kết thúc kiểm tra bằng máy siêu âm ExaGo (ECM, Pháp) ở vị trí P2 cách đường sống lưng 6,5 cm. Ước tính tỉ lệ thịt nạc dựa vào độ dày mỡ lưng và dày cơ thăn theo công thức của Bộ Nông nghiệp Bỉ (Ministère des Class Moyennes et de l’Agriculture, 1999).

Tỉ lệ nạc (%) = 59,902386 – 1,060750X1 + 0,229324X2

Trong đó, X1: Độ dày mỡ lưng (mm) và X2: Độ dày cơ thăn (mm)

3.3.4. Xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản

- Số con sơ sinh/ổ (con) - Số con sơ sinh sống/ổ (con) - Số con chọn nuôi/ổ (con) - Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

- Khối lượng sơ sinh sống/con (kg) - Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg) - Số con cai sữa/ổ (con)

- Tỷ lệ cai sữa (%)

- Khối lượng cai sữa/con (kg) - Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Cân khối lượng lợn con tại thời điểm sơ sinh khi đã lau khô, cắt rốn và chưa cho bú sữa đầu bằng cân đồng hồ 5 kg (sai số tối thiểu: ±10g – tối đa: ±30g). Cân tổng khối lượng lợn con tại thời điểm cai sữa bằng cân đồng hồ 150kg (sai số tối thiểu: ±250g – tối đa: ±750g).

Số con sơ sinh/ổ (con) được xác định bằng cách đếm số lợn con đẻ ra (kể cả con sống và con chết) được tính sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng.

Số con sơ sinh sống/ổ (con) được xác định bằng cách đếm số lợn con đẻ ra còn sống sau 24h của mỗi ổ.

Số con để nuôi/ổ (con) được xác định bằng cách đếm tổng số lợn con để lại nuôi của một ổ. Theo quy định của trang trại những con có khối lượng < 0,7kg, bị dị tật hoặc không đủ sức khỏe đều bị loại thải.

Số con cai sữa/ổ (con) được xác định bằng cách đếm số con còn sống của ổ đến khi cai sữa.

Khối lượng sơ sinh/con (kg) được xác định bằng khối lượng sơ sinh/ ổ chia cho số con sơ sinh.

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) được xác định bằng cách cân khối lượng sơ sinh tổng các con ở mỗi ổ ngay sau khi đẻ xong, được lau khô, cắt rốn và chưa cho bú sữa đầu.

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) được xác định bằng cách cân khối lượng của toàn ổ khi cai sữa.

Số con sơ sinh sống sau 24h

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) = x 100% Số con đẻ ra

Số con nuôi sống đến cai sữa

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = x 100%

Số con để nuôi

3.3.5. Xác định các chỉ tiêu phẩm chất lượng tinh dịch

Thể tích tinh dịch V(ml) được xác định bằng cốc đong tổng lượng tinh dịch của một lần khai thác

Hoạt lực tinh trùng A (%) được xác định trên vi trường kính hiển vi có độ phóng đại 300 lần để ước tính tỉ lệ tinh trùng có hoạt động tiến thẳng trong trường quan sát.

Nồng độ tinh trùng C (triệu/ml) được đo trên máy đo nồng độ tinh trùng bằng quang phổ.

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%): được xác định bằng cách đếm trên kính hiển vi sau khi đã nhuộm.

Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC, tỷ/lần): Là tổng số tinh trùng tiến thẳng trong 1 lần xuất tinh, được tính bằng cách nhân thể tích tinh dịch (V) với hoạt lực tinh trùng (A) và nồng độ tinh trùng (C).

3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.1(2002) với các mô hình thống kê sinh trưởng (1), sinh sản (2) và phẩm chất tinh dịch (3), cụ thể:

Yij =  + DVNi + eij (1)

Trong đó, Yij: Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn j trong nhóm i : Trung bình quần thể

DVNi: Ảnh hưởng của nhóm lợn i (DVN1, DVN2) eij: Sai số ngẫu nhiên

Yijk =  + DVNi +LUAj + eijk (2)

Trong đó, Yijk: Các chỉ tiêu sinh sản của lợn k ở lứa j và trong nhóm i : Trung bình quần thể

DVNi: Ảnh hưởng của nhóm lợn i (DVN1, DVN2) LUAj: Ảnh hưởng của lứa j (1, 2 và 3)

eijk: Sai số ngẫu nhiên

Yij =  + DVNi + eij (3)

Trong đó, Yij: Các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn j trong nhóm i : Trung bình quần thể

DVNi: Ảnh hưởng của nhóm lợn i (DVN1, DVN2) eij: Sai số ngẫu nhiên

So sánh cặp giữa 2 giá trị trung bình bằng phương pháp Duncan.

3.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trạm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương - Viện Chăn nuôi. Đối với sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch, nghiên cứu được triển khau tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Đối với sinh sản, nghiên cứu được tiến hành tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp trong thời gian từ 7/2018 đến tháng 8/2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)