Năng suất sinh sản của lợn DVN1 và DVN2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 56)

4.3.1. Năng suất sinh sản của lợn DVN1 và DVN2

Năng suất sinh sản của lợn nái DVN1 và DVN2 được thể hiện qua bảng

Bảng 4.6. Năng suất sinh sản của lợn nái DVN1 và DVN2

Chỉ tiêu DVN1 (n=105) DVN2 (n= 105)

Mean SD Mean SD

Số con sơ sinh/ổ (con) 11,15 2,06 10,59 2,22 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 10,75a 1,89 10,21b 1,95 Số con chọn nuôi/ổ (con) 10,28 1,61 9,86 1,69 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 96,87 7,12 96,97 6,00 Khối lượng sơ sinh sống/con (kg) 1,52a 0,11 1,47b 0,09 Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg) 16,47a 2,93 14,98b 2,65 Số con cai sữa/ổ (con) 9,63a 1,37 9,23b 1,42 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 94,27 7,72 94,26 8,24 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,76b 0,27 6,84 a 0,30 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 65,06 9,53 63,01 9,31

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Số con sơ sinh sống, khối lượng sơ sinh, số con cai sữa và khối luợng cai sữa/con có sự sai khác giữa lợn DVN1 và DVN2 (P<0,05). Nhìn chung, các chỉ tiêu này ở nái DVN1 cao hơn so với DVN2 (Bảng 4.6).

Số con sơ sinh sống/ổ

Kết quả theo dõi cho thấy: Số con sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 (10,75 con) cao hơn của lợn DVN2 (10,21 con), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), lợn náiF1 (LY) phối giống với đực L, Du, PD đạt số con sơ sinh sống/ổ đạt 10,63; 10,70; 10,88 con. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) cho biết, lợn náiF1 (LY) phối giống với đực Du, L đạt số con sơ sinh sống/ổ đạt 11,78; 10,66 con và số con để nuôi/ổ tương ứng là 11,30; 10,47 con. Số con còn sống /ổ cao nhất ở tổ hợp lai Pi x F1(LY) tương ứng là 10,65 con (Phạm Thị Đào, 2014). McCann et al. (2008) công bố số con sơ sinh sống/ổ của hai tổ hợp lai Du × (LY), Pi × (LY) tương ứng là 10,50 và 10,20 con.

Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ trong nghiên cứu này đối với DVN1 có xu hướng tương đương và DVN2 có xu hướng thấp hơn so với kết quả công bố của các tác giả trên.

Hình 4.12 cho thấy sự khác nhau về số con sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 và DVN2:

Hình 4.12. Số con sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 và DVN2

Khối lượng sơ sinh sống/con

Kết quả theo dõi cho thấy: khối lượng sơ sinh sống/con của lợn DVN1 (1,52 kg) cao hơn của lợn DVN2 (1,47 kg), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05.

Khối lượng sơ sinh của Du×(LY) là 1,32 kg/con. Theo Lê Đình Phùng (2009), khối lượng lợn con sơ sinh của tổ hợp lai F1(PD) × F1(LY) đạt 1,35 kg/con. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) cho biết khối lượng sơ sinh của tổ hợp lai Du×(LY) là 1,39kg/con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả một số nghiên cứu trên.

Tuy nhiên kết quả trong nghiên cứu này lại thấp hơn so với nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005), các tác giả cho biết ở nái F1(YL) khối lượng sơ sinh/con trung bình đạt 1,57 kg/con. Phạm Thị Đào (2014) cho biết, khối lượng sơ sinh/con ở tổ hợp lai Pi × F1(LY ) là 1,58 kg. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối giống với đực L, Du, PD đạt khối lượng sơ sinh/con tương ứng 1,37; 1,39 và 1,41 (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, (2010).

Tại cơ sở chăn nuôi chỉ yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật đối với khối lượng sơ sinh trung bình dao động từ 1,3 – 1,6 kg như vậy phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.

Chỉ tiêu khối lượng sơ sinh trung bình/con càng cao (>1,6kg/con) thể hiện số con sinh ra/ổ thấp hoặc khẩu phần ăn của lợn chửa cao dễ gây đẻ khó và gây tổn thương đường sinh dục lợn nái khi đẻ dẫn đến dễ viêm sinh dục sau đẻ. Nếu khối lượng sơ sinh trung b́nh/con thấp (<1.3 kg) thì số con sơ sinh/ổ cao hoặc là khẩu phần lợn chửa thấp, cần điều chỉnh lại khẩu phần lợn chửa, lợn nái đẻ ra con yếu khó nuôi, khả năng tiết sữa kém.

Hình 4.13 cho thấy sự khác nhau về khối lượng sơ sinh sống/con của lợn DVN1 và DVN2:

Hình 4.13. Khối lượng sơ sinh sống/con của lợn DVN1 và DVN2

Khối lượng sơ sinh sống/ổ

Kết quả theo dõi cho thấy: khối lượng sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 (16,47 kg) cao hơn của lợn DVN2 (14,98 kg), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

lợn nái F1(LY) phối giống với đực Du đạt khối lượng sơ sinh/ổ là 14,47 kg,. Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho biết, tổ hợp lai (PD) × (LY) đạt khối lượng sơ sinh/ổ là 17,14 kg. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1 (LY) phối giống với đực Du, L có khối lượng sơ sinh/ổ đạt 15,30 kg và 13,81 (Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010). Như vậy, khối lượng sơ sinh/ổ của lợn nái DVN1 (♂ Du sinh trưởng x ♀ Du mỡ giắt) và DVN2 (♂ Du mỡ giắt x ♀ Du sinh trưởng) phù hợp với nghiên cứu về nắng suất sinh sản của các tổ hợp lai đã công bố.

Hình 4.14 cho thấy sự khác nhau về khối lượng sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 và DVN2:

Hình 4.14. Khối lượng sơ sinh sống/ổ của lợn DVN1 và DVN2

Số con cai sữa/ổ

Kết quả theo dõi cho thấy: số con cai sữa/ổ của lợn DVN1 (9,63 con) cao hơn của lợn DVN2 (9,23 con), sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả về số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai trong nghiên cứu này thấp hơn so với công bố của của Phùng Thị Vân (2002), tác giả cho biết tổ hợp lai Du × F1(LY) có số con cai sữa/ổ (35 ngày) là 9,60 con. Số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối giống với đực L, Du, PD đạt 10,06; 10,05; 10,15 con (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010). Số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối giống với đực Du, L đạt 10,60; 10,08 con (Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010).

Hình 4.15. Số con cai sữa/ổcủa lợn DVN1 và DVN2 4.3.2. Năng suất sinh sản chung của lợn DVN1 và DVN2 theo lứa đẻ

Năng suất sinh sản chung của lợn DVN1 và DVN2 theo lứa đẻ được trình bày ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7. Năng suất sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 theo lứa đẻ

Chỉ tiêu Lứa 1 (n=70) Lứa 2 (n=70) Lứa 3 (n=70)

Mean SD Mean SD Mean SD

Số con sơ sinh/ổ (con) 10,63 2,19 10,79 2,28 11,20 1,95 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 10,19 1,94 10,43 2,09 10,83 1,73 Số con chọn nuôi/ổ (con) 9,93 1,78 10,00 1,79 10,27 1,39 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 96,42 6,51 97,19 6,40 97,14 6,85 Khối lượng sơ sinh sống/con (kg) 1,49 0,11 1,51 0,08 1,49 0,11 Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg) 15,10b 2,55 15,99ab 3,35 16,08a 2,64 Số con cai sữa/ổ (con) 9,29 1,57 9,39 1,49 9,61 1,12 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 94,10 8,28 94,46 7,48 94,23 8,22 Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,76 0,22 6,81 0,24 6,82 0,38 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 62,74 10,37 63,81 9,73 65,55 8,03

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

(P>0,05), ngoài trừ chỉ tiêu khối lượng sơ sinh sống/ ổ (Bảng 4.7). Kết luận này có sự tương phản với nghiên cứu nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005). Tác giả cho biết yếu tố lứa đẻ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến hầu hết tất cả tính trạng năng suất sinh sản( P<0,01). Sự khác biệt ở các nghiên cứu có thể do thời gian theo dõi năng suất sinh sản trong nghiên cứu này còn hạn chế, mới chỉ dùng lại ở lứa 3, vì vậy sự khác biệt chưa rõ rệt. Mặc dù, các chỉ tiêu sinh sản không chịu ảnh hưởng bởi lứa đẻ, nhưng có xu hướng chung lứa 3 nái sinh sản đạt tốt hơn lứa 1 và 2 (Bảng 4.7).

Riêng chỉ tiêu về khối lượng sơ sinh sống/ổ của 3 lứa đẻ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05), và được thể hiện rõ qua hình 4.16.

Hình 4.16. Khối lượng sơ sinh sống/ổ theo lứa đẻ

Nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) theo dõi trên đàn nái L, Y thuần và nái F1(LY) , F1(YL) qua 4 lứa đẻ cho biết, hầu hết các chỉ tiêu năng suất sinh sản đều tăng dần từ lứa 1 đến lứa 4.

Số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau (Colin,1998). Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi là phù hợp với quy luật biến thiên qua các lứa đẻ tăng dần từ lứa thứ nhất và tương đối ổn định ở mức cao ở các lứa 4, 5, 6.

Kết quả nghiên cứu Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho thấy, số con đẻ ra, số con đẻ ra sống, số con cai sữa/ổ ở lứa 1 luôn thấp nhất, sau đó tăng dần từ lứa 2 đến lứa 5, lứa đẻ thứ 6 có xu hướng giảm.

Trương Hữu Dũng và cs (2004) theo dõi trên tổ hợp lai D(LY) và D(YL) từ lứa 1 đến lứa 3 cho biết khối lượng toàn ổ khi sơ sinh, lúc 21 ngày tuổi của D(LY) đều tăng dần từ lứa 1 tới lứa 3.

4.3.3. Năng suất sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 theo lứa đẻ

Năng suất sinh sản của lợn DVN1qua 3 lứa đẻ được trình bày chi tiết ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Năng suất sinh sản của lợn DVN1 theo lứa đẻ

Chỉ tiêu Lứa 1 (n=35) Lứa 2 (n=35)

Lứa 3 (n=35)

Mean SD Mean SD Mean SD

Số con sơ sinh/ổ (con) 10,83 1,81 11,09 2,24 11,54 2,09

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 10,40 1,61 10,77 2,04 11,09 1,96

Số con chọn nuôi/ổ (con) 10,23 1,55 10,26 1,77 10,34 1,55

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 96,54 6,93 97,63 5,94 96,43 8,43

Khối lượng sơ sinh sống/con (kg) 1,51 0,12 1,53 0,08 1,51 0,13

Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg) 15,67 2,16 17,05 3,55 16,70 2,81

Số con cai sữa/ổ (con) 9,49 1,44 9,60 1,44 9,80 1,26

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 93,15 8,19 94,28 7,33 95,38 7,68

Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,72 0,14 6,75 0,16 6,81 0,42

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 63,69 9,60 64,73 9,64 66,77 9,37

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05

Bảng 4.8 cho thấy: tất cả các chỉ tiêu theo dõi về năng suất sinh sản của lợn DVN1 theo các lứa đẻ không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu đều cho thấy xu hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3, và phù hợp với

quy luật chung về năng suất sinh sản của lợn nái theo lứa đẻ mà các tác giả đã công bố

Bảng 4.9. Năng suất sinh sản của lợn DVN2 theo lứa đẻ

Chỉ tiêu Lứa 1 (n=35) Lứa 2 (n=35) Lứa 3 (n=35)

Mean SD Mean SD Mean SD

Số con sơ sinh/ổ (con) 10,43 2,54 10,49 2,32 10,86 1,77

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 9,97 2,22 10,09 2,11 10,57 1,44

Số con chọn nuôi/ổ (con) 9,63 1,96 9,74 1,79 10,20 1,23

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 96,29 6,17 96,76 6,89 97,85 4,83

Khối lượng sơ sinh sống/con (kg) 1,47 0,10 1,49 0,08 1,46 0,09

Khối lượng sơ sinh sống/ổ (kg) 14,54 2,80 14,93 2,80 15,46 2,33

Số con cai sữa/ổ (con) 9,09 1,69 9,17 1,52 9,43 0,95

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 95,05 8,38 94,63 7,73 93,09 8,69

Khối lượng cai sữa/con (kg) 6,81 0,27 6,88 0,28 6,83 0,34

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 61,79 11,14 62,90 9,88 64,32 6,32

Đối với lợn DVN1 và DVN2, năng suất sinh sản không có sự sai khác giữa các lứa. Tuy nhiên, tất cả các chỉ tiêu đều cho thấy xu hướng tăng dần từ lứa 1 đến lứa 3, và phù hợp với quy luật chung về năng suất sinh sản của lợn nái theo lứa đẻ mà các tác giả đã công bố. Cụ thể, Gordon (1997) cho biết số con đẻ ra/ổ tăng từ lứa đẻ một đến lứa đẻ thứ 4, ở lứa đẻ thứ 8 trở đi, số lợn con mới đẻ bị chết tăng lên. Số con đẻ ra/ổ có quan hệ chặt chẽ đến tuổi của lợn nái và giảm nhanh sau 4, 5 tuổi. Lợn đẻ lứa đầu tiên thường có số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh nhỏ hơn so với những lứa đẻ sau. Lợn mới đẻ lứa đầu thường hay sợ hãi do đó tỷ lệ thụ thai thấp và tỷ lệ chết cao (Grandinson et al., 2005).

4.4. PHẨM CHẤT TINH DỊCH CỦA LỢN ĐỰC DVN1 VÀ DVN2

Phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2 nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Phẩm chất tinh dịch của đực DVN1 và DVN2 Chỉ tiêu DVN1 (n=100) DVN2 (n= 100) Mean SD Mean SD Thể tích tinh dịch (ml) 194,22a 17,42 183,33b 15,21 Hoạt lực tinh trùng (%) 85,41a 2,90 81,98b 2,11 Nồng độ tinh trùng (triệu/ml) 180,99 10,18 180,87 12,65 Chỉ tiêu VAC 30,05a 3,55 27,19b 3,12 Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (%) 6,36b 0,70 6,85a 0,62 Giá trị pH tinh dịch 7,16b 0,12 7,21a 0,19

Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có các chữ cái khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Các chỉ tiêu phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2 nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp đạt mức thấp với các chỉ tiêu thể tích tinh dịch (194,22 ml và 183,33 ml), hoạt lực tinh trùng (85,41% và 81,98%), nồng độ tinh trùng (180,99 triệu/ml và 180,87 triệu/ml) và chỉ tiêu VAC đạt (300,45 và 271,92) (Bảng 4.10). Các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2 nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp thấp hơn so với các con lai khác.

Theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại quyết định số 1712/2008/QĐ-BNN ngày 17/12/2008 về việc phê duyệt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với các giống gốc vật nuôi: V 200 ml; A 80%; C 220 triệu /ml; VAC 40 tỷ/lần; K: không quá 15%). Cụ thể: các chỉ tiêu bình quân về chất lượng tinh dịch của đực giống: V = 232.1 ml, A đạt 75% và C đạt 327.4 triệu; VAC đạt 56.8 tỷ/ml; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình <15%.

Như vậy, phẩm chất tinh dịch của lợn đực DVN1 và DVN2 chúng tôi theo dõi có các chỉ tiêu về thể tích tinh dịch (ml) và nồng độ tinh trùng (triệu/ml) là thấp hơn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bảng 4.10 cho thấy, lợn đực DVN1 có thể tích tinh dịch (194,22 ml ), hoạt lực tinh trùng (85,41%), tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (300,45) cao hơn so với lợn đực DVN2 (183,33 ml; 81,98 % và 271,92). Sự sai khác ở các chỉ tiêu này giữa hai giống lợn DVN1 và DVN2 có ý nghĩa thống kê

(P<0,05). Lợn đực DVN1 có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (6,36 %) và giá trị pH tinh dịch (7,16) thấp hơn so với lợn đực DVN2 có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (6,85 %) và giá trị pH tinh dịch (7,21), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

So sánh thể tích tinh dịch với đực Landrace và Yorkshire. Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn công bố của Phạm Sỹ Tiệp và cs. (2003) thể tích tinh dịch của lợn Yorkshire đạt 164 ml, của lợn Landrace là 156,1 ml. Nhưng thấp hơn Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh (2009), công bố thể tích tinh dịch của lợn Landrace và lợn Yorkshire nuôi tại Vĩnh Phúc là: 228,3 - 254,6ml và 213,3 - 239,3 ml.

Hoạt lực tinh trùng của lợn đực Landrace và Yorkshire là 73 và 74% (Phan Xuân Hảo, 2002); là 73–77% và 72–76% (Mai Lâm Hạc và Lê Công Cảnh, 2009).

Bảng 4.10 còn cho thấy, riêng chỉ tiêu về nồng độ tinh trùng của lợn đực DVN1 (180,99 triệu/ml) và của DVN2 (180,87 triệu/ml) có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), và được thể hiện rõ trên hình 4.17.

Hình 4.17. Nồng độ tinh trùng của lợn đực DVN1 và DVN2

Theo tác giả Keopanong Sipaserth (2018) khi nghiên cứu về lợn đực Duroc nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco cho kết quả đạt mức cao với các chỉ tiêu thể tích tinh dịch (223,16 ml và 235,36 ml), hoạt lực tinh trùng (87,93 % và 89,11%), nồng độ tinh trùng (314,40 triệu/ml và 325,97 triệu/ml) và tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần khai thác (69,10 tỷ/lần và 67,33

tỷ/lần). Như vậy, kết quả theo dõi về phẩm chất tinh dịch lợn đực DVN1 (♂ Du sinh trưởng x ♀ Du mỡ giắt) và DVN2 (♂ Du mỡ giắt x ♀ Du sinh trưởng) nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp đạt thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Keopanong Sipaserth (2018) khi nghiên cứu về lợn đực Duroc nuôi tại Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco.

Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch được Wolf and Smital (2009) tiến hành nghiên cứu từ năm 2000 đến 2007 trên các đực thuần Landrace và Yorkshire. Tác giả khẳng định rằng thể tích tinh dịch đạt giá trị cao nhất từ tháng 10 đến tháng 12 và thấp nhất ở tháng 3 và tháng 4. Nồng độ tinh trùng đạt giá trị cao nhất vào mùa đông và đầu xuân và đạt giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)