Sinh lý sinh dục của lợn cái DVN1 và DVN2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 55 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Sinh lý sinh dục của lợn cái DVN1 và DVN2

Sinh lý sinh dục của lợn cái DVN1 và DVN2 được thể hiện trên bảng 4.5. Kết quả phân tích thống kê cho thấy, tổ hợp lai không gây ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến các chỉ tiêu về sinh lý, sinh dục của lợn cái (P>0,05). Tuy nhiên, đối với tổ hợp lai DVN2 có sự thành thục về tính chậm hơn so với DVN1.

Bảng 4.5. Chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái DVN1 và DVN2

Các chỉ tiêu n DVN1 DVN2

Mean SD Mean SD

Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 35 221,26 6,08 222,34 4,83 Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 35 335,6 6,05 337,29 5,58 Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 70 160,00 17,24 162,56 14,79

Tuổi đẻ lứa đầu của hai nhóm lợn nái DVN1 (♂ Du sinh trưởng x ♀ Du mỡ giắt) và DVN2 (♂ Du mỡ giắt x ♀ Du sinh trưởng) lần lượt là 335,6 ngày và 337,29 ngày. Tương ứng với số liệu về tuổi đẻ lứa đầu này, tuổi phối giống lần đầu của hai loại nái lần lượt là 221,26 ngày và 222,34 ngày, nghĩa là khoảng 7,4 tháng tuổi. Điều này phù hợp với quy định của Công ty về tuổi bắt đầu phối giống là 8 tháng tuổi.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân. (2000) cho biết tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1(LY) và F1 (YL) lần lượt là 376,20 và 363,00 ngày. Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005), tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái F1 (LY) là 362,1 ngày. Qua đó cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của hai nhóm lợn trong nghiên cứu này là thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nêu trên.

Khoảng cách lứa đẻ của nái DVN1 là 160 ngày, của nái DVN2 là 162,25 ngày. Với khoảng cách lứa đẻ như vậy, số lứa đẻ/nái/năm của con nái chúng tôi theo dõi ước tính được là: 2,28 lứa/nái/năm.

Theo Orzechowska et al. (1999) khoảng cách lứa đẻ của lợn Large White là 188,0 ngày, L Bỉ là 181,0 ngày, Du là 187,0 ngày, Pi là 195,0 ngày. Serenius et al. (2002) cho thấy khoảng cách lứa đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 5 ở lợn Large White 163,2-165,9 ngày; Landrace 161,2-169,3 ngày.

Nghiên cứu của Trương Hữu Dũng và cs. (2004) cho biết, khoảng cách lứa đẻ của Du × (LY) là 157,6 ngày, Du × (YL) là 165,7 ngày. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005) công bố khoảng cách lứa đẻ của nái F1(LY) là 171,07

ngày. Phan Xuân Hảo và cs (2009) cho biết khoảng cách lứa đẻ của nái F1(LY) là 153,19 ngày, khoảng cách lứa đẻ của Du × (LY) là 153,98 ngày; L × F1(LY) là 154,05 ngày. Theo Lê Đình Phùng (2009), khoảng cách lứa đẻ của lợn nái F1(LY) là 144,78 ngày.

So sánh với kết quả nghiên cứu trên, kết quả của chúng tôi có khoảng cách lứa đẻ tương đương của Trương Hữu Dũng và cs. (2004) khi nghiên cứu trên con lai giữa Du × (LY), Du × (YL) ngắn hơn so với nái Du, Pi và Large White của Orzechowska et al. (1999). Kết quả này cũng phù hợp với quy trình chăn nuôi của Trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn DVN1 và DVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)