PHẦN 2 .TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.4. Công tác quản lý phế thải rắn, nước thải KCN tại Việt Nam và Thanh
2.4.4. Tình hình quản lý môi trường tại các khu công nghiệp ở Thanh Hóa
Công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong các KCN trong những năm gần đây đã có những bước chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp đã
bắt đầu có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, khoảng 81% doanh nghiệp đã chấp hành nghiêm chỉnh các thủ tục hành chính về môi trường, bên cạnh đó gần 20% doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm tới lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước và một số các doanh nghiệp nước ngoài… (Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, 2013).
* Tình hình về thanh tra, kiểm tra
Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường tại các KCN chưa phát huy được hiệu quả. Hàng năm, số lượng các cơ sở sản xuất được cơ quan quản lý môi trường Trung Ương, địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra không nhiều. Thêm vào đó còn có những hạn chế trong việc làm rõ hành vi gây ô nhiễm, mức độ gây ô nhiễm của các cơ sở sản xuất, các chủ đầu tư KCN. Từ đó dẫn đến việc xử phạt chưa thoả đáng đối với các chủ nguồn thải. Nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn lực cán bộ quản lý môi trường chưa được đầu tư thích đáng, chưa đáp ứng nhu cầu chuyên môn và thực tế sản xuất hiện nay.
Việc tuân thủ các quy định về BVMT như lập báo cáo ĐTM, thực hiện giám sát nguồn thải (quan trắc tuân thủ) từ các KCN chưa được triển khai; Hàng năm, số lượng các cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc tuân thủ là rất ít; việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải hầu như không được thực hiện. Các chất thải gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tiếp nhận (Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, 2010).
Công tác thanh tra: Đầu năm 2013 đến nay chưa thực hiện thanh tra về công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.
Tình hình kiểm tra: UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các KCN kiểm tra theo kế hoạch 30 doanh nghiệp trong các KCN về việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Tình hình xử phạt vi phạm hành chính
Năm 2013 Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với 07 cơ sở với tổng mức phạt là 362 triệu đồng, trong đó Chánh thanh tra Sở ra quyết định xử phạt đối với 02 cơ sở với mức phạt là 10 triệu đồng; UBND tỉnh ra quyết định xử phạt đối với 05 cơ sở với mức phạt là 352 triệu đồng (BQL các KCN tỉnh Thanh Hóa, 2013).
KKT Nghi Sơn: đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải (giai đoạn 1) công suất 2.000 m3/ngđ; đưa vào vận hành năm 2007 và đã được UBND tỉnh cấp Giấy phép xả thải nước thải đã qua xử lý vào Kênh tiêu của xã; hiện nay, Công ty ĐTPT hạ tầng Viglacera đã hoàn thành và đưa vào hoạt động giai đoạn 2 nâng công suất trạm xử lý nước thải tập trung lên 4.000 m3/ngày đêm.(Công suất thực tế đang xử lý khoảng 2.200 m3/ngđ). Ngoài ra còn có 01 Công ty CP bia và nước giải khát Thanh Hoa được cấp phép xả thải riêng (lượng nước thải khoảng 700 m3/ngày đêm).
KCN Lễ Môn: đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải công suất 2.200 m3/ngđày.đêm từ năm 2010.
KCN xã Đồng Tiến: chưa xây trạm xử lý nước thải tập.
KCN Lam Sơn: đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung công suất 1.500 m3/ngđ, công suất xử lý thực tế khoảng 300 m3/ngày đêm.
* Áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện môi trường
Ban quản lý các KCN Thanh Hoá ngay từ khi cấp phép chú trọng tập trung thu hút các doanh nghiệp sản xuất sạch, công nghệ hiện đại, theo kết quả quan trắc định kỳ do Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thực hiện, chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp hiện nay còn ở trạng thái sạch, ngoại trừ thông số bụi tại một số vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép do quá trình xây dựng hạ tầng(Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, 2013).