Hệ thống thu gom và xử lý phế thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của công ty TNHH giầy sunjade việt nam, công ty TNHH sữa lam sơn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp lễ môn, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn của ba doanh nghiệp lựa chọn nghiên

4.3.2. Hệ thống thu gom và xử lý phế thải rắn

Qua quá trình khảo sát thực tế và điều tra phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong nhà máy cho thấy các loại phế thải rắn phát sinh trong công ty đều

được phân loại và thu gon hàng ngày với khối lượng phế thải rắn của 3 công ty được trình bày như sau:

Bảng 4.6. Hiện trạng phế thải rắn của ba công ty chọn nghiên cứu

Công ty Phân loại Khối lượng(Kg/ tháng) Biện pháp xử lý Công ty giầy Sunjade Công ty sữa Lam Sơn Công ty thủy sản Phế thải rắn sinh hoạt Có 164.040 5.160 16.830 Thuê vận chuyển và xử lý Phế thải rắn công nghiệp Có 70.657 20.456 124.580 Thuê vận chuyển và xử lý Chất thải nguy hại Có 14.135 2.459 7.354 Thuê vận chuyển và xử lý Tổng 248.832 28.075 148.763

Nhận xét: Từ số liệu điều tra tại bảng trên cho Công ty TNHH giầy Sunjade Việt Nam, Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý và xử lý phế thải rắn, chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Nghị định 59/2007/NĐ- CP và thông tư 12/2011/TT-BTNMT như: Đã thực hiện phân loại, thu gom vào các thùng chứa và để đúng nơi quy định, sau đó hợp đồng thuê đơn vị có chức năng vận chuyển đi xử lý. Công tác thu gom, phân loại và thuê vận chuyện xử lý được trình bày theo sơ đồ như sau:

Cả ba công ty đều đã cho xây dựng hai nhà kho chứa rác thải rắn và chất thải nguy hại với các diện tích khác nhau. Nhà kho có tường bao, mái che, biển cảnh báo.Rriêng với công ty xuất nhập khẩu thủy hải sản còn thiết kế riêng một nhà bảo ôn để thu gom, cách ly chất thải hữu cơ không gây mùi khó chịu. Quá trình thu gom được trình bày cụ thể như sau:

a. Công ty TNHH giầy Sunjade Việt Nam

Công ty xây dựng 1 kho chứa rác thải thông thường với diện tích 150 m2 chia làm 2 ngăn: 1 ngăn chứa rác thải không tái chế, 1 ngăn chứa phế liệu và 1 kho chứa chất thải nguy hại diện tích 86m2. Nhà kho có tường bao, mái che, biển cảnh báo.

Đối với phế thải rắn sinh hoạt: Tại các khu vực phát sinh ra chất thải sinh hoạt, công ty bố trí 45 thùng rác loại 30 kg và định kỳ hàng ngày, nhân viên vệ sinh môi trường sẽ thu gom và tập kết tại khu vực chứa rác thải của nhà máy. Cuối ngày rác sẽ được thu gom vào các thùng rác đặt tại các phân xưởng, phòng làm việc, nhà ăn,… và dùng xe đẩy tay vận chuyển đến kho chứa rác thải của nhà máy.

Công ty đã hợp đồng với Công ty Môi trường Trường Thi đến vận chuyển và xử lý hàng ngày.

Đối với chất thải sản xuất: Tại mỗi xưởng của nhà máy bố trí các thùng chứa rác thải rắn như thùng đựng nhựa, thùng đựng cao su, chỉ vụn, thùng đựng kim gãy, bìa carton, các mẩu vải, da thừa... Hàng ngày, rác thải sản xuất được thu gom và tập kết tại kho chứa rác thải của nhà máy.

Công ty hợp đồng với công ty TNHH xây dưng - Môi trường Trường Thi để thu mua và xử lý.

 Chất thải nguy hại: Rác thải nguy hại được thu gom, phân loại vào các thùng chứa và tập kết tại kho chứa CTNH có diện tích 86m2, sau đó Công ty TNHH Tân Thuận Phong đến vận chuyển đi xử lý với tần suất trung bình khoáng 1 lần/tháng.

b. Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn

Công ty xây dựng 1 kho chứa rác thải thông thường với diện tích 35m2 chia làm 2 ngăn: 1 ngăn chứa rác thải tái chế, 1 ngăn chứa rác thải không tái chế và 1 kho chứa chất thải nguy hại với diện tích 12m2. Nhà kho có tường bao, mái che, biển cảnh báo.

 Đối với phế thải rắn sinh hoạt : Tại các khu vực phát sinh rác thải công ty bố trí các thùng chứa rác riêng gồm:

Khu vực văn phòng: có 1 thùng rác nhỏ 20 lít để chứa phế thải rắn văn phòng Khu vực nhà ăn : Sử dụng 4 thùng chứa loại 20 lít để chứa chất thải gồm: 2 thùng rác hữu cơ như thức ăn thừa, rau củ; 2 thùng chứa rác thải vô cơ như túi nilon, chai, lọ...

Công ty đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa đến vận chuyển và xử lý 2 lần/tuần.

 Đối với rác thải sản xuất:

Mỗi xưởng của nhà máy bố trí các thùng chứa rác thải và có dán nhãn trên thùng.Rác thải sản xuất được công nhân vệ sinh môi trường đưa về tập trung tại khu vưc chứa rác thải của nhà máy.

Công ty đã hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa đến vận chuyển và xử lý 2 lần/tuần cùng với rác thải sinh hoạt.

 Đối với chất thải nguy hại: Được thu gom, phân loại vào các thùng chứa riêng biệt, có dán nhãn. Rác thải sau khi phân loại được tập kết tại kho chứa rác thải nguy hại .

Công ty đã hợp đồng với Công ty cổ phần xử lý, tái chế chất thải Công ty TNHH Tân Thuận Phong vận chuyển và xử lý rác thải. Trong đó Công ty TNHH Tân Thuận Phong đã được tổng cục môi trường cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo quy định của thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày cấp 03/12/2015.

c. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa

Công ty xây dựng kho chứa rác thải với diện tích 56m2//kho, chia làm hai ngăn: 1 ngăn là rác thải thông thường và một ngăn chứa chất thải nguy hại. Nhà kho có tường bao, mái che, biển cảnh báo. Ngoài ra công ty còn thiết kế riêng một nhà bảo ôn với diện tích là 15m2 để thu gom, cách ly chất thải hữu cơ không gây mùi khó chịu.

 Đối với phế thải rắn sinh hoạt : Tại các khu vực phát sinh rác thải công ty bố trí các thùng chứa rác riêng gồm:

Khu vực văn phòng: Mỗi phòng có 1 thùng rác nhỏ 20 lít để chứa phế thải rắn văn phòng

Khu vực nhà ăn : Sử dụng 5 thùng chứa loại 30 lít để chứa chất thải gồm 3 thùng rác hữu cơ như thức ăn thừa, rau củ; 2 thùng chứa rác thải vô cơ như túi

nilon, chai, lọ...

Khu vực nhà xưởng : Bố trí đặt các thùng rác chứa 20 lít tại các khu vực hành lang, lối ra vào nhà xưởng

Hàng ngày, nhân viên vệ sinh môi trường thu gom và tập kết tại khu vực chứa rác thải của nhà máy.

Công ty đã hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị đến vận chuyển và xử lý.

 Đối với rác thải sản xuất:

Tại vị trí làm việc của công nhân bố trí các thùng rác nhỏ có dung tích 3 lít gắn dưới sàn thao tác của công nhân.

Đầu, râu tôm, vảy cá,… thành phần chính của phế thải rắn sản xuất được công nhân của nhà máy thu gom và đưa vào nhà bảo ôn, sau mỗi buổi sản xuất sẽ bán cho các hộ chăn nuôi và nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bìa giất cacton, bao bì, ni lon được nhân viên vệ sinh môi trường thu gom và tập kết tại khu vực chứa rác thải của nhà máy.

Công ty đã ký hợp đồng vận chuyển và xử lý rác thải với Công ty Môi trường đô thị đến xử lý và vận chuyển hàng ngày.

Bùn, cặn sinh ra sau quá trình xử lý nước thải nhà máy cũng hợp đồng với công ty môi trường đô thị định kỳ thu gom 1tháng/lần.

 Đối với chất thải nguy hại: Được thu gom, phân loại vào các thùng chứa riêng biệt, có dán nhãn. Rác thải sau khi phân loại được tập kết tại kho chứa rác thải nguy hại.

Công ty đã hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị vận chuyển và xử lý rác thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý phế thải rắn, nước thải của công ty TNHH giầy sunjade việt nam, công ty TNHH sữa lam sơn và công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản thuộc khu công nghiệp lễ môn, tỉnh thanh hóa (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)