Mũ giày, dép Pha cắt In cao tần Kho trung chuyển May mũ giày KCS Đếgiày, dép KCS May hoàn chỉnh đế Dán ép và định hình đế Pha cắt định hình miếng Cắt, dán đế Nhập kho KCS Đóng gói Vệ sinh Gói hoàn chỉnh Kho trung chuyển Giáp mũ và đế giày Phế thải rắn: -Vải, da thừa -Chỉ may thừa -Kim may gãy, hỏng -Sản phẩm lỗi -Bụi vải
-Giấy, carton bao gói nguyên liệu
Phế thải rắn:
-Mảnh đế nhựa, cao su thừa
-Kim may gãy, hỏng -Sản phẩm lỗi -Giấy, bao gói
Công đoạn tiếp theo là may ráp mũ và đế giầy, công đoạn này bao gồm ráp đế trong và đế ngoài, ráp mũ giầy với đế. Đây là công đoạn chính quyết định chất lượng sản phẩm.Sản phẩm được vệ sinh, đóng gói, sau khi qua công đoạn kiểm tra được đóng gói thành phẩm, nhập kho để.còn nước thải chỉ phát sinh từ quá trình rửa khuôn in và các dụng cụ in của phân xưởng.
4.2.2. Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn
Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn được đặt ở Lô 2 – khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa trên diện tích 52.885 m2
Công ty chế biến sữa Lam Sơn có công suất hiện nay đạt khoảng 18 triệu lít/năm (công suất thiết kế 22,5 triệu lít/năm). Nguồn nước sử dụng lấy từ hệ thống nước cấp thành phố, lưu lượng 200 m3/ngày. Tổng số cán bộ công nhân là 245 người. Hiện nay, Công ty đang đầu tư mở rộng, nâng công suất sản xuất của Nhà máy, khối lượng xây dựng đạt khoảng 80%.
Quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa:
Nhà máy Sữa Lam Sơn được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Và áp dụng 2 công nghệ sản xuất: chế biến sữa chua và chế biến sữa tươi tiệt trùng.
Quy trình sản xuất sữa chua uống gồm các bước sau:
Nguyên liệu: sữa nguyên chất có thành phần dinh dưỡng cao. Nó chưa nhiều nước và giàu muối khoáng, protein, mỡ bơ, đường và các vitamin.
Phối trộn:
Chất ổn định được sử dụng nhặm tạo tráng thải bền vững cho sữa chua, tạo độ gel bền vững cho sữa không bị tách lớp trong quá trình bảo quản (Chất ổn Định dùng là Acetylated Distarch Phosphate E1414)
Gia nhiệt: nâng nhiệt độ lên 60oC trong quá trình đồng hóa
Đồng hóa: được thực hiện trong máy đồng hóa tạo áp suất cao khoảng 200 Bar. Bằng hẹ thống bơm Pitton để phá vỡ các hạt béo vào trong nghuyên liệu và phân tán các chất khác nhau tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
Làm lạnh: dòng sữa được cho qua thiết bị trao đổi nhiệt dạng vĩ có nước lạnh bên ngoài để nhiệt độ còn 5oC dẫn tới bồn Ageing.
Agening : sữa để yên trong bồn 1-2 giờ, ở 5oC. Thanh trùng: nâng nhiệt độ lên 95oC trong 1 phút. Đồng hóa: ở 95oC, 200 bar.
Hạ nhiệt: tới nhiệt dộ thích hợp quá trình lên men của vi khuẩn Lactic (43oC). Cấy men: sữa sau khi được hạ nhiệt xuống còn 43oC (pH lúc này phải đtạ 4,4 – 4,5) cùng lúc men từ bồn được bơm vào bồn cấy men. Lượng men bơm vào chiếm 5% tổng lượng sản phẩm.
Giai đạn ủ: nhiệt độ 43oC, 4-5 giờ, pH sau ủ khoảng 4,7 – 4,8. Ủ nhằm mục đích tạo đủ thời gian, tạo điều kiện thích hợp cho quá trình lên men chuyển hóa đường Lactose thành acid Lactic.
Làm lạnh: 15oC để hạn chế quá trình lên men.
Bồn rót: sau làm lạnh, sữa được chuyển sang bồn rót để chuẩn bị đóng gói. Đóng gói, dán nhãn: cuộn nhựa được tiệt trùng ở 115oC, đem đi dập khuôn và chuyển đến bồn rót. Sữa chua đucợ rót vào và dán nhãn (nhãn được tiệt trùng bằng tia hồng ngoại)
4.2.3. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa có nhà máy được đặt ở khu E – khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa.Được thành lập năm 1992 tiền thân là nhà máy đông lạnh Thanh Hoá,hoạt động trong lĩnh vực chế
biến thuỷ hải sản xuất khẩu,chuyên sản xuất các mặt hàng thuỷ sản (tôm, cá mực…) đông lạnh xuất khẩu.
Công ty chế biến thuỷ sản của Công ty hoạt động trong KCN Lễ Môn, TP Thanh Hoá, sản phẩm gồm các chủng loại như: tôm, cá cấp đông; cá muối... Hiên nay công ty đang sản xuất chủ yếu hai mạt hàng là tôm và cá đông lạnh xuất khẩu,thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Nhật bản,Bắc mỹ và Châu âu.
Sản xuất với quy mô ngày càng mổ rộngđến nay công ty đã có trên 800 lao động vì vậy hiện nay công ty đang tiến hành dự án nâng cấp nhà máy nhằm tăng sản lượng và cải thiện môi trường.
Quy trình sản xuất sản phẩm hàng hóa:
Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu, mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Nhà máy chuyên chế biến các loại thủy, hải sản đông lạnh. Các sản phẩm của công ty bao gồm:
+ Tôm sú tôm he cao cấp PTO,NOBASI đóng khay mỏng cấp đông + tôm sú thịt cấp đông Block
+ Cá chặt khúc dang ba cắtcấp đông Block
Hiên nay công ty đang sản xuất chủ yếu hai mạt hàng là tôm và cá đông lạnh xuất khẩu,thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là Nhật bản,Bắc mỹ và Châu âu.Và áp dụng công nghệ sản xuất: chế biến tôm và chế biên cá nguyên con như hình 4.5.
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, và qua nhiều công đoạn rửa nên lượng nước thải phát sinh trong qúa trình sản xuất rất lớn.Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận qua công đoạn rửa sơ bộ để loại bỏ các tạp chất bám bên ngoài. Sau đó nguyên liệu được chuyển sang công đoạn sơ chế, tại đây cá được cắt đầu, bỏ vây, mang, nội tạng và được rửa nhiều lần nữa. Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được muối đá sau đó được phân cỡ và xác định đúng trọng lượng, sắp xếp vào khuôn và đóng gói. Sản phẩm sau khi đóng gói theo băng chuyền chuyển qua khu vực cấp đông và bảo quản.
Công suất chế biến đạt khoảng 2.000 tấn sản phẩm/năm (theo báo cáo của Lãnh đạo Công ty)
Hình 4.5. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh 4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA BA DOANH 4.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CỦA BA DOANH NGHIỆP LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU
4.3.1. Thực trạng phát sinh phế thải rắn
Hiện nay, hoạt động sản xuất của 03 công ty thuộc KCN Lễ Môn có phát sinh phế thải rắn. Phế thải rắn của các công ty được chia làm 3 loại là phế thải
Nguyên liệu dùng để đóng gói
Các gia vị
Nguồn vào Chất thải
Loại bỏ sản phẩm dư thừa, nước thải ( CTR, Mùi…)
Loại bỏ da xương, máu, nước đầu, ruột, thịt cá ươn (CTR, Nước Mùi..)
Sản phẩm cụ thể Loại bỏ thịt ươn, tỉa sạch, nước thải Thịt cá ươn, bao bì không dùng, nước ngưng…. Đồ phế thải,quá hạn sử dụng, sản phẩm bị trả lại (CTR ..) Nước
Nước, hơi nước, nước đá
Qúa trình chế biến
Tươi
Đóng lạnh Vô lon
Phân loại và rửa
Chuẩn bị: làm cá đánh vảy, lấy thịt phile, bỏ
da và làm sạch ruột Làm sạch và kiểm tra Giai đoạn thành phẩm Giai đoạn đóng hộp: Đông lạnh, vô, đóng Sản phẩm đánh bắt
rắn sinh hoạt, phế thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại. Do quy mô và tính chất ngành nghề của các nhà máy là khác nhau nên khối lượng và thành phần các phế thải rắn là khác nhau. Tất cả các loại chất thải ở các công ty đều được phân loại và thu gom về kho chứa rác thải và các công ty đều hợp đồng với các đơn vị chức năng đến thu gom và xử lý.
4.3.1.1. Phế thải rắn sinh hoạt
Phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, thành phần chủ yếu là phế thải rắn thực phẩm( bánh, kẹo…), thức ăn thừa (cơm thừa, xương,…) vỏ chai, lọ (nhựa, PVC, thủy tinh,…), túi nilong,…..Do quy mô của các công ty không giống nhau nên có lượng phế thải rắn phát sinh khác nhau đáng kể nên ta có bảng số liệu thành phần và khối lượng cụ thể như sau:
Bảng 4.1. Thành phần phế thải rắn sinh hoạt củacông ty Giầy sunjade, sữa Lam Sơn, công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Đơn vị: kg/ngày
STT Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng Công ty giầy Sunjade Công ty sữa Lam Sơn Công ty thủy sản 1 Phế thải rắn thực phẩm 3.499,52 106,64 364,68 2 Thức ăn thừa 1.202,96 41,28 123,41 3 Tùi nilong 382,76 12,04 33,68 4 Vỏ chai, lọ 109,36 3,44 11,21 5 Khác (giấy, đất, …..) 273,4 8,6 28,02 Tổng 5468 172 561
Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II (2016)
Nhận xét: dựa vào bẳng số liệu 4.1 ta thấy số lượng rác sinh hoạt thải ra ở cả ba công ty do công nhân hoạt động và sinh hoạt ăn uống tại giờ ăn trưa sinh chủ yếu từ CTR thực phẩm và thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ giao động từ 62% - 65% trên tổng lượng chất thải, còn lại là túi nilong, vỏ chai, lọ có xuất hiện nhưng không đáng kể.
Nhìn vào lượng phát sinh chất thải của cả ba công ty, ta thấy lượng phát sinh chất thải của công ty Giầy Sunjade là rất lớn 5468 kg/ngày, gấp hơn 31 lần so với công ty sản xuất sữa Lam Sơn với 172 kg/ngày và gấp 10 lần đối với công ty xuất nhập khẩu thủy sản 561 kg/ngày. Do công ty giầy Sunjade có quy mô lớn với lượng công nhân viên lên tới 7800 người, còn công ty sữa Lam Sơn và công ty xuất nhập khẩu thủy sản chỉ có 245 và 800 công nhân viên.
Lượng phế thải rắn sinh hoạt này phát sinh ra các khí gây nên mùi hôi, thối, mecaptan tác động đến chất lượng không khí khu vực, gây khó chịu cho sinh hoạt của người lao động. Tuy nhiên các công ty đã thực hiện công tác thu gom bằng cách bố trí các thùng rác có nắp đậy loại 20kg hoặc 30 kg tại các nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ăn. Qua quá trình khảo sát thực tế và điều tra phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong nhà máy thì công ty có bố trí các thùng rác và phân loại tại nguồn như sau:
Phế thải rắn thông thường (vỏ túi, dựng bánh kẹo, vỏ hoa quả,..) được thu gom và đưa vào kho chứa CTR sinh hoạt.
Phế thải rắn tái chế ( túi nilon, đồ nhựa, lon đựng nước ngot, chai nhưa,….) được thu gom vè khu tập kết phế liệu của công ty.
Thức ăn thừa: nhà ăn thu gom và bán cho người dân xung quanh vùng lân cận để làm thức ăn chăn nuôi.
Cuối ngày rác của cả ba công ty sẽ được thu gom và được công ty môi trường đã ký hợp đồng đến đưa đi xử lý tại bãi rác thành phố Thanh Hóa.
4.3.1.2. Phế thải rắn trong sản xuất
Do ba công ty có quy trình và tính chất sản xuất khác nhau nên thành phần phế thải rắn sản xuất cũng khác nhau.
Công ty TNHH giầy Sunjade Việt Nam
Công ty sử dụng công nghệ tiên tiến nên toàn bộ nguyên liệu phục vụ sản xuất chủ yếu là cao su thiên nhiên đã được xử lý, chế biến với các nguyên liệu đầu vào.Trong quá trình vận hành của nhà máy phế thải rắn phát sinh ở hầu hết các công đoạn, có thành phần cụ thể như bảng 4.2.:
Nhận xét: nhìn vào số liệu bảng 4.2 ta có thể thấy thành phần phế thải rắn trong quá trình sản xuất chủ yếu là từ các mảnh da thừa, vải thừa và giấy, bao bì catton lỗi hỏng, đều có thể mang đi bán và tái chế, chiếm tỷ lệ từ 13,6% đến 41,5% tổng lượng phế thải rắn sản xuất. Ngoài ra nhà máy đã sử dụng than củi trấu nén làm nguyên liệu đốt lò hơi nên đã thải ra một lượng lớn xỉ than, chiếm tới 23,3%, còn một lượng sản phẩm lỗi chiếm tỷ lệ là 18,8% trên tổng số phế thải rắn bị loại bỏ do lỗi trong một hoặc một số giai đoạn bị loại bỏ trước khi đem ra tiêu thụ. Còn lại là kim gãy, chỉ may thừa và bụi vải chiếm một tỷ lệ không đáng kể do là vật liệu nhỏ và nhẹ.
Bảng 4.2. Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty TNHH giầy sunjade Việt Nam
STT Thành phần CTR sản xuất Khối lượng (kg/tháng) Tỷ lệ (%)
1 Mảnh vải, da thừa 9.624,9 13,6 2 Chỉ may thừa, bụi vải 867,0 1,2 3 Kim may gãy hỏng 1.060,0 1,5 4 Sản phẩm lỗi 13.317,0 18,8 5 Xỉ than lò hơi 16.465,1 23,3 6 Giấy, bao gói, catton 29.323,0 41,5
Tổng 70.657 100
Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II (2016)
a. Công ty TNHH MTV sữa Lam Sơn
Trong dây chuyền sản xuất của công ty sữa Lam Sơn, chủ yếu phát sinh ra nước thải, còn phế thải rắn chủ yếu gồm: vỏ nhựa, vỏ sữa chua, thùng giấy cacton, …sinh ra trong các khâu đóng gói, dán nhãn.
Bảng 4.3. Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty sữa Lam Sơn
STT Thành phần CTR sản xuất Khối lượng (kg/tháng) Tỷ lệ (%) 1 Vỏ nhựa lỗi, hỏng 3.968,5 19,4 2 Màng nilon (màng co) 1.227,4 6,0 3 Hộp giấy lỗi hỏng 4.768,7 23,4 4 Thùng cacton 10.473,4 51,2 Tổng 20.456 100
Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II (2016)
Nhận xét: dựa vào bảng số liệu 4.3 có thể thấy công ty sữa Lam Sơn phát sinh ra không nhiều phế thải rắn, chủ yếu là thùng cacton lỗi bị thải bỏ trong quá trình đóng hộp chiếm 51,2%, ngoài ra thì còn có vỏ hộp sữa chua bằng nhựa và
hộp giấy có bị lỗi hỏng, thải bỏ có khối lượng và kích thước nhỏ nên chỉ chiếm tỷ lệ từ 19,4 đến 24,4%. Còn lại là màng nilon, phục vụ trong quá trình co, đóng lô hộp bị lỗi hoặc vụn nhỏ dư thừa chỉ chiếm 6% trên tổng khối lượng phát sinh phế thải rắn trong quá trình sản xuất.
b. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
Công ty tiến hành thu mua nguyên liệu tại chỗ,các bạn hàng đến giao hàng tận nhà máy,nguyên liệu được thu mua tại các cơ sở nuôi trồng và đánh bắt trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Phế thải rắn sinh ra chủ yếu từ quá trình sơ chế, chế biến sản phẩm, các khâu tiếp nhận nguyên liệu.Thành phần của phế thải rắn bao gồm các chất hữu cơ giàu protit, lipit và các chất dinh dưỡng. Nguồn gốc từ động vật: đầu, da, xương vun, vỏ tôm,…Ngoài ra còn có chất rắn khó phân hủy (bao bì, nilon).
Bảng 4.4. Thành phần phế thải rắn sản xuất của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa
STT Thành phần CTR sản xuất Khối lượng (kg/tháng)
Tỷ lệ (%)
1 Phế thải rắn hữu cơ( xương, vảy cá, nội tang,…)
65.279,9
52,4 2 Sản phẩm hỏng 23.047,3 18,5 3 Màng nilon (màng co), túi PE 6.353,6 5,1 4 Tro xỉ than 11.212,2 9,0 5 Thùng cacton 18.687,0 15,0
Tổng 124.580 100
Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý II (2016)
Nhận xét: dựa vào bảng số liệu 4.4 ta thấy trong quá trình sơ chế công ty chế biến thủy hải sản phát sinh ra lượng lớn phế thải rắn hữu cơ như xương, đầu, vảy, nội tạng chiếm 52,4%, ngoài ra nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm dễ ươn bị hỏng hơn các thực phẩm khác, nếu không bảo quản lạnh đúng cách thì cá sẽ nhanh hỏng, thịt cá trở nên nhão và rời rạc, các miếng thịt cá dễ bị nát, sản phẩm hỏng sẽ góp phần làm tăng lượng thải bỏ và chiếm 18,5% tổng lượng chất thải phát sinh. Dạng phế thải này rất nhanh thối rữa và bốc mùi. Ngoài phế liệu thuỷ sản, công ty còn có thể có các thành phần phế thải rắn khác như: Giấy bao gói, túi PE, vỏ hộp cacton, vỏ thùng …từ đóng gói sản phẩm, vận chuyển, các công đoạn sản xuất chiếm từ 5,1% - 15% và một lượng tro xỉ than từ lò hơi cấp